GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Phụ nữ mang thai lấy cao răng cần lưu ý điều gì?

Phụ nữ mang bầu có lấy cao răng được không? Lấy cao răng vốn là một biện pháp giúp vệ sinh răng miệng và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ có thai, do có sự thay đổi về hormone trong cơ thể và thay đổi chế độ ăn uống. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu các thông tin về cao răng và những lưu ý khi thực hiện lấy cao răng ở phụ nữ có thai.

Tìm hiểu về cao răng

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng hoặc đường viên nướu. Sau khi ăn nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách thì các mảng bám, vụn thức ăn sẽ tích tụ tạo thành một lớp màng mỏng. Qua thời gian lớp màng mỏng này bị vôi hóa bởi muối calcium phosphate hoặc calcium cacbonate có trong nước bọt hình thành nên cao răng. Lúc này cao răng sẽ không thể chải sạch nếu chỉ dùng bàn chải thông thường mà cần đến các cơ sở nha khoa.

Cao răng là gì?

Lớp cao răng thường có màu trắng đục, vàng đục hoặc nâu và được xem là báo hiệu của quá trình tích tụ vi khuẩn trong miệng. Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cao răng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai như thế nào?

Phụ nữ mang thai thường thay đổi chế độ ăn, có xu hướng sử dụng nhiều thực phẩm hơn đặc biệt là thức ăn có nhiều gia vị để kích thích vị giác. Bên cạnh đó, tình trạng thai nghén sẽ tạo cảm giác buồn nôn, tăng acid dạ dày và làm tăng pH khoang miệng. Tất cả các nguyên nhân trên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển và gia tăng tích tụ cao răng.

Cao răng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi:

  • Tạo các bệnh răng miệng nghiêm trọng: Cao răng chính là nơi tích tụ vi khuẩn, cùng với chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng mà không làm sạch răng miệng sau ăn đã làm tăng sinh quá trình phát triển của vi khuẩn dẫn đến sâu răng. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng làm gia tăng các bệnh lý như: viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng gây đau nhứt tạo cảm giác khó chịu.
Chảy máu chân răng ở phụ nữ có thai
Chảy máu chân răng ở phụ nữ có thai
  • Ảnh hưởng đến dinh dưỡng: Các bệnh lý răng miệng làm giảm vị giác của người mang thai, khiến họ cảm thấy không ngon miệng và không ăn uống đầy đủ. Tình trạng này dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ có vấn đề về răng miệng cũng như không lấy cao răng làm gia tăng nguy cơ men răng yếu ở trẻ . Bên cạnh đó, tình trạng tiêu hóa của trẻ không ổn định và miễn dịch kém cũng liên quan đến vấn đề này.
Ảnh hưởng đến thai nhi và có nguy cơ sinh non
Ảnh hưởng đến thai nhi và có nguy cơ sinh non
  • Nguyên nhân dẫn đến sinh non: Vi khuẩn tích tụ trên các mảng cao răng ở bề mặt răng và bờ lợi làm gia tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng và tăng hormone prostaglandin gây viêm. Prostaglandin là một hormone có thể kích thích chuyển dạ, làm gia tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non sẽ có thể chất và miễn dịch kém hơn so với các trẻ khác.
Cao răng gây hôi miệng và khiến mẹ bầu tự ti
Cao răng gây hôi miệng và khiến mẹ bầu tự ti
  • Mất thẩm mỹ và gây hôi miệng: Cao răng có màu vàng đục và nâu sẽ gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác tự ti cho người mẹ. Song song đó, các vi khuẩn cư trú tại cao răng gia tăng sản sinh nên các chất có mùi hôi khiến người phụ nữ mang thai e dè, ngại giao tiếp, giảm chất lượng công việc và cuộc sống.

Phụ nữ mang bầu có lấy cao răng được không?

Nhiều người thường thắc mắc phụ nữ có bầu lấy cao răng được không? Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản, nha sĩ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dùng để tách các mảng bám ra khỏi bề mặt răng, bờ lợi và loại bỏ chúng ra khỏi khoang miệng của bạn. Đây là phương pháp nha khoa đơn giản mà mẹ bầu không cần sử dụng thuốc tê hay các thao tác tiểu phẫu khác.

Phụ nữ mang thai có nên lấy cao răng không?
Phụ nữ mang thai có nên lấy cao răng không?

