GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Bệnh viêm nướu và những điều cần biết

Viêm nướu răng là tình trạng rất phổ biến và có thể dẫn đến những vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. Trong bài viết này, Oralmart sẽ giới thiệu về bệnh viêm nướu, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa.

Viêm nướu răng là gì?

Nướu có nhiệm vụ ôm sát răng để bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới, ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu lành mạnh thường săn chắc và có màu hồng san hô. Khi có bệnh nha chu, nướu sẽ thay đổi kéo thai tình trạng đau và sưng, viêm.

Viêm nướu là tình trạng chung khi mô mềm và xương xung quanh răng bị viêm và xuất hiện những dấu sưng đỏ, có mảng bám và rất dễ chảy máu ở nướu. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ: Hơn 46% người trưởng thành mắc bệnh về nướu.

Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến tổn thương răng và xương và dẫn đến mất răng. Viêm nướu cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim và đột quỵ.

Bệnh viêm nướu răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Bệnh viêm nướu răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Nguyên nhân gây viêm nướu

Nguyên nhân gây viêm nướu thường gặp nhất là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các mảng bám bao gồm chủ yếu là vi khuẩn sẽ hình thành trên răng. Nếu các mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ trong giai đoạn đầu thì sẽ tạo thành vôi răng (cao răng). Các mảng bám và cao răng tích tụ tạo điều kiện thuận lợi kích thích vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu.

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chính gây bệnh
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chính gây bệnh

Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khác như:

  • Sử dụng thuốc lá.
  • Những thay đổi nội tiết tố của phụ nữ mang thai hay sau khi sinh.
  • Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư,… khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng dẫn tới viêm nướu.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… là nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến viêm nướu
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến viêm nướu

Phân biệt giữ viêm nướu và viêm nha chu

Do có nguyên nhân và triệu chứng khá giống nhau nên nhiều người lầm tưởng viêm nướu và viêm nha chu là một. Nhưng thực chất viêm nướu chính là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu.

Tiêu chíViêm nướuViêm nha chu
Biểu hiệnNướu bị kích ứng, đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu.
Có thể đi kèm tụt nướu, nướu nhạy cảm.
Tiêu xương ổ răng, túi nha chu bị chảy mủ, răng lung lay suy yếu, hơi thở có mùi hôi. Biểu hiện cuối cùng là mất răng.
Hậu quảNướu đau nhức dẫn đến viêm nha chu. Phá hủy mô mềm, làm lộ chân răng. Cuối cùng có thể bị mất răng.
Nguyên nhânChủ yếu do mảng bám răng và vệ sinh răng miệng kém. Do viêm nướu kéo dài.
Điều trịĐiều trị dễ dàngĐiều trị tốn kém và phức tạp hơn.
Phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu
Phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu

Triệu chứng của viêm nướu răng

Bệnh viêm nướu thường ít khi đau, vì vậy người bệnh thường bỏ qua triệu chứng này dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Oralmart sẽ liệt kê cho bạn một vài biểu hiện và triệu chứng có thể xảy ra:

  • Sưng và đau: Mô nướu bị viêm sưng và đau khi chạm vào. Đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn đánh răng hoặc ăn uống.
  • Chảy máu chân răng: Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, có thể nhận biết qua màu đỏ hoặc hồng trên bàn chải hay chỉ nha khoa.
  • Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn tích tụ trong miệng có thể gây ra mùi hôi miệng khi bạn hít thở.
  • Lộ răng: Nếu viêm nướu tiến triển nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến mất xương và mô nướu, làm cho răng bị lộ ra, ê buốt răng và răng dễ bị lung lay hoặc rụng.
  • Lỏng răng: Viêm nướu dẫn đến mất xương, khiến răng của bạn trở nên lỏng.
  • Màu sắc nướu răng bị thay đổi: Mô nướu bị viêm chuyển từ một màu hồng khỏe mạnh sang nâu sẫm đỏ.
  • Loét miệng: Nếu tình trạng này liên tục tái diễn, khả năng cao là vi khuẩn răng miệng gây ra nhiệt miệng
Viêm nướu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa

Chảy máu nướu là một trong những dấu hiệu của viêm nướu

Những triệu chứng này có thể xuất hiện dần dần và trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

10 cách chữa trị viêm nướu tại nhà

Viêm nướu là bệnh lý nha khoa phổ biến, nó không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, điều trị viêm nướu là việc vô cùng cần thiết. Việc chữa trị viêm nướu sớm là rất quan trọng để tránh tình trạng trầm trọng và giảm nguy cơ mất răng. Bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nha khoa để được tư vấn chính xác và phù hợp nhất cho trường hợp của mình.

1. Sử dụng nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn và hạn chế tình trạng viêm phát triển. Không những thế, súc miệng nước muối còn góp phần giúp loại bỏ mảng bám.

