GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Hàn răng sâu và những điều cần lưu ý khi thực hiện

Hàn răng sâu là một trong những phương pháp phục hình nha khoa hiện đại được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, khi nào cần hàn răng sâu và cần những lưu ý gì khi sử dụng kỹ thuật này không phải ai cũng hiểu rõ. Oralmart sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về hàn răng sâu qua bài viết dưới đây.

Hàn răng sâu (trám răng) là gì?

Hàn răng sâu hay còn gọi là trám răng là kỹ thuật khắc phục những tổn thương của răng bằng cách sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp các khoảng trống và lắp đầy các phần mô răng bị thiếu hụt do sâu răng gây ra. Lúc này răng sẽ được khôi phục lại hình dáng và kích thước ban đầu, hạn chế tối đa tình trạng răng sâu nặng xâm lấn vào tủy và khôi phục được chức năng ăn nhai của răng.

Kỹ thuật hàn răng sâu
Kỹ thuật hàn răng sâu

Khi nào cần hàn răng sâu?

Hàn răng sâu là thủ thuật liên quan đến việc khôi phục và bảo vệ sức khỏe răng miệng nên bạn cần biết rõ khi nào cần thực hiện kỹ thuật này.

Khi bị sâu răng

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tấn công và phá hủy các cấu trúc của răng tạo thành những ổ sâu. Người bệnh có thể phát hiện sâu răng qua các lỗ nhỏ trên bề mặt răng hoặc có sự xuất hiện các vết màu đen trên răng, tuy nhiên có trường hợp sâu răng chỉ gây ê buốt mà không có sự biểu hiện nào trên bề mặt răng.

Lúc này các nha sĩ sẽ thăm khám, làm sạch các hốc răng đã bị sâu và tiến hành hàn răng cho bệnh nhân. Việc hàn răng nên được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiển lỗ sâu và không nên trì hoãn lâu, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng đến tủy.

>>> Xem thêm: Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Khi bị sâu răng cần được điều trị bằng kỹ thuật hàn răng
Khi bị sâu răng cần được điều trị bằng kỹ thuật hàn răng

Khi răng bị mòn

Khi bạn chải răng với bàn chải có phần lông quá cứng và dùng lực quá mạnh khiến răng nhạy cảm, men răng bị mòn và làm lộ ra các ống ngà trên bề mặt ngà răng gây ê buốt khó chịu. Nha sĩ có thể sử dụng phương pháp trám răng tạm thời để bảo vệ vùng răng đã bị mòn, giảm ê buốt cho bệnh nhân.

Thói quen sử dụng bàn chải đánh răng với phần lông cứng quá lâu dài sẽ khiến cho những men răng ở vùng cổ răng bị hao mòn từ từ và làm lộ ra một lớp ngà răng.

Tình trạng răng bị mòn có thể điều trị bằng phương pháp hàn men răng
Tình trạng răng bị mòn có thể điều trị bằng phương pháp hàn men răng

Nguy cơ khi không điều trị sâu răng

Khi phát hiện các ổ sâu người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sâu răng và phương pháp hàn răng sâu được nhiều người lựa chọn vì kỹ thuật khá đơn giản đồng thời không gây đau đớn. Tuy nhiên người bệnh thường có xu hướng trì hoãn việc điều trị sâu răng vì nghĩ sâu răng không thực sự nghiêm trọng. Việc không điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng sau:

  • Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng: Sâu răng phá hủy cấu trúc của răng khiến răng bị ê buốt, đồng thời các ổ sâu răng dễ đọng lại mảng bám và hình thành vi khuẩn gây mùi hôi miệng khó chịu. Nếu vị trí các răng quan trọng như răng hàm bị sâu mà không được điều trị sớm sẽ khiến răng không đủ khỏe, việc nhai trở nên khó khăn hơn.
Sâu răng không được điều trị gây ê buốt răng và ảnh hưởng đến chức năng nhai
Sâu răng không được điều trị gây ê buốt răng và ảnh hưởng đến chức năng nhai
  • Nguy cơ viêm nhiễm: Vi khuẩn gây sâu răng kết hợp với các mảng bám thức ăn đọng trong lỗ sâu tạo thành ổ viêm. Khi sâu răng lan đến buồng tủy sẽ gây các phản ứng viêm ở tủy răng. Lúc này tủy răng bị viêm nhiễm sẽ gây đau răng, chết tủy và gây nhiều biến chứng nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan tỏa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Sâu răng không được điều trị dẫn đến viêm tủy răng và nhiễm trùng ở vùng chóp răng
Sâu răng không được điều trị dẫn đến viêm tủy răng và nhiễm trùng ở vùng chóp răng
  • Vỡ thân răng: Thân răng bị vỡ và các tổ chức viêm sẽ lan xuống phần chân răng khiến răng không giữ lại được, đồng thời lan tới vùng chóp gây viêm nhiễm ở vùng chóp.
  • Chức năng thẩm mỹ bị ảnh hưởng: Răng sâu có màu sẫm đen cùng với việc vỡ răng và xuất hiện các lỗ sâu nhất là ở vùng răng cửa sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ khiến bạn không tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng ngày.
Răng sâu khiến người bệnh mất tự tin
Răng sâu khiến người bệnh mất tự tin
  • Sâu các răng lân cận: Sâu răng ở kẽ răng do các mảng bám bị mắc lại ở kẽ không được làm sạch kỹ lâu ngày gây sâu răng bên cạnh.

>> Xem thêm: Cần làm gì khi trẻ bị sún răng sớm?

Hàn răng sâu có gây đau không?

