Cục máu đông sau khi nhổ răng là một phản ứng tự nhiên trong quá trình lành vết thương sau khi bạn đã nhổ răng. Theo dõi bài viết dưới đây của Oralmart để hiểu rõ hơn cục máu đông sau khi nhổ răng là gì và cách chăm sóc phù hợp cho cục máu đông sau khi nhổ răng này.
Cục máu đông ổ răng sau khi nhổ răng là gì?
Cục máu đông sau khi nhổ răng là một khối máu đông tự nhiên, được hình thành tại vị trí của vết thương sau khi thực hiện nhổ răng. Sau khi nhổ răng từ 12-24 giờ, cục máu đông sẽ dần hình thành trong hốc răng theo cơ chế của cơ thể nhằm bịt kín vết thương. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy quá trình lành vết thương đang diễn ra một cách suôn sẻ, do đó bạn không nên quá lo lắng về hiện tượng này.
Nguyên nhân hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng
Vùng mô nướu xung quanh răng sẽ chịu tác động trực tiếp trong quá trình nhổ răng, vì thế chảy máu sau khi nhổ răng là một hiện tượng không thể nào tránh khỏi. Khi đã tiến hành cầm máu, lượng máu chảy ra sẽ giảm dần đi. Máu đọng lại trong xương hàm sẽ đông lại dần và tạo nên cục máu đông ổ răng.
Cũng giống như những tổn thương khác trên cơ thể, các tế bào và tiểu cầu sẽ hình thành một màng đông máu một cách tự động giúp bảo vệ vết thương. Khi đã đảm bảo nhiệm vụ của mình, chúng sẽ dần tan chảy và không có bất kỳ tác hại nào đến răng và nướu.
Tuy nhiên, nếu sau khi nhổ răng mà cục máu đông không hình thành, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm xương ổ răng. Trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ xem xét và điều trị kịp thời. Để tránh những biến chứng xấu khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Cục máu đông sau khi nhổ răng có vai trò gì?
Máu đông là bước đầu tiên trong quá trình lành vết thương và có tác dụng chủ yếu là giúp cầm máu. Dưới đây là một số lợi ích của cục máu đông sau khi nhổ răng.
Cầm máu
Chảy máu là hiện tượng chắc chắn sẽ xảy ra sau khi nhổ răng, đặc biệt đối với những trường hợp như: chảy máu sau nhổ răng khôn hay đang gặp một số bệnh lý răng miệng thì thời gian chảy máu sẽ kéo dài hơn bình thường. Sự hình thành của cục máu đông có tác dụng cầm máu vô cùng hiệu quả. Nhờ đó mà tình trạng khó chịu và đau nhức sau khi nhổ răng cũng thuyên giảm dần dần.
Đẩy nhanh quá trình lành thương
Một thời gian sau, cục máu đông sẽ có vai trò như một lớp khung lưới sợi tế bào và hình thành một lớp niêm mạc mới giúp lấy đầy huyệt ổ răng. Ngoài ra, chúng sẽ trở thành nền tảng cho sự phát triển của xương mới và tạo ra mô mềm, làm cho quá trình hồi phục sau khi nhổ răng được diễn ra nhanh chóng.
Bảo vệ xương ổ răng
Được so sánh như một lớp màng bảo vệ huyệt ổ răng, cục máu đông chặn không cho vụn thức ăn rơi vào, tránh được viêm nhiễm hoặc những biến chứng xấu khác gồm: đau nhức kéo dài, viêm ổ răng khô,… Đồng thời, chúng còn giúp bảo vệ mô, xương và những dây thần kinh nằm ở bên dưới răng.
Khôi phục chức năng cho răng
Cục máu đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành thương và khôi phục chức năng của vùng răng đã nhổ. Nó được xem như là một nền tảng vững chắc cho việc lành thương, đồng thời giúp việc trồng răng giả sau này được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chăm sóc và bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng thế nào?
Để quá trình phục hồi và chức năng của răng được khôi phục nhanh chóng, bạn cần chăm sóc và bảo vệ cục máu đông đúng cách thông qua một số gợi ý như sau.
Chế độ ăn uống phù hợp
Để cầm máu nhanh chóng và vết thương ổn định hơn bạn nên nhịn ăn sau khi nhổ răng từ 2-4 giờ. Theo đó, bạn nên ăn các loại thức ăn được chế biến ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp hoặc các món hầm. Đồng thời kết hợp các loại sinh tố, nước ép từ hoa quả như dâu tây, dưa hấu, táo, cam,… để bổ sung đầy đủ vitamin giúp thúc đẩy thời gian lành thương.