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha 1/2 thìa cà phê muối biển- muối chứa hàm lượng khoáng chất cao, với 300 ml nước rồi khuấy đều cho đến khi muối tan hết, sau đó súc miệng với dung dịch này 2 – 3 lần/ ngày.

Sử dụng nước muối để sát khuẩn và hạn chế viêm
Sử dụng nước muối để sát khuẩn và hạn chế viêm

2. Sử dụng nha đam

Nha đam có khả năng xoa dịu sưng tấy, giảm viêm và hỗ trợ lành thương, ngoài ra nó còn có tác dụng kháng vi khuẩn, kháng virus và ức chế nấm men mạnh mẽ. Phương pháp này không những cải thiện được tình trạng sưng, viêm, chảy máu mà còn tăng cường độ chắc khỏe cho răng miệng.

Bạn có thể thoa trực tiếp nha đam lên vùng bị sưng viêm 3 – 5 phút rồi súc miệng với nước lọc. Hoặc súc miệng với nước nha đam đun sôi để nguội một ngày 2 – 3 lần, 30 giây một lần.

Nha đam có khả năng giảm viêm và hỗ trợ lành thương
Nha đam có khả năng giảm viêm và hỗ trợ lành thương

3. Sử dụng túi trà

Trong trà có chứa acid tannic được sử dụng để làm dịu triệu chứng sưng, viêm của nướu. Bạn cần đặt túi trà lên vùng nướu đang bị sưng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt chỉ sau 5 phút.

Túi trà chứa acid tannic làm giảm triệu chứng sưng, viêm
Túi trà chứa acid tannic làm giảm triệu chứng sưng, viêm

4. Sử dụng mật ong

Mật ong là một chất kháng khuẩn, có thể tăng khả năng chữa lành vết thương và đồng thời giảm đau, sưng viêm. Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ mật ong, thoa lên vùng nướu bị sưng sau khi đã đánh răng xong, mật ong sẽ sát khuẩn và làm cho vết sưng dịu đi nhanh chóng.

Mật ong là chất kháng khuẩn, tăng khả năng chữa lành vết thương
Mật ong là chất kháng khuẩn, tăng khả năng chữa lành vết thương

5. Sử dụng chanh

Chanh chứa hàm lượng vitamin C khá dồi dào, giúp kháng viêm, sát khuẩn vô cùng tốt. Đồng thời, vitamin C trong chanh cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể ngăn ngừa các loại bệnh khác tấn công.

Sử dụng chanh để kháng viêm, sát khuẩn
Sử dụng chanh để kháng viêm, sát khuẩn

6. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa chứa acid lauric – acid béo có khả năng tiêu diệt nấm men, virus và vi khuẩn, vì thế nó hạn chế được tình trạng viêm nướu và cân bằng được môi trường sinh lý khoang miệng, giúp duy trì hàm răng chắc khỏe.

Bạn cần pha 1 thìa cà phê dầu dừa vào 300 ml nước ấm và khuấy đều, sau đó súc miệng bằng dung dịch này trong 1 – 2 phút, và thực hiện vệ sinh răng miệng sau 15 phút.

Dầu dừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus
Dầu dừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus

7. Lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn, virus, nấm men mạnh mẽ, vì thế nó thường xuyên được dùng trong việc kiểm soát tình trạng viêm.

Bạn cần giã nát, lấy nước cốt từ 2 – 3 lá trầu không đã rửa sạch, tiếp theo hòa cốt trầu không với 300ml nước và súc miệng với dung dịch này. Lưu ý, bạn cần súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng.

Lá trầu không được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm
Lá trầu không được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm

8. Sử dụng đinh hương

Đinh hương là một chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau.

Bạn cần nhai và ngậm nụ đinh hương trong 2 – 3 phút, sau đó nhổ bã và súc miệng lại bằng nước. Ngoài ra, để điều trị viêm nướu răng, bạn cũng có thể súc miệng với dung dịch tinh dầu đinh hương pha cùng nước ấm mỗi ngày 2 – 3 lần.

Nụ đinh hương được dùng để điều trị viêm nướu răng
Nụ đinh hương được dùng để điều trị viêm nướu răng

9. Sử dụng gừng

Gừng có tác dụng giảm viêm và sưng hiệu quả. Bạn cần giã nát và lấy nước cốt từ 1 củ gừng, hòa nước cốt gừng với 300 ml nước sôi để nguội và 1/2 thìa cà phê muối biển rồi khuấy đều. Súc miệng bằng dung dịch thu được đều đặn 2 lần một ngày giúp bạn giảm tình trạng viêm nướu hiệu quả.

