GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Tìm hiểu về răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng sữa và răng vĩnh viễn là 2 hệ răng khác biệt, giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác răng sữa và răng vĩnh viễn ở trẻ em để có cách chăm sóc răng phù hợp là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu trong trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về răng sữa

6 năm đầu đời sẽ là khoảng thời gian trẻ sở hữu răng sữa. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong nhai nghiền thức ăn, thẩm mỹ và định hướng nơi mọc răng vĩnh viễn. Vậy răng sữa là gì và trình tự thay răng sữa của trẻ như thế nào? Cùng Oralmart tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!

Răng sữa là gì?

Răng sữa là hệ răng đầu tiên của trẻ, mọc lên trong giai đoạn phát triển từ 4-24 tháng tuổi, khi trẻ đang bú mẹ.

Răng sữa là gì?
Răng sữa là gì?

>> Xem thêm: Những điều lưu ý về sưng nứt lợi mọc răng ở trẻ

Thời gian và trình tự thay răng sữa của bé

Lịch mọc răng của trẻ kéo dài khoảng 2 năm, khi lên 3 tuổi, hầu hết trẻ em đều có đủ răng sữa. Trẻ nhỏ sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa và sẽ được thay thế thành 32 chiếc răng vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành. Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng. Vậy thời gian thay răng sữa của trẻ là khi nào?

Thời gian thay răng sữa của bé

Khoảng 5 hoặc 6 tuổi chính là thời gian bé thay răng sữa. Lúc này, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, tuổi thay răng của các trẻ không hoàn toàn giống nhau, có trẻ có thể bắt đầu thay răng khi 4 tuổi, cũng có thể khoảng 7- 8 tuổi. Đa phần, các bé gái sẽ thay răng sớm hơn các bé trai và chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên được thay thường là răng cửa hàm dưới.

Có một lưu ý nếu trẻ thay răng quá sớm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám nha sĩ. Vậy sau trình tự mọc đầy đủ răng sữa, thứ tự thay răng sữa của trẻ sẽ diễn ra như thế nào?

Trình tự thay răng sữa ở trẻ

Trình tự thay răng sữa của trẻ thường đi theo thứ tự sau:

Độ tuổi thay răng sữaThứ tự thay răng sữa
Trẻ từ 6 – 7 tuổiThay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới
Trẻ từ 6 – 7 tuổiThay 2 răng cửa giữa ở hàm trên
Trẻ từ 7 – 8 tuổiThay 2 răng cửa hàm trên
Trẻ từ 7 – 8 tuổiThay 2 răng cửa hàm dưới
Trẻ từ 9 – 11 tuổiThay 2 răng hàm trên thứ nhất
Trẻ từ 9 – 11 tuổiThay 2 răng hàm dưới thứ nhất.
Trẻ từ 10 – 12 tuổiThay 2 răng nanh hàm trên.
Trẻ từ 9 – 12 tuổiThay răng nanh hàm dưới.
Trẻ từ 10 – 12 tuổiThay 2 răng hàm dưới thứ 2.
Trẻ từ 10 – 12 tuổiThay 2 răng hàm trên thứ 2. 

Khoảng 13 tuổi, hầu hết trẻ em đã có 28 chiếc răng vĩnh viễn. Những chiếc răng hàm thứ ba, được gọi là răng khôn, nó xuất hiện vào cuối độ tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi, nhưng đôi khi chúng có thể mọc muộn hơn.

Răng sữa có vai trò như thế nào đối với trẻ em?

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng răng sữa sẽ rụng đi nên không mấy quan tâm chăm sóc chúng. Điều này chưa đúng. Cùng Oralmart nhìn lại vai trò quan trọng của răng sữa để biết cách làm sao để bé thay răng đẹp mà bấy lâu nay nhiều phụ huynh đã bỏ quên nhé!

Khi răng sữa dần mọc lên, nó sẽ giúp kích thích xương hàm phát triển một cách đều đặn để dần hoàn thiện khung xương hàm.

Răng sữa có tác dụng kích thích xương hàm phát triển một cách đều đặn
Răng sữa có tác dụng kích thích xương hàm phát triển một cách đều đặn

Thêm vào đó, răng sữa hiện diện như một vật giữ chỗ cho răng vĩnh viễn, giữ đủ chiều rộng để răng vĩnh viễn mọc thuận lợi.

Vị trí của răng sữa sẽ giữ chỗ cho răng vĩnh viễn
Vị trí của răng sữa sẽ giữ chỗ cho răng vĩnh viễn

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu khi tập ăn, trẻ sẽ dùng răng sữa hỗ trợ quá trình nghiền thức ăn.