Hàn răng sâu là kỹ thuật phục hình nha khoa được thực hiện rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người lo sợ hàn răng sâu gây đau nên trì hoãn việc điều trị sâu răng. Hàn răng không gây ảnh hưởng đến các phần khác trong khoang miệng và trước khi hàn răng nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí cần trám răng cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau hay khó chịu khi thực hiện.

Một số bệnh nhân bị đau khi hàn răng là do các vấn đề sau:

  • Nha sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật hàn răng khiến cho miếng hàn không được khớp với lỗ răng sâu.
  • Không xử lý triệt để các ổ sâu răng, viêm tủy trước đó.
  • Khi thuốc tê hết tác dụng người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau nhẹ.
Kỹ thuật hàn răng sâu không gây đau khi điều trị
Kỹ thuật hàn răng sâu không gây đau khi điều trị

Những vật liệu hàn răng được dùng hiện nay

Các vật liệu hàn răng dùng để bù đắp các khoảng trống và lắp đầy các mô răng bị khuyết do sâu răng gây ra. Các vật liệu này sẽ ở trên bề mặt răng rất lâu vì thế cần lựa chọn vật liệu hàn răng lành tính, ít mài mòn, không gây gây kích ứng cho cơ thể và chịu được lực nhai tốt. Các vật liệu này thường không gây khó khăn cho nha sĩ khi thao tác và không gây khó chịu cho bệnh nhân.

Trên thị trường có nhiều loại vật liệu khác nhau dùng để hàn răng. Tuy nhiên nó sẽ phụ thuộc vào tình trạng và điều kiện của mỗi bệnh nhân. Một số loại vật liệu phổ biến:

Chất hàn Composite

Đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và thường được áp dụng trong hàn răng thẩm mỹ. Vật liệu này có màu sắc tương tự màu răng thật, có khả năng chịu lực cao và không bị ăn mòn. Sau vài năm chất hàn có thể bị vỡ hoặc bị đổi màu và bạn phải thay mới. Bạn có thể cảm thấy bị buốt răng do kích thích bởi chất hàn và chất dán dính sau khi hàn răng bằng vật liệu này.

Chất hàn Composite dùng trong trám răng sâu
Chất hàn Composite dùng trong trám răng sâu

Xi măng thủy tinh (GIC cement):

Đây là vật liệu thường được dùng để hàn răng sâu ở những vị trí khó cách ly với nước bọt hoặc thường dùng để hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác. Vật liệu này thường ưa nước, thao tác nhanh và có giải phóng Fluor giúp bảo vệ và ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, GIC cement dễ vỡ, bị mài mòn nhanh, ít màu và không tạo được hình thể răng mong muốn.

Vật liệu GIC cement
Vật liệu GIC cement

Amalgam

Loại vật liệu này chịu mòn và chịu lực cao nên đã được sử dụng để hàn răng từ rất lâu. Vật liệu có màu sẫm như như kim loại, thường dùng để hàn răng nằm sâu bên trong miệng vì tính thẩm mỹ không cao. Tuy nhiên vật liệu này hiện nay đã không còn được sử dụng vì các lý do:

  • Có thể khiến màu sẫm của chất hàn ngấm vào răng làm răng bị sẫm màu sau một thời gian sử dụng.
  • Dễ vỡ răng vì các tổ chức lành của răng bị mất khá nhiều khi tạo các chốt giữ chất hàn trên răng.
  • Trong thành phần có chứa thủy ngân có hại cho cơ thể.
Hàn răng sâu bằng Amalgam không có tính thẩm mỹ cao
Hàn răng sâu bằng Amalgam không có tính thẩm mỹ cao

Kim loại

Kim loại thường được sử dụng là hợp chất titan hoặc vàng. Đây là vật liệu tương thích tốt với răng và khoang miệng, chịu mòn và chịu lực rất tốt nên chỉ ưu tiên dùng cho răng hàm. Miếng hàn có bờ khớp sát với lỗ sâu nên hạn chế tình trạng bị sâu răng về sau. Tuy nhiên kỹ thuật làm phức tạp hơn và màu sắc tự nhiên không thẩm mỹ vì khác so với màu răng thật.

Trám răng băng vật liệu kim loại (vàng)
Trám răng bằngvật liệu kim loại (vàng)

Sứ

Gần đây vật liệu hàn răng bằng sứ được sử dụng rất nhiều vì tính thẩm mỹ cao, có thể khắc phục được nhược điểm của vật liệu kim loại. Tuy nhiên, hàn răng bằng sứ đòi hỏi các nha sĩ phải có tay nghề cao và kỹ thuật làm phức tạp hơn các vật liệu khác.

Trám răng bằng sứ có tính thẩm mỹ cao
Trám răng bằng sứ có tính thẩm mỹ cao

Các bước trong quy trình hàn răng sâu

Quy trình hàn răng sâu tại nha khoa sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám và chụp X – quang răng. để nha sĩ xác định răng bị sâu và vị trí sâu trên răng, lúc này nha sĩ sẽ đưa ra các vật liệu hàn răng phù hợp với nhu cầu của người bệnh.
  • Bước 2: Tiến hành gây tê tại chỗ cho bệnh nhân. để bệnh nhân không cảm thấy đau khi tiến hành, việc này tùy thuộc vào kích thước và chiều cao của lỗ sâu. Trước khi gây tê bệnh nhân sẽ được đặt gel tê ở vị trí sẽ đưa kim tiêm vào giúp người bệnh không thấy khó chịu khi tiêm thuốc tê.
  • Bước 3: Làm sạch các mