Cao răng tích tụ có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, thậm chí có thể tụt nướu, các bệnh quanh chân răng gây mất răng vĩnh viễn. Vì vậy, có nên lấy cao răng không? Trước và sau khi lấy cao răng cần lưu ý những gì? Oralmart sẽ chia sẻ trong bài viết dưới dây.
Có nên lấy cao răng?
Cao răng (hay vôi răng), là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng. Vôi răng hình thành do các vi khuẩn tác động lên các thức ăn còn sót lại, lâu ngày sẽ tích tụ, cứng dần bám chặt ở ngay đường nướu hoặc dưới đường nướu, có thể gây kích ứng mô nướu.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của cao răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu, tương đối gây mất thẩm mỹ.
Cao răng gây nên nhiều tác hại như:
- Sâu răng: cao răng là nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng. Các vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid làm hỏng men răng, dẫn đến sâu răng.
- Tụt nướu: độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng trong kẽ răng có thể gây ra viêm. Nếu để lâu, vôi răng có thể phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng và có thể làm rụng răng.
- Viêm nướu: vi khuẩn trong vôi răng gây kích ứng nướu răng, tình trạng viêm nướu ở mức độ nhẹ có thể xảy ra với các triệu chứng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu…
Chính những tác hại trên của cao răng và việc đánh răng thông thường không thể làm sạch tuyệt đối, chúng ta nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Xem thêm: Phụ nữ mang bầu có nên lấy cao răng không?
Cạo vôi răng có đau không, ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?
Trên thực tế thì lấy cao răng là một kỹ thuật đơn giản, dùng dụng cụ hỗ trợ tách mảng bám cao răng ra khỏi bề mặt của răng. Vì thế có thể kết luận là kỹ thuật này rất an toàn và thường không gây đau nhức.
Tuy nhiên, có vài yếu tố khác có thể làm quá trình lấy cao răng đau nhẹ:
1. Cao răng bám sâu dưới nướu
Một số trường hợp việc lấy cao răng ăn tận sâu dưới nướu gây cản trở trong việc lấy sạch cao răng. Khi lấy, bác sĩ cần phải giải phóng nướu sẽ gây ra hiện tượng chảy máu nướu và đau nhẹ. Tuy nhiên, mức độ chảy máu đó không đáng lo ngại chỉ cần thực hiện xong là máu sẽ tự cầm.
2. Kỹ thuật thực hiện của nha sĩ
Nếu nha sĩ mạnh tay không kiểm soát được lực sẽ khiến cho răng bị đau. Tình huống này rất hay gặp khi lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng.
Hiện nay thiết bị cạo vôi răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) được ưa chuộng hơn. Đây là kỹ thuật lấy vôi răng hiện đại giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị. Bởi, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.
Cấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng. Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz, có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.
3. Tình trạng bệnh lý răng miệng
Những bệnh nhân mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì khi thực hiện lấy cao răng sẽ đau và ê buốt hơn nhiều so với người bình thường.
Như vậy, bạn không nên quá lo lắng về việc lấy cao răng có đau không. Chỉ cần chọn địa chỉ uy tín, bác sĩ tay nghề cao và máy móc kỹ thuật hiện đại để lấy cao răng.
Tham khảo quy trình cạo vôi răng
Như đã đề cập trên, các trung tâm nha khoa áp dụng hai phương pháp lấy cao răng chính là sử dụng dụng cụ truyền thống (dụng cụ cầm tay hoặc máy thổi cát) hoặc dùng máy siêu âm hiện đại. Quy trình lấy cao răng gồm các bước sau:
- Bước 1: Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng răng miệng, mức độ nghiêm trọng của cao răng. Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm tối đa vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.
- Bước 3: Lấy cao răng bằng dụng cụ truyền thống hoặc dao siêu âm, loại sạch cao răng và mảng bám quanh chân răng. Trong quá trình điều trị có thể có cảm giác ê buốt nhẹ. Khi tách cao răng ở sâu trong chân răng có thể có hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, bác sĩ có chuyên môn sẽ xử lý kịp thời và khoa học để không gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
- Bước 4: Sau khi loại bỏ cao răng, bác sĩ sẽ thực hiện đánh bóng răng để bề mặt răng nhẵn, mịn và sáng màu hơn.
- Bước 5: Vệ sinh lại răng miệng, khoang miệng và hoàn tất quá trình lấy cao răng. Sau đó, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc để điều trị đối với những người mắc bệnh lý răng miệng và tư vấn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà.
Nên lấy cao răng bao lâu một lần
Cao răng tích tụ nhiều trên răng gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Thế nhưng không nên lạm dụng việc lấy cao răng, điều này sẽ gây hại và tổn thương cho răng nướu.
Thời gian lấy cao răng được nha sĩ khuyến cáo là khoảng thời gian 6 tháng/lần, khi bạn đi khám răng định kỳ. Đây là khoảng thời gian phù hợp để các mảng bám trên răng hình thành cũng như đủ thời gian cho răng và nướu tái tạo sau từ lần lấy cao răng trước.
Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có một số trường hợp cần lấy cao răng khoảng thời gian sớm hoặc trễ hơn như:
- Trường hợp lấy cao răng 6 tháng/lần hoặc trễ hơn: Đối với những người có ít cao răng hoặc vệ sinh răng miệng tốt, men răng bóng.
