Hôi miệng là tình trạng phổ biến nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng nhiều đến sự tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Vậy nguyên nhân hôi miệng do đâu và cách cải thiên tình trạng này như thế nào? Cùng Oralmart giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Các nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng
Có đến 45% dân số mắc chứng hôi miệng, đây chẳng còn là vấn đề hiếm gặp mà đang dần trở thành bệnh lý về răng miệng phổ biến. Có các nguyên nhân thương gặp gây ra tình trạng hôi miệng như:
Sâu răng
Hôi miệng do sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này là do các acid sinh ra bởi vi khuẩn trong mảng bám, acid phá vỡ men răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các cấu trúc của răng tạo thành những ổ sâu. Các vi khuẩn trong ổ sâu dần phát triển nhanh chóng, lan rộng ra toàn khoang miệng gây nên mùi hôi khó chịu.
Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Đây được coi là nguyên nhân thường gặp nhất nhưng cũng dễ cải thiện nhất. Nhiều trường hợp thắc mắc tại sao đánh răng thường xuyên vẫn hôi miệng. Thực tế, mảng bám vi khuẩn tích tụ trên lưỡi chiếm đến gần 50%, tại lưỡi sẽ sản sinh các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC) gây hôi miệng.
Nếu chăm sóc răng miệng không tốt, các mảng bám thức ăn sẽ tích tụ ở chân răng và sâu trong kẽ răng. Sau đó, các mảng bám sẽ kết hợp với vi khuẩn tấn công men răng và có thể gây mùi hôi khi bị phân giải bởi vi khuẩn trong miệng.
Ngoài ra, việc biết cách chăm sóc răng miệng tốt ngoài ngăn ngừa tình trạng hôi miệng còn thể ngăn ngừa được các bệnh khác như bệnh nấm lưỡi, nấm miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng, bệnh nha chu,…
Sử dụng thuốc lá
Người có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc nghiện thuốc lá sẽ thường có hơi thở rất nặng mùi và dai dẳng khó có thể khử mùi được. Nó gây hôi miệng chủ yếu do các thành phần hóa học có trong thuốc lá và tác động của thuốc lá lên hệ thống hô hấp và khoang miệng. Dưới đây là một số lý do cụ thể:
- Hợp chất khói: Thuốc lá chứa nhiều hợp chất hóa học như nicotine, các chất hơi, nhựa và các hợp chất lưu huỳnh. Khi bạn hút thuốc lá, những hợp chất này sẽ đi vào vào hệ thống hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc miệng và họng. Hợp chất này có thể dẫn đến mùi hôi trong miệng.
- Tác động tiêu cực lên nướu và răng: Thuốc lá gây hại cho sức khỏe răng miệng. Việc hút thuốc lá thường xuyên có thể gây viêm nướu, mất khoáng, gây hôi miệng. Các chất hóa học trong nó có thể tác động tiêu cực lên nướu, gây viêm nướu và làm mất cân bằng vi khuẩn trong miệng, dẫn đến mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
- Mất cân bằng vi khuẩn: Hút thuốc lá nhiều sẽ làm mất cân bằng hệ thống vi khuẩn trong miệng. Một số vi khuẩn trong miệng có khả năng chuyển đổi nicotine thành các hợp chất có mùi hôi.
- Khô miệng: Thành phần nicotine trong thuốc lá là một chất kích thích và có thể làm giảm lượng nước bọt. Khi lượng nước bọt giảm đi, miệng sẽ trở nên khô, và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Ăn nhiều thức ăn có mùi nặng
Việc hơi thở có mùi còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và thức ăn bạn tiêu thụ mỗi ngày. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng hoặc bỏ bữa không hợp lý khiến hơi thở hôi.
Thêm vào đó, các loại gia vị trong thức ăn hằng ngày như hành tỏi có chứa rất nhiều hợp chất lưu huỳnh tạo mùi hương đặc trưng. Hợp chất này được tích trữ sau khi ăn và trong hệ tiêu hóa, hợp chất allyl methyl sulfide không được chuyển hóa nên mùi vị trở ngược lại dẫn đến hôi miệng.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến hôi miệng. Các nhóm thuốc điều trị dị ứng kháng Histamin, thuốc an thần, thuốc thần kinh có tác dụng làm giảm sản xuất nước bọt, làm khô miệng và gây hôi miệng.
Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh không phù hợp và quá mức ở một số bệnh nhân (ví dụ ở bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori sử dụng phác đồ điều trị có thuốc kháng sinh kéo dài). Điều này có thể gây mất vi khuẩn có lợi trong miệng tạo cơ hội cho nấm miệng phát triển dẫn đến hôi miệng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân bé bị hôi miệng và cách khắc phục
5 phương pháp dân gian điều trị hôi miệng hiệu quả
Với những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng mà Oralmart đã nêu trên, bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng các phương pháp dân gian đơn giản mà vô cùng hiệu quả dưới đây:
1. Trị hôi miệng bằng nước muối
Dân gian hay dùng muối tinh pha với nước để tạo thành hỗn hợp ngừa viêm họng, sâu răng, rát cổ,… Không những thế nước muối pha loãng còn là nguyên liệu trị hôi miệng cực hiệu quả.
Các cách thực hiện:
- Cách 1: Đem muối tinh khiết hoà với nước, ngậm nước muối để chữa hôi miệng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần súc kỹ 30 giây. Đây là giải pháp an toàn và hỗ trợ chăm sóc răng, nhưng bạn cần phải kiên trì mới thấy hiệu quả rõ rệt.
- Cách 2: Một mẹo nhỏ dành cho bạn chính là đánh răng bằng nước muối chữa hôi miệng khi kết hợp với baking soda. Đây là cách chữa hôi miệng được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả. Bạn dùng một ít bột baking soda trộn với muối biển và nước lọc tạo thành hỗn hợp sền sệt như kem đánh răng. Dùng hỗn hợp này chải răng ít nhất 2 phút mỗi lần sau đó súc lại với nước sạch.
Cách làm thứ 2 vừa giúp răng sạch mảng bám, giúp răng trắng sáng tự nhiên và quan trọng nhất: hôi miệng sẽ được giảm đến mức tối thiểu.
>> Xem thêm: 9 cách đánh răng bằng muối hiệu quả
2. Cách trị hôi miệng bằng quả chanh
Chỉ một quả chanh nhỏ xíu nhưng lại có tác dụng thần kỳ trong việc loại bỏ vi khuẩn gây mùi khó chịu. Chanh chứa thành phần acid hữu cơ và vitamin C hiệu quả trong việc khử khuẩn trong khoang miệng một cách nhanh chóng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một quả chanh, rửa và chà sạch phần vỏ. Bạn gọt phần vỏ chanh thật mỏng rồi chia ra nhiều phần nhai thật kỹ.
- Bước 2: Phần nước cốt chanh, bạn trộn với một ít muối hạt, chải răng và mặt lưỡi mỗi ngày ít nhất 2 lần để mang lại hiệu quả nhất. Kiên trì thực hiện 2 tuần, mùi hôi sẽ được cải thiện đáng kể.
3. Mật ong
Mật ong nguyên chất được xem là nguyên liệu làm đẹp quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Không những thế trong mật ong còn có tính kháng khuẩn cao, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác, mật ong sẽ giúp trị được mùi hôi miệng khó chịu.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Mật ong kết hợp với quế – Bạn dùng khoảng 20g bột quế pha với 2 muỗng mật ong. Mỗi ngày súc miệng 2-3 lần bằng hỗn hợp này để cải thiện hơi thở có mùi.
- Cách 2: Mật ong kết hợp với nước cốt chanh – Cách đơn giản nhất, bạn pha khoảng 2 muỗng nước cốt chanh + 1 muỗng mật ong và 50ml nước. Mỗi sáng thức dậy, bạn súc miệng thật kỹ hỗn hợp trong vòng 30 giây. Với cách làm này, không những hôi miệng mà ngay cả những bệnh lý về răng miệng không có điều kiện phát triển.
4. Trị hôi miệng tại nhà bằng lá ổi
Với cách trị hôi miệng hiệu quả tại nhà này, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá ổi (tầm 10 lá) cùng một muỗng muối hạt.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa thật sạch lá ổi, ngâm chúng qua nước muối tầm 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 2: Cho 500ml nước lọc cùng lá ổi vào nồi, đặt lên bếp đun sôi khoảng 15 phút và cho một muỗng muối vào khuấy đều để nguội.
- Bước 3: Dùng rây lọc tách bỏ bã, ta sẽ thu được nước cốt, cho vào bình và đậy nắp thật chặt. Để sử dụng lâu, bạn cho nước cốt ổn vào ngăn mát dùng dần. Mỗi ngày dùng một ít để súc miệng vào sáng và tối trước khi ngủ. Trong vòng 3 tuần, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
5. Chữa hôi miệng bằng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa acid lauric (một loại acid béo có trong dầu dừa) có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm làm giảm tình trạng hôi miệng. Khi dùng dầu dừa, khoang miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường làm môi trường acid được trung hoà tốt hơn, làm sạch các chất gây mùi hôi trong miệng.