Răng sữa hỗ trợ quá trình nghiền thức ăn
Răng sữa hỗ trợ quá trình nghiền thức ăn

Nếu nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến quá trình phát triển của xương hàm không toàn diện. Điều này khiến các răng sữa còn lại sẽ bị xô lệch dẫn đến răng trưởng thành mọc lệch, mọc không đúng vị trí vì thiếu chỗ. Điều này làm ảnh hưởng nguy cơ khi trẻ trưởng thành có khuôn miệng bị lệch lạc khớp cắn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Trong giai đoạn răng sữa, phụ huynh nên chăm sóc răng miệng thật kỹ cho trẻ. Đặc biệt, chọn loại bàn chải phù hợp để trẻ tập được thói quen thoải mái khi chải răng.

Tìm hiểu về răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn là răng nào?

Răng vĩnh viễn là những chiếc răng không thể thay thế, chúng mọc lên sau khi các răng sữa đã tự rụng đi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần chủ động nhổ răng sữa để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đều và đẹp hơn.

Như vậy, sau quá trình mọc răng vĩnh viễn thì hàm răng sẽ hoàn thiện. Mặc dù răng vĩnh viễn mọc lên thay thế tương xứng với các răng sữa nhưng các răng hàm số 6,7,8 chỉ mọc một lần duy nhất tại thời điểm thay răng. Tức là số lượng răng vĩnh viễn mọc lên sẽ nhiều hơn số răng sữa trước đó.

Răng vĩnh viễn là răng nào?
Răng vĩnh viễn là răng nào?

Răng vĩnh viễn có bao nhiêu chiếc?

Số lượng răng vĩnh viễn tại thời điểm thay răng hoàn tất là 28 chiếc bao gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 16 răng hàm. Khi đến độ tuổi trưởng thành 17 – 25 tuổi, con người có thể mọc thêm 1, 2, 3 hoặc 4 chiếc răng hàm số 8, còn được gọi là răng khôn.

Như vậy, số lượng răng vĩnh viễn tối đa ở một người là 32 chiếc răng và tối thiểu là 28 chiếc răng vĩnh viễn, trừ trường hợp thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng mọc ngầm. Để hiểu rõ hơn về số lượng các răng vĩnh viễn bạn có thể theo dõi hình ảnh sơ đồ răng vĩnh viễn dưới đây. 

Mối liên quan giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Mặc dù răng vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa đã rụng đi nhưng vẫn có một mối liên hệ đặc biệt. Sự tồn tại của răng sữa sẽ tác động trực tiếp đến quá trình răng vĩnh viễn mọc sau này. Ngược lại, mầm răng vĩnh viễn ở dưới sẽ tạo áp lực, thúc đẩy chân răng sữa tiêu dần, lung lay và rụng đi.

Thông thường răng vĩnh viễn sẽ mọc lên ở vị trí tương ứng với răng sữa vừa rụng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp răng vĩnh viễn mọc ở xa vị trí răng sữa mà nó thay thế, có thể là răng mọc ngầm, răng mọc lẫy. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, khiến hàm răng lệch lạc, chen chúc gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

Răng vĩnh viễn thường mọc lên vị trí tương ứng răng sữa vừa rụng
Răng vĩnh viễn thường mọc lên vị trí tương ứng răng sữa vừa rụng

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác như thiếu răng bẩm sinh, sâu răng hay làm mất răng sữa sớm do chấn thương cũng dẫn đến răng mọc sai lệch. Các răng sữa bên cạnh hoặc răng vĩnh viễn khác có thể mọc nghiêng về vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ khoảng trống để mọc lên khiến răng bị mắc kẹt hoặc mọc chen chúc với các răng khác.

Làm sao phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn?

Bạn có thể dựa vào những yếu tố dưới đây để phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn:

1. Yếu tố màu sắc răng

Răng sữa thường có màu trắng đục còn răng vĩnh viễn lại trong hơn và hơi ngả sang màu vàng. Sở dĩ có điều này là do thành phần vô cơ trong răng sữa ít hơn so với răng vĩnh viễn.

2. Yếu tố cấu trúc men răng và ngà răng

Ở răng sữa, lớp men răng và ngà răng thường rất mỏng. Đặc biệt là phần men răng chỉ khoảng 1mm trong khi lớp men răng ở răng vĩnh viễn là 2mm – 3mm.

Đặc biệt, tế bào ngà răng sữa có độ cứng kém, không có dây thần kinh cảm giác và buồng tủy lớn, Vì vậy mà răng sữa có tỷ lệ sâu răng cao hơn. Và khi bị sâu răng, tốc độ tiến triển diễn ra tương đối nhanh chóng.

