Độ tuổi trẻ bị sâu răng cao nhất chính là giai đoạn 4-12 tuổi. Nhưng rất nhiều phụ huynh quan niệm rằng răng sữa không quan trọng nên không cần quan tâm đến các vấn đề sâu răng ở giai đoạn này. Thực tế nếu răng sữa gặp vấn đề nếu không trị triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng vĩnh viễn sau này. Vậy khi răng trẻ bị sâu, có nên trám răng hay không?
Răng sữa có vai trò cực kỳ quan trọng. Động tác ăn nhai, cắn thức ăn kích thích xương hàm phát triển. Nếu mất răng, bé nuốt trọng, xương hàm không phát triển dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Ngoài ra răng sữa cũng là mắc xích quan trọng tỏng hệ thống phát âm của trẻ bên cạnh lưỡi, họng, dây thanh quản…Nếu thiếu răng giai đoạn này, trẻ sẽ không thể phát âm tròn tiếng.
Răng sữa sâu nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh, tấn công vào men răng gây tổn thương nghiêm trọng, nguy hiểm hơn là viêm tủy, chết tủy, đến lúc này trường hợp xấu nhất là nhổ bỏ. Nếu nhổ bỏ, răng sữa xem như mất sớm có nguy cơ dẫn tới sự lệch lạc trong việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
Vì thế nếu răng trẻ bị sâu cần cân nhắc điều trị trước khi phải nhổ bỏ. Trường hợp răng sâu nặng nhưng vẫn có thể giữ lại thì việc trám răng là giải pháp thích hợp cho trẻ. Răng sữa giữ vai trò vô cùng quan trọng, đừng vì xem thường chúng mà đưa ra quyết định nhổ bỏ một cách vội vàng nhé!
Để tăng tính hiệu quả cho việc trám răng trẻ em, phụ huynh cần kiểm tra răng trẻ thường xuyên, đến nha sĩ khám định kỳ mỗi 6 tháng/1 lần để theo dõi tiến triển thay răng của trẻ cũng như phát hiện những lỗ sâu mới kịp thời điều trị.
Sau khi điều trị sâu răng cho trẻ bằng biện pháp trám răng, phụ huynh cần chăm sóc răng trẻ thật kỹ. Cho trẻ đánh răng mỗi ngày 2 lần để tạo thói quen vệ sinh răng miệng. Đối với những trẻ nhỏ, chưa thể nhổ bọt, phụ huynh không cần dùng kem chải răng có nồng độ cao vì sẽ tổn hại răng trẻ.
Đặc biệt, để trẻ thích thú trong việc chải răng, mẹ nên chọn loại bàn chải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bàn chải đánh răng Tepe Select Compact là sự lựa chọn thông minh cho bé ở độ tuổi 6-12 tuổi, đây là giai đoạn bé dễ bị sâu răng nhất. Với thiết kế nhỏ gọn, đầu bàn chải nhỏ có thể vào sâu vùng răng khó chải tới, mảng bám sẽ chẳng còn là thách thức của bé.
Chải răng thật kỹ sau mỗi bữa ăn giúp hạn chế tối đa tình trạng răng sâu ở trẻ. Giai đoạn này, trẻ không ý thức được cần phải bảo vệ răng, vì thế phụ huynh cần theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn bé chải răng đúng cách và đúng giờ, tạo thói quen hằng ngày cho trẻ để không phải đến nha sĩ trám răng. Mẹ nhé!