Cẩm nang nha khoa
-
- Danh mục sản phẩm
- Danh mục điều trị
- Thương hiệu
- Liên hệ
- Đăng nhập
- Hotline: 028 7303 6878
Khô miệng đã được chứng minh là có ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung của con người. Vậy khô miệng do đâu mà có, có thể điều trị được không?
Thiếu nước bọt sẽ làm cho da ở trong và xung quanh miệng trở nên khô, môi trở nên nứt nẻ. Ở khóe miệng có thể có vết loét; Lưỡi khô và sần sùi; khả năng nuốt và nói chuyện cũng có thể bị ảnh hưởng.
Có hơn 400 loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, bao gồm cả những thuốc không cần bán theo đơn để chữa dị ứng và cảm lạnh. Những thuốc bán theo đơn điều trị tăng huyết áp, bàng quang tăng hoạt, và thuốc tâm thần cũng có thể gây khô miệng. Xạ trị có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, hóa trị có thể làm cho tuyến nước bọt phì đại và làm miệng bị khô.
Tổn thương thần kinh do chấn thương vùng đầu cổ có thể dẫn tới khô miệng. Một số dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa não và tuyến nước bọt, nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ không nhận được tín hiệu sản xuất nước bọt nữa.
Khô miệng có thể bắt nguồn từ một tình trạng bệnh lý đặc biệt gọi là hội chứng Sjogren. Đây là một hội chứng tự miễn, trong đó bạch cầu sẽ tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt. Những bệnh nhân mắc đái tháo đường và HIV cũng có thể bị khô miệng.
Có rất nhiều lí do để bỏ thuốc lá, trong đó có khô miệng. Bản thân hút thuốc lá không gây khô miệng, nhưng nó lại khiến cho tình trạng khô miệng vốn có tồi tệ hơn.
3. Ảnh hưởng của khô miệng với cơ thể
Khi miệng ở tình trạng có rất ít hoặc không có nước bọt sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Nước bọt giúp cơ thể cảm nhận mùi vị và tiêu hóa khi ăn uống. Nước bọt làm sạch thức ăn dư thừa còn mắc lại ở răng và làm giảm mức acid giúp ngăn ngừa hỏng men răng.
Do thiếu nước bọt làm sạch những mảnh thức ăn còn sót lại, hơi thở của những người khô miệng thường có mùi khó chịu. Nếu là phụ nữ tô son môi, răng có thể dính đầy son bởi không có đủ nước bọt để làm trôi nó đi. Khô miệng cũng có thể gây dị cảm trong họng.
Hãy thăm khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu như đang mắc phải tình trạng khô miệng, đặc biệt là khô miệng kéo dài. Nếu không bị khô miệng do tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, rất có thể có một bệnh lý nào đó đang diễn ra mà chưa được phát hiện, như hội chứng Sjogren hay đái tháo đường chẳng hạn.
Thiếu nước bọt sẽ gây hại lớn tới răng. Nên sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng đều đặn mỗi ngày; súc miệng với dung dịch sát khuẩn cũng rất hữu hiệu. Thường xuyên uống nước trong ngày để cơ thể luôn đủ nước.