Ngày nay, với sự phát triển của ngành nha khoa, nhiều cơ sở nha khoa lớn sử dụng công nghệ sóng âm để các mảng cao răng tự tách ra mà không cần tác động nhiều vào các mô quanh nướu. Vì vậy, mẹ bầu vẫn có thể thực hiện lấy cao răng định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Khi lấy cao răng cho bà bầu cần lưu ý gì?

Lấy cao răng là biện pháp cơ bản giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người mẹ. Tuy nhiên, phụ nữ có thai cũng nên lưu ý những điều sau:

Biết rõ tình trạng sức khỏe của bản thân

Phụ nữ có thai nên thăm khám thai định kỳ để biết rõ các vấn đề về sức khỏe của bản thân và nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn với tình trạng sức khỏe như hiện tại có phù hợp lấy cao răng không.

Thăm khám thai kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe
Thăm khám thai kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe

Vì lấy cao răng bằng các phương pháp thô sơ vẫn có thể gây chảy máu nướu và viêm nhiễm nên nếu người mang thai đang có tình trạng tiểu đường thai kỳ thì phải xem xét có nên lấy cao răng trong trường hợp này không.

Thời điểm lấy cao răng cho phụ nữ mang thai

Qúa trình mang thai được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu thai kỳ (tháng thứ 1 – tháng thứ 3) được xem như giai đoạn nhạy cảm nhất, đây là thời gian hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng không nên lấy cao răng vào giai đoạn này vì để tránh các nguy cơ gây tổn hại thai nhi.

Thời gian an toàn để lấy cao răng là 3 tháng giữa của thai kỳ
Thời gian an toàn để lấy cao răng là 3 tháng giữa của thai kỳ

3 tháng giữa (tháng thứ 4 – tháng thứ 6) đây là thời điểm an toàn để lấy cao răng. Quãng thời gian này không quá nhạy cảm như giai đoạn đầu, đồng thời người mẹ cũng có thể di chuyển dễ dàng hơn.

3 tháng cuối (tháng thứ 6 – tháng thứ 9) giai đoạn này bào thai đã phát triển lớn, di chuyển trở nên khó khăn và người mẹ cũng khó nằm trên các ghế nha khoa, điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi của bạn. Do đó, bạn không nên lấy cao răng trong thời gian này.

>>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh bao lâu thì nên đánh răng?

Lựa chọn cơ sở uy tín

Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở nha khoa có công nghệ kỹ thuật cao cùng với đội ngũ nha sĩ chuyên môn cao. Tại đây, các nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp thích hợp cho bạn cũng như có các biện pháp chăm sóc phù hợp nhất cho người mẹ. Việc lựa chọn nha khoa uy tín cũng đảm bảo các dụng cụ y tế được vô trùng cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo.

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn

Trong giai đoạn mang thai bạn nên hạn chế việc chụp X-quang và sử dụng các thuốc gây tê để tránh những rủi ro cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc nếu không được kê đơn và nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ thuốc gì.

Chăm sóc sau khi lấy cao răng

Mẹ bầu nên có biện pháp và sản phẩm chăm sóc răng phù hợp với bản thân trong giai đoạn thai kỳ. Bạn nền thực hiện chải răng nhẹ nhàng theo chuẩn nha khoa, chải răng 2 lần mỗi ngày và chú ý làm sạch răng sau bữa ăn bằng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn.

Chăm sóc sau khi lấy cao răng cho mẹ bầu
Chăm sóc sau khi lấy cao răng cho mẹ bầu

Oralmart khuyên bạn nên chú ý lựa chọn các sản phẩm bao gồm bàn chải, kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần dịu nhẹ giúp làm sạch và bảo vệ răng nướu một cách tốt nhất. Bạn có thể tham khảo thêm Nước súc miệng cho mẹ bầu.

Phụ nữ mang thai cũng nên xây dựng chế độ ăn phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng nhưng cũng hạn chế các thực phẩm có hại như thức ăn có quá nhiều đường, nhiều acid nhằm giúp đảm bảo sức khỏe thể chất và tình thần của bạn vừa duy trì sức khỏe răng miệng.


Lời kết

Oralmart đã giúp bạn trả lời câu hỏi phụ nữ có bầu có lấy cao răng được không. Chúng tôi cũng đã đề cấp đến các ảnh hưởng của cao răng đến thai phụ và những lưu ý khi lấy cao răng cho mẹ bầu. Nếu bạn có những thắc mắc và ý kiến đóng góp hãy cùng để lại bình luận ở phía dưới bài viết nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87