Bạn chỉ cần thực hiện bước đơn giản sau là có thể phát huy tác dụng thật tốt của dầu dừa. Đầu tiên bạn cho một muỗng canh dầu dừa vào miệng, lấy lưỡi đảo dầu xung quanh miệng và đẩy qua các kẽ răng trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn nhổ dầu dừa ra và đánh răng sạch lại như bình thường.
Vào mùa lạnh, dầu dừa hay có tình trạng đông lại, bạn chỉ cần cho dầu dừa vào một chén nhỏ rồi ngâm trong một chén nước ấm lớn hơn hoặc cho vào lò vi sóng để dầu chảy ra và dùng như bình thường. Kiên trì thực hiện liên tục 10 ngày, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Làm gì để phòng tránh và hạn chế bị hôi miệng?
Qua những cách trị hôi miệng Oralmart đã nêu trên, thực ra bạn có thể ngăn ngừa tình trạng hôi miêng chỉ bằng một số thói quen đơn giản dưới đây:
Không nên bỏ bữa
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, những người kiêng ăn rất dễ bị hôi miệng nếu họ không ăn đủ bữa. Vì khi bạn bỏ bữa, cơ thể tự giải phóng các chất có trong bụng của bạn qua khoang miệng khiến hơi thở có mùi. Để tránh trường hợp này, hãy cố gắng ăn đủ bữa cách nhau ít nhất 3-4 giờ
Hạn chế thức ăn có mùi nặng
Nhiều bạn có thói quen ăn tỏi và hành sống trước bữa ăn hoặc cho tỏi, hành tây hay các gia vị có mùi mạnh vào thức ăn hằng ngày. Đấy chính là thói quen âm thầm lấy đi hơi thở thơm tho của bạn. Những gia vị này khi vào miệng sẽ lưu lại mùi trong khoang miệng rất lâu.
Ngoài ra những thức ăn có độ giòn, dai rất dễ bám lại ở răng, đây chính là môi trường tốt khiến vi khuẩn phát triển nếu không lấy ra sạch sau khi ăn.
Không để cho miệng bị khô
một số loại thuốc điều trị có thể làm miệng của bạn bị khô do thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò loại bỏ các vi khuẩn gây mùi khó chịu. Nếu miệng không đủ lượng nước bọt, các vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây mùi. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo nên uống 2 lít nước mỗi ngày, cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể.
Đánh răng đúng cách, đúng thời điểm
Hầu hết chúng ta có thói quen đánh răng vào trước buổi sáng. Nhưng sau khi ăn sáng, thức ăn thừa sẽ kẹt vào giữa các răng dẫn đến vi khuẩn hình thành gây hôi miệng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Vì vậy bạn nên đánh răng sau khi ăn sáng.
Ngoài ra, không phải ai cũng chải răng đúng cách. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chải răng của Oralmart bên dưới để chăm sóc răng miệng tốt hơn.
Cây cạo lưỡi – Dụng cụ giúp giảm hôi miệng hiệu quả
Vệ sinh lưỡi thường ngày là bước mà mọi người rất hay bỏ quên sau bước đánh răng. Từ đó, vi khuẩn luôn liên tục hình thành trong khoang miệng và lưỡi, đây là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu nếu không được loại bỏ đúng cách. Làm sạch lưỡi bằng cây cạo lưỡi là cách đơn giản nhất nhưng lại rất hiệu quả trong việc loại bỏ những mảng bám, chất tích tụ trên lưỡi.
Ngăn ngừa hôi miệng bằng cây cạo lưỡi với 3 bước hết sức đơn giản:
- Đánh răng, sử dụng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng với kem đánh răng có Flouride, vệ sinh răng 2 lần mỗi ngày.
- Làm sạch vùng kẽ răng bằng cây chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc tăm chải kẽ – đây là nơi ẩn náu của vi khuẩn và mảng bám
- Dùng cây cạo lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi, loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi
>> Xem thêm: Cách chọn nước súc miệng trị hôi miệng hiệu quả
>> Xem thêm: Cách nhận biết hơi thở có mùi và điều trị chuẩn nha khoa
Trong một số trường hợp gây ra hôi miệng, bạn cần đến Nha sĩ để được tư vấn. Nếu hôi miệng xảy ra từ viêm nướu, răng lung lay, viêm nha chu, chảy máu chân răng, thì việc điều trị dứt điểm là hết sức cần thiết. Thuốc và một số liệu pháp điều trị y tế cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
Lời kết
Trên đây là các cách trị hôi miệng cực hiệu quả tại nhà bằng phương pháp dân gian Oralmart đã gợi ý cho bạn. Tuy nhiên, bên cạnh việc tham khảo những mẹo trên, bạn hãy chăm sóc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thăm khám nha sĩ để được thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng nhé!