- Trường hợp lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần: Với những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, uống nhiều bia rượu. Hoặc với trường hợp người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng cũng nên lấy cao răng thường xuyên.
Những lưu ý trước sau khi cạo vôi răng
Cao răng hình thành trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng của mỗi cá nhân. Do đó, việc chăm sóc răng miệng sau khi loại bỏ cao răng vô cùng quan trọng. Mọi người cần tuân thủ chỉ dẫn của nha sĩ để làm giảm sự tích tụ của cao răng cũng như loại bỏ cao răng thường xuyên, ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng.
Vậy trước và sau khi lấy cao răng chúng ta cần lưu ý sau:
Trước khi lấy cao răng
Trước khi tiến hành lấy cao răng, thường nha sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn khoang miệng bằng dung dịch sát khuẩn/nước súc miệng chuyên dụng. Đây là bước quan trọng nhằm bảo đảm khoang miệng vô khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, việc xác định tình trạng răng miệng có an toàn để lấy cao răng cũng là điều cần lưu ý trước khi tiến hành. Một số trường hợp không được khuyến cáo lấy cao răng là:
- Người đang bị viêm nha chu cấp, viêm nướu hay viêm nướu hoại tử cấp tính.
- Người không thể há miệng hay bị đau khi há miệng.
- Người không có khả năng thở bằng mũi hoặc không quen thở miệng.
- Người đang bị bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên nên không thể thở bằng mũi được.
- Người bị viêm tủy cấp không chịu được nước lạnh hay độ rung của đầu lấy cao răng.
- Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nha chu trầm trọng.
- Bị mắc bệnh qua đường nước bọt, sốt xuất huyết.
- Bị rối loạn đông máu.
- Người không có khả năng kiểm soát, không tự chủ được do mắc một số bệnh lý thần kinh cơ như: co giật cơ, động kinh,…
Sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, men răng và nướu thường yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài cũng như sự tấn công của vi khuẩn. Vì đó cũng chính là nguyên nhân tại sao răng thường hay ố vàng, có cảm giác ê buốt sau khi lấy cao răng.
Răng sau khi lấy cao răng thì sẽ dễ bị kích ứng, men răng cũng cần thời gian để phục hồi bảo vệ các tác nhân gây hại. Cần kiêng ăn uống các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay như: kem, nước đá, các loại lẩu, mì cay, đá bào, thức uống lạnh,… Lúc này, nếu ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh có thể gây sứt mẻ răng, tụt lợi, thậm chí là chết tủy.
Ngoài ra, bạn nên kiêng sử dụng các thực phẩm có nhiều đường. Đường có trong các loại bánh, kẹo ngọt và đặc biệt là những loại nước uống có gas, cồn,.. Không chỉ sau khi lấy cao răng, mà trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Sản phẩm hỗ trợ phục hồi men răng, giảm ê buốt
1. Kem đánh răng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng
Kem đánh răng VITIS Anticaries dành cho mọi đối tượng người sử dụng, đặc biệt là người lớn, trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng cao, người vệ sinh răng miệng kém, người có bệnh sử sâu răng, người có chế độ ăn giàu carbonhydrate.
Sản phẩm sẽ giúp phục hồi và củng cố men răng, tăng cường và tái khoáng hóa men răng, ngăn chặn tình trạng răng ê buốt, đặc biệt thích hợp với người bị tụt nướu, bề mặt chân răng bị lộ.
2. Nước súc miệng Vitis Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng
Nước súc miệng Vitis Anticaries có công thức đặc biệt giúp ngăn ngừa sâu răng từ sớm ở 3 mức độ khác nhau. Sản phẩm có khả năng ngừa sâu răng vượt trội, củng cố và tái cấu trúc men răng, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa sâu răng vượt trội. Bên cạnh đó, nó hỗ trợ chữa các vết nứt, rãnh và các khiếm khuyết ở men răng.
Việc dùng nước súc miệng VITIS anticaries sẽ giúp tăng cường hiệu quả của kem đánh răng nhờ dễ dàng tiếp cận những khu vực khó tiếp cận trong khoang miệng. Giữ thành phần hoạt tính trong miệng trong thời gian dài hơn.
3. Nước súc miệng VITIS Sensitive điều trị và ngăn ngừa tình trạng ê buốt
Nước súc miệng VITIS Sensitive chứa công nghệ tái tạo nano Dentaid tạo thành một lớp bảo vệ giúp phục hồi, tái tạo bề mặt men răng một cách tự nhiên. Bịt kín các ống ngà bị lộ và phục hồi, hỗ trợ bít bề mặt ngà răng nhờ công thức chứa thành phần hydroxyapatite siêu phân tử. Liên kết giữa siêu phân tử hydroxyapatite và men răng cho phép hình thành một lớp kết dính bền vững mang lại hiệu quả xoa dịu ê buốt ngay từ lần đầu tiên sử dụng.
Lời kết
Với những tác hại của cao răng, các lưu ý trước và sau khi lấy cao răng mà Oralmart đã chia sẻ, chúng ta cần quan tâm tình trạng răng của mình và gặp nha sĩ lấy cao răng theo định kỳ. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng răng nướu của bạn.