3. Yếu tố số lượng răng

Số lượng răng sữa sau khi mọc hoàn tất sẽ có 20 cái bao gồm: 4 răng cửa giữa sữa, 4 răng cửa bên sữa, 4 răng nanh sữa và 8 răng cối sữa.

Còn ở hệ răng vĩnh viễn mỗi người sẽ có 28 – 32 chiếc răng bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 8 – 12 răng cối lớn.

4. Yếu tố hình dáng

Thân răng sữa trông “mập’ hơn so với răng vĩnh viễn vì răng sữa có tỷ lệ chiều ngang lớn hơn so với chiều cao của thân răng. Ngoài ra, chân răng hàm sữa thường không thẳng như chân răng hàm vĩnh viễn mà có xu hướng dang rộng. Chân răng hàm sữa tách nhau gần ở cổ răng, càng về phía chóp thì càng tách xa.

Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn
Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn

Lưu ý chăm sóc răng sữa và quá trình thay răng của bé

Nắm rõ trình tự thay răng và hiểu cơ bản sự phát triển xương hàm qua những thông tin Oralmart cung cấp, ba mẹ cũng hiểu rõ cách chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi. Hơn nữa, ba mẹ cần theo dõi sát sao từng chiếc răng và cho con được đến gặp nha sĩ kịp thời.

Vậy ba mẹ cần phải lưu ý những gì để trong quá trình này có thể đồng hành cùng con có một hàm răng vĩnh viễn đều, đẹp, khoẻ? Cùng Oralmart tìm hiểu phần dưới đây.

1. Nhắc bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Làm sao để bé thay răng đẹp? Một yếu tố quyết định hàm răng có đẹp hay không chính là độ sáng bóng và chắc khỏe của răng. Vì vậy, để có một hàm răng đẹp, cha mẹ nên nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, sữa và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng của bé sẽ gây ra mảng bám trên răng, khiến răng ố vàng, có thể dẫn đến mòn răng ở trẻ.

Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ
Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ

Để răng miệng khỏe mạnh, cha mẹ nên cho bé đánh răng 2 lần/ngày – sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Đảm bảo trẻ đánh răng đủ 2 phút/lần, bao gồm:

  • Chải xung quanh các bề mặt răng bên trong, nơi răng tiếp xúc với nướu và cả bề mặt nhai trên cùng
  • Ở mặt trước của răng, chải xung quanh bề mặt bên ngoài răng, gần với nướu.

Sau khi ăn xong, cha mẹ có thể cho bé dùng chỉ nha khoa để lấy đi phần thức ăn thừa bám ở kẽ răng. Sau đó, cha mẹ nên cho bé súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng.

2. Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cho trẻ

Làm sao để bé thay răng đẹp? Cha mẹ nên cho bé sử dụng bàn chải đánh răng trẻ em. Loại chuyên dùng cho trẻ sẽ có thiết kế đầu bàn chải nhỏ hơn, lông mềm, mịn nhưng vẫn phải đảm bảo chải được sạch mảng bám. Thay bàn chải thường xuyên sau 3 tháng để hạn chế vi khuẩn bám trên lông bàn chải gây ra các bệnh về nướu răng.

Cần mua cho bé loại kem đánh răng dành cho trẻ em. Loại kem đánh răng này thường chứa ít fluoride hơn loại dành cho người lớn vì những nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em do vô tình nuốt phải quá nhiều fluoride.

Bên cạnh đó, kem đánh răng dành cho trẻ em có mùi vị phù hợp với sở thích ăn kẹo của trẻ nhỏ, khiến trẻ thích thú với việc đánh răng mỗi ngày hơn.

Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em
Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em

3. Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ

Dù cha mẹ có làm nhiều cách để giúp cho bé thay răng trắng đẹp nhưng không hiểu vì sao răng bé vẫn cứ bị sâu. Nguyên nhân có thể do bé đã ăn quá nhiều các loại thức ăn, đồ uống có đường như kẹo, bánh ngọt, soda, nước hoa quả, đồ uống thể thao và có tính acid.

Bé bị sâu răng là do đường trong các loại bánh kẹo giúp các vi khuẩn trong răng bé tiết ra nhiều acid hơn, làm mòn men răng và khiến răng bị đen.

Nên hạn chế đồ ăn nhiều đường trong chế độ ăn của trẻ
Nên hạn chế đồ ăn nhiều đường trong chế độ ăn của trẻ

Lời kết

Nhìn chung, qua những thông tin Oralmart đã đề cập, răng sữa và răng vĩnh viễn có vai trò tác động hỗ trợ qua lại với nhau. Vì vậy, nhằm đồng hành cùng con trong quá trình sở hữu hàm răng vĩnh viễn khỏe đẹp, ba mẹ hãy xây dựng những thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ giờ nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87