Gừng có tác dụng giảm viêm và sưng hiệu quả
Gừng có tác dụng giảm viêm và sưng hiệu quả

10. Sử dụng tỏi

Tỏi có chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, bạn cần giã nát tỏi với một ít muối và đắp lên vùng sưng, viêm trong 3 – 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.

Tỏi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn
Tỏi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn

Cách phòng ngừa viêm nướu

1. Biện pháp phòng ngừa

Biện pháp phòng ngừa tích cực nhất của bệnh viêm nướu là có một chế độ chăm sóc răng miệng tích cực và đều đặn:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cáchChải răng đúng cách và sử dụng bàn chải đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Tránh ăn uống quá nhiều đồ ngọt, béo và uống nhiều nước để giúp loại bỏ độc tố và tăng cường sức đề kháng.
  • Sử dụng nước súc miệng: Để làm sạch vi khuẩn, giảm sưng tấy và tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải kẽ, máy tăm nước, chỉ nha khoa: Để vệ sinh những vùng khó làm sạch trong miệng. Ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám.
  • Massage nướu răng nhẹ nhàng: Để loại bỏ đau răng và xoa bóp để tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu giúp chữa bệnh.
  • Chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, không làm tổn thương đến răng miệng: không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Sử dụng bàn chải kẽ để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng
Sử dụng bàn chải kẽ để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng

Ngoài ra, các nha sĩ sẽ sử dụng một vài phương pháp khác để điệu trị viêm nướu răng như:

  • Sử dụng thuốc uống hoặc thuốc xịt miệng: Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc trị viêm, thuốc tác dụng trực tiếp lên nướu có thể được sử dụng để giảm sưng tấy và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Điều trị phẫu thuật: Nếu viêm nướu nghiêm trọng và gây mất xương, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các mảng vi khuẩn tích tụ và phục hồi xương hàm.
  • Điều trị các bệnh răng miệng khác: Điều trị các bệnh răng miệng như răng sâu, răng ố vàng, vỉa hè, nha chu,… vì chúng có thể gây ra viêm nướu.
Nha sĩ sẽ điều trị phẫu thuật khi tình trạng viêm nướu nghiêm trọng
Nha sĩ sẽ điều trị phẫu thuật khi tình trạng viêm nướu nghiêm trọng

2. Sản phẩm chăm sóc, bảo vệ nướu răng VITIS Gingival

VITIS là một thương hiệu mới, được nhiều người biết đến tại Tây Ban Nha. Đây là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng từ các loại sản phẩm thông dụng cho đến chuyên dụng cho người dùng. Nhờ vào quá trình nghiên cứu lâu dài cùng sự phát triển các công nghệ độc quyền.

Trong VITIS Gingival chứa:

  • Cetylpyridinium Chloride (CPC): Một chất kháng khuẩn phổ rộng dùng trong nha khoa giúp giảm hình thành màng sinh học, loại bỏ vi khuẩn và kiểm soát hình thành mảng bám. CPC còn chống lại các độc tố gây viêm do vi khuẩn tiết ra, ngăn ngừa viêm nướu.
  • Pro-vitamin B5: Giảm các triệu chứng sưng viêm, bảo vệ và phục hồi nướu răng.
  • Zinc Lactate: Giúp giảm chảy máu chân răng, tăng cường tác dụng chống nhiễm khuẩn của Cetylpyridinium Chloride.
  • Ngoài ra còn có sodium flouride trong kem đánh răng: hỗ trợ tăng cường và phục hồi men răng.

Dòng sản phẩm này dành cho mọi đối tượng người sử dụng, đặc biệt là những người có nướu răng nhạy cảm, có khả năng mắc phải bệnh viêm nướu, bao gồm phụ nữ có thai, những bệnh nhân tiểu đường, bị chứng ức chế sự miễn dịch, hay những người nghiện thuốc lá, những bệnh nhân đang được điều trị với thuốc chống đông máu, những người đang bị chấn thương y khoa.

  • Kem đánh răng VITIS Gingival: Là sản phẩm dùng hằng ngày để cải thiện sức khỏe của nướu răng, ngừa bệnh về nướu cho những người có nguy cơ cao và giúp men răng chắc khỏe hơn.
  • Nước súc miệng VITIS Gingival: Có tác dụng làm giảm sự hình thành các mảng bám, kháng khuẩn, bảo vệ và hồi phục nướu.
VITIS Gingival chăm sóc và bảo vệ nướu răng hằng ngày
VITIS Gingival chăm sóc và bảo vệ nướu răng hằng ngày

Lời kết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart. Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đã có đầy đủ thông tin về bệnh viêm nướu răng, nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu bạn có ý kiến cần đóng góp, hãy comment xuống bên dưới cho chúng tôi biết nhé!

Đánh giá bài viết
0901 87 69 87