GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

8 mẹo cầm máu sau nhổ răng bạn cần được biết sớm hơn

Chảy máu sau khi nhổ răng thường là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình làm sạch vết thương và thúc đẩy quá trình làm đông máu. Dưới đây là 8 mẹo cầm máu sau nhổ răng hiệu quả bạn có thể áp dụng, cùng theo dõi nhé!

Tại sao có tình trạng chảy máu sau nhổ răng? 

Đầu tiên bạn cần xác định được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu sau nhổ răng để có thể áp dụng biện pháp cầm máu hiệu quả và an toàn. 

Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng
Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng

Nguyên nhân thông thường 

  • Mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương ở gần chiếc răng bị nhổ, cho nên lúc nhổ răng ra khỏi ổ sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu. 
  • Có thể máu chảy ra từ màng xương hoặc có một mạch máu lớn hơn bị đút cũng khiến máu chảy sau khi nhổ răng. 
  • Trường hợp máu chảy liên tục bởi mạch máu đã bị đứt sau khi nhổ răng, vết rách bị nát hoặc rộng ra khiến cho máu lâu cầm. Ngoài ra, có một số trường hợp máu chảy kéo dài do bệnh nhân bị u máu xương hàm hoặc vận động mạnh. 

Nguyên nhân bất thường 

  • Bên dưới chân răng vừa nhổ là một tổ chức nền đang có dấu hiệu viêm. Do đó, khi nhổ răng sẽ làm cho mạch máu giãn ra bởi thành mạch biến đổi dẫn đến chảy máu. 
  • Một số trường hợp đang mắc các hội chứng giảm tiểu cầu, Hemophilia,… nên dễ bị chảy máu lâu hơn người bình thường. 

Ngoài ra, những người bị thiếu Vitamin C, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang uống thuốc chống đông máu cũng dễ bị chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng. Chính vì thế, việc cầm máu sau khi nhổ răng khá nguy hiểm và vất vả. 

>>Xem thêm: Cục máu đông ổ răng sau khi nhổ răng là gì? Vai trò và cách chăm sóc

Người đang uống thuốc chống đông máu gặp khó khăn khi cầm máu sau nhổ răng
Người đang uống thuốc chống đông máu gặp khó khăn khi cầm máu sau nhổ răng

>> Xem thêm: 6 nguyên nhân làm xuất hiện màng trắng sau nhổ răng

Nhổ răng khoảng bao lâu thì không còn chảy máu nữa? 

Tùy cơ địa và tình trạng của mỗi người mà khoảng thời gian để máu ngừng chảy sau khi nhổ răng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Sau khi nhổ răng cắn gạc từ 30-60 phút thì màu sẽ hết chảy. Sau thời gian này thì lượng máu tiết ra không đáng kể hoặc khá ít.
  • Sau 7-10 ngày nhổ răng máu sẽ ngừng chảy hoàn toàn. Lúc này, phần lợi và thịt nướu đã bắt đầu nhú lên. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp máu có màu nâu nhạt trong nước miếng và chảy lâu hơn sau khi đánh răng hoặc khạc nhổ. Nhưng đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. 
  • Huyệt răng sẽ chính thức lành thương sau khoảng 3-4 tháng. Khi đó, bạn cần đảm bảo một chế độ ăn an toàn với các loại thực phẩm có tính mềm và dễ nuốt. Sau thời gian này, bạn có thể ăn uống thoải mái, nhai hoặc xé thức ăn mà không lo sợ máu chảy. 

>> Xem thêm: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?

8 Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng cực hiệu quả 

Răng là một bộ phận gắn liền với nhiều dây thần kinh và mạch máu khác nhau nên khi nhổ răng những bộ phận nhạy cảm này sẽ bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu. Dưới đây là một số biện pháp cầm máu sau khi nhổ răng an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo. 