Mặt khác, khi ăn các loại thức ăn này bạn sẽ không cần phải nhai và hoạt động quai hàm quá nhiều, tránh được tình trạng vỡ cục máu đông. Hạn chế các loại thực phẩm được chế biến chiên rán, quá lạnh hay quá nóng, đồ ăn chua cay, cứng hoặc giòn,… Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các loại thức uống có cồn như bia, rượu hoặc đồ ăn sống như mắm tôm, gỏi,…
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Có một số trường hợp vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng do vệ sinh răng miệng không đúng cách, làm quá trình hồi phục của vết thương bị ảnh hưởng.
Nên tránh tác động trực tiếp hoặc đánh răng lên vị trí răng mới nhổ trong khoảng 1-2 ngày. Cần sử dụng bàn chải đánh răng có thiết kế lông mềm hạn chế tổn thương đến những mô mềm xung quanh. Dùng nước muối pha loãng để súc miệng hỗ trợ bảo vệ cục máu đông.
Đồng thời, cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn tích tụ trong khoang miệng và vi khuẩn. Lúc này nên cân nhắc việc sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng bởi chúng có thể dẫn đến hiện tượng kích ứng, vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng. Cần chú ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, không tác động mạnh đến quá trình hồi phục vết thương hoặc nhổ răng chảy máu kéo dài.
Một số lưu ý khác
- Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm dựa theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh sử dụng ống hút để uống nước, vì áp lực và sự chuyển động không khí trong ống có thể làm vỡ cục máu đông.
- Hạn chế dùng đồ vật bất kỳ hoặc tay để chạm lên vị trí mới nhổ răng.
- Vào những ngày đầu có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng trong những ngày sau để xoa dịu cơn đau nhức, giảm tình trạng sưng nề.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế hoạt động mạnh.
- Đến nha khoa để tái khám hoặc cắt chỉ theo đúng lịch hẹn.
Các biểu biểu hiện thường gặp khác sau khi nhổ răng
Sau đây là một số biểu hiện thường gặp sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý để thuận tiện trong việc theo dõi tình trạng vết thương.
Cảm thấy đau đớn
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn trong vòng 3 ngày, tình trạng này sẽ giảm dần tùy vào mức độ nghiêm trọng của phẫu thuật. Nhưng bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc để bệnh nhân có thể xoa dịu cơn đau (thường sẽ không có tác dụng phụ nào đáng kể). Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài quá 3 ngày hoặc tăng dần bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và can thiệp.
Chảy máu
Nhổ răng bao lâu hết chảy máu là một trong những câu hỏi thường gặp. Sau khi cắn gạt khoảng 30 phút máu sẽ ngừng chảy dần. Trong 24 giờ đầu tiên sẽ có rỉ máu và khiến cho nước bọt có màu hồng, bạn không cần quá lo lắng về điều này. Trường hợp đã cắn gạc nhưng máu vẫn tiếp tục chảy ra màu tư đầy khoang miệng là một hiện tượng bất thường.
Hiện tượng sưng nề
Đây là hiện tượng thường xuất hiện vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng và sẽ kéo dài từ 3-5 ngày. Tuy nhiên nếu sau 3-5 ngày mà mức độ sưng nề vẫn không thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn kèm theo sốt và đau nhiều có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ gấp để tìm ra phương án khắc phục.
Tê bì
Sau khi nhổ răng bệnh nhân có thể cảm thấy tê bì vùng nửa hàm dưới và vị trí vùng vừa nhổ răng nhưng vẫn có thể nhai được thức ăn. Nguyên nhân thường là do tiêm vào dây thần kinh khi gây tê, dây thần kinh bị chèn ép bởi mảnh xương ổ răng, trong khi thực hiện thủ thuật đã chạm vào dây thần kinh. Hiện tượng này sẽ kết thúc sau vài tuần. Trường hợp sau 6 tháng nhưng dấu hiệu tê bì không chấm dứt, bạn hãy đến ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cục máu đông sau khi nhổ răng là gì của Oralmart. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được vai trò của cục máu đông và biết cách chăm sóc hiệu quả để đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường như nhổ răng bị chảy máu hoài, chảy máu sau nhổ răng khôn,… bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.