Răng bị sâu đen phải làm sao? Các phương pháp điều trị hiệu quả
Răng sâu là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau răng, mất răng, gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ răng miệng. Việc chăm sóc răng miệng và điều trị răng sâu đúng cách sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này.
Khi răng hàm của bạn gặp những vấn đề hư tổn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như răng bị sâu đen. Nếu không tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục nhanh chóng thì sớm muộn sẽ ảnh hưởng hàm sau và gây ra những tác hại xấu thêm cho răng hàm của bạn.
1. Tổng quan về sâu răng
1.1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng một hoặc nhiều vùng trên răng bị mất mô cứng, gây hư hỏng răng và có thể lan rộng sang các vùng khác trên răng. Sâu răng thường được gây ra bởi vi khuẩn trong miệng tạo thành axit, làm mất mô cứng trên răng và dẫn đến hư hỏng răng miệng.
Sâu răng là gì?
1.2. Tại sao răng bị sâu?
Răng bị sâu là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vi khuẩn trong khoang miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng nhiều thực phẩm có đường và không vệ sinh răng miệng đúng cách. Quá trình phát triển của bệnh sâu răng bao gồm hai giai đoạn:
- Tích tụ mảng bám: Đây là lớp màng dính bao phủ trên răng do thực phẩm nhiều đường, tinh bột và không vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu không được loại bỏ, máng bám sẽ cứng lại và hình thành cao răng. Đây là nơi tuyệt vời cho vi khuẩn gây hại trú ngụ và phát triển như Streptococus Mutans, Actinomyces và Lactobacillus…
- Tấn công cấu trúc răng: Các axit trong nước bọt và máng bám sẽ loại bỏ khoáng chất trong men răng, gây ra các lỗ nhỏ trên răng. Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Nếu men răng bị bào mòn, vi khuẩn và axit có thể đến lớp răng tiếp theo là ngà răng và tủy răng. Khi đó, dây thần kinh răng sẽ bị chèn ép và gây đau nhức dai dẳng.
1.3. Dấu hiệu của răng bị sâu
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi răng bị sâu:
- Cảm giác ê buốt khi ăn, uống đồ nóng, lạnh hoặc khi thay đổi môi trường đột ngột.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Răng bị ố vàng, xuất hiện các chấm đen nhỏ trên bề mặt răng.
- Răng bị nứt, vỡ.
- Răng bị sâu và đau nhức.
- Thấy lỗ trên bề mặt răng, đặc biệt là ở vùng nghiền thức ăn.
- Cảm giác đau nhói, tăng vào buổi tối.
- Nổi hạch, thân nhiệt tăng cao.
- Cảm thấy đau nhói mạnh, nghe tiếng trống trong tai, mất ngủ, gây trở ngại trong cuộc sống hàng ngày.
- Răng trở nên yếu hơn và bị lung lay.
Bề mặt răng xuất hiện các chấm đen nhỏ
2. Răng bị sâu đen phải làm sao
Hiện nay, có ba phương pháp chính được sử dụng để điều trị răng sâu tại nha khoa, bao gồm hàn trám răng, bọc răng sứ và nhổ răng. Quyết định sử dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và các bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp tối ưu cho từng trường hợp cụ thể.
2.1 Răng sâu bị vỡ có trám được không
- Tiết kiệm chi phí.
- Dễ thực hiện, thời gian nhanh chóng.
- Hiệu quả tốt, có thể ngăn ngừa vi khuẩn tấn công trở lại và bảo tồn răng gốc.
- Khôi phục chức năng ăn nhai cơ bản của răng.
- Thẩm mỹ cao bởi miếng màu có màu sắc tự nhiên như răng thật.
Trám răng là phương pháp dễ thực hiện, mang lại hiệu quả tốt
2.2 Răng sâu có bọc sứ được không
Nếu răng sâu bị hư hỏng nặng, bọc sứ có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Phương pháp này bao gồm đánh bóng răng và tạo mẫu cho răng, sau đó gửi đến phòng xử lý sứ để tạo ra bọc sứ phù hợp. Bọc sứ có thể bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài, đồng thời tạo ra một bề mặt răng bóng đẹp, tăng cường thẩm mỹ răng miệng.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Che đi khuyết điểm của răng bị đen, vàng ố hay trắng đục xấu xí.
- Bảng màu răng sứ đa dạng, phù hợp với hàm răng và làn da của bạn.
- Độ chịu lực tốt nên đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày.
- Độ bền của răng sứ cao, có thể lên tới 20 năm nếu như bạn lựa chọn những dòng răng toàn sứ.
Bọc sứ tăng cường thẩm mỹ răng miệng
2.3. Răng sâu có nên nhổ không
Nhổ răng chỉ là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Nhổ răng sẽ gây mất một răng và có thể dẫn đến các vấn đề khác về răng miệng như di chứng nha khoa, tình trạng răng lệch, khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Do đó, việc nhổ răng chỉ nên được thực hiện khi không có phương pháp điều trị nào khác được áp dụng. Cụ thể là những trường hợp dưới đây:
- Vi khuẩn gây sâu răng đã tấn công vào tủy và không thể điều trị tận gốc.
- Vi khuẩn ăn sâu vào chân răng, tấn công xương hàm.
- Chân răng sâu bị lung lay ở mức độ nghiêm trọng.
- Răng khôn bị sâu, mọc lệch và mọc ngầm.
- Răng sâu bị gãy vỡ lớn, chỉ còn lại một ít chân răng.
Răng sâu bị gãy vỡ lớn cần được nhổ bỏ
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được rõ vấn đề “Răng bị sâu đen phải làm sao? Các phương pháp điều trị hiệu quả”. Nhìn chung, phương pháp xử lý răng sâu sẽ tùy vào mức độ của bệnh lý. Do đó, bạn nên tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp tốt nhất.