1. Cố định băng gạc ở đúng vị trí và theo đúng yêu cầu của bác sĩ (vị trí băng gạc và thời gian) 

Sau khi nhổ răng, để cầm máu bác sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng tại vị trí vừa nhổ sau đó bạn cần cắn chặt miếng băng gạc này dựa theo hướng dẫn của bác sĩ. Máu sau khi nhổ răng sẽ thấm dần vào miếng băng gạc và đông lại nhanh chóng. Mặt khác, bạn cũng cần áp dụng cách này sau khi về nhà, cụ thể như sau: 

  • Dùng một miếng gạc sạch sau đó gấp thành hình vuông hoặc cuộn tròn sau cho vừa khít với vị trí răng vừa nhổ. 
  • Tiếp theo, hãy đặt miếng gạc này vào vị trí của ổ răng và cắn giữ trong thời gian từ 45-60 phút để cố định. Điều này sẽ tạo nên áp lực lên ổ răng từ đó hạn chế được máu chảy ở những mao mạch nhỏ. 
Cầm máu sau nhổ răng bằng băng gạc
Cầm máu sau nhổ răng bằng băng gạc

2. Tuân thủ cách sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ 

Thông thường, để ngăn ngừa chảy máu sau nhổ răng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp cầm máu với cách dùng cụ thể và liều lượng phù hợp. Để đạt hiệu quả điều trị và an toàn nhất bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

3. Không tác động đến cục máu đông 

Trong thời gian 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, bạn cần tránh không nên tác động lên cục máu đông. Cục máu đông đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương và cầm máu. Do đó, bạn cần hạn chế những thói quen như sau:

  • Súc miệng hoặc khác nhổ quá mạnh. 
  • Ăn các thực phẩm cứng hoặc vận động mạnh. 
  • Không dùng tay, lưỡi, ống hút,… để chạm vào vị trí của răng vừa nhổ. 
  • Tránh chơi các loại nhạc cụ như sáo, kèn,…

4. Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý 

Vết thương sẽ nhanh chóng lành lặn nếu bạn có một tinh thần thoải mái, thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Muốn cầm máu nhanh chóng, sau khi nhổ răng từ 1-2 ngày bạn không nên làm những việc nặng nhọc, khi ngủ cần kê cao đầu để kiểm soát được tình trạng chảy máu sau nhổ răng. 

Ăn thức ăn mềm giúp cầm máu sau nhổ răng
Ăn thức ăn mềm giúp cầm máu sau nhổ răng

Mặt khác, bạn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học để nhanh chóng hồi phục vết thương và sức khỏe. Nêu ưu tiên các loại thức ăn có tính mềm, dạng lỏng như súp, cháo,… Khi nhai cần chậm rãi, nhẹ nhàng, không ăn các loại thức ăn cứng, dai bởi chúng sẽ khiến tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bạn nên bổ sung nhiều loại sinh tố trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

5. Tránh hút thuốc, uống rượu bia hoặc dùng các chất kích thích sau khi nhổ răng 

Trong thời gian này, bạn nên tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê,… bởi chúng sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng sau nhổ răng. Ngoài ra, việc hút thuốc sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu khó cầm và nhiều biến chứng khác. Tránh sử dụng thuốc lá ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá. 

Hạn chế chất kích thích là cách cầm máu sau khi nhổ răng
Hạn chế chất kích thích là cách cầm máu sau khi nhổ răng

6. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Vệ sinh răng miệng đúng cách là việc cần thiết không thể bỏ qua, có ảnh hưởng rất nhiều đến việc cầm máu sau khi nhổ răng. Theo đó, trong thời gian từ 1-2 ngày sau khi nhổ răng, bạn hãy súc miệng thật nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng, giúp thời gian lành vết thương nhanh chóng hơn. 

7. Sử dụng sản phẩm chăm sóc chuyên biệt cho người sau nhổ răng

Lúc này, để quá trình hồi phục vết thương và cầm máu sau khi nhổ răng diễn ra nhanh chóng bạn có thể tham khảo những sản phẩm chuyên dụng trong chăm sóc trước và sau khi nhổ răng, phẫu thuật răng miệng gồm: Nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care, Gel chải răng PERIOD-AID Intensive Care và bàn chải đánh răng TePe Special Care. 

Nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care 

Nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care là một loại dung dịch kháng khuẩn được sản xuất với công thức đặc biệt dùng được trước và sau phẫu thuật răng miệng. Thành thành phần hoạt chất có trong nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care gồm:

  •  0.12% Chlorhexidine digluconate (CHX): Được xem là chất kháng khuẩn có tiêu chuẩn vàng, ngăn ngừa hình thành mảng bám, mang lại hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu.
  •  0.05% Cetylpyridinium Chloride (CPC): Tạo ra hiệu ứng hiệp đồng khi kết hợp cùng CHX, tăng khả năng diệt khuẩn tối đa và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám quay trở lại.
  • Công thức có chứa đồng thời 0.12% Chlorhexidine digluconate (CHX) và 0.05% Cetylpyridinium Chloride (CPC):  Đạt mức diệt khuẩn cao nhất và ngăn ngừa mảng bám, kiểm soát nhiễm khuẩn cho quá trình trước và sau phẫu thuật nha khoa như nhổ răng. Trong đó, CPC là một hoạt chất nổi tiếng có khả năng kháng cả vi rút SARS-CoV-2. 

Do đó, PERIOD-AID Intensive Care là sản phẩm giúp chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật, nhổ răng, điều trị nha chu,.. hiệu quả. 

Nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care chai 150 ml
Nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care chai 150 ml

Gel chải răng PERIOD-AID Intensive Care

Gel chải răng PERIOD-AID Intensive Care là kem đánh răng với thành phần hoạt chất Chlorhexidine digluconate (CHX) 0.12% được đánh giá là chất kháng khuẩn có tiêu chuẩn vàng hiện nay, giúp ngăn chặn quá trình hình thành mảng bám răng hiệu quả. Gel kháng khuẩn PERIOD-AID Intensive Care có thể được dùng như kem đánh răng vừa có thể được dùng như gel bôi kháng khuẩn thoa trực tiếp lên bề mặt vết thương.

Gel chải răng PERIOD-AID Intensive Care
Gel chải răng PERIOD-AID Intensive Care

Bàn chải đánh răng TePe Special Care

Bàn chải đánh răng TEPE Special Care với thiết kế đặc biệt với 12.000 sợi lông chải siêu mềm giúp làm sạch mọi vị trí trong khoang miệng một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt phù hợp với những người sau phẫu thuật miệng, người có tình trạng răng và nướu rất nhạy cảm, mô mềm trong miệng dễ tổn thương hoặc quá mỏng. TePe Special Care có 2 dạng: đầu chải thông thườngđầu chải nhỏ, bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng.

Bàn chải đánh răng TePe Special Care
Bàn chải đánh răng TePe Special Care

8. Thăm khám bác sĩ 

Trường hợp bạn đã áp dụng hết tất cả các biện pháp mà Oralmart đã gợi ý bên trên nhưng máu ở vị trí nhổ răng vẫn chảy kéo dài thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời: 

  • Nếu máu chảy sau nhổ răng do vỡ ổ xương hoặc rách nướu thì bác sĩ sẽ tiến hành rửa và khâu miệng vết thương. 
  • Trường hợp sót tổ chức viêm hoặc chân răng thì bác sĩ sẽ giúp bạn nạo bỏ phần này, sau đó rửa sạch. Và bạn phải cắn gạc tẩm oxy gia để ngăn ngừa nhiễm trùng. 
  • Ngoài ra, nếu bạn chảy máu sau nhổ răng bởi đứt mạch thì bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để thắt lại mạch máu bị đứt. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến việc cầm máu sau nhổ răng mà Oralmart muốn gửi đến bạn. Hy vọng với 8 mẹo cầm máu sau khi nhổ răng bên trên và những sản phẩm chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật đã giúp quá trình hồi phục vết thương của bạn diễn ra nhanh chóng và an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm hãy liên hệ với Oralmart để được tư vấn cụ thể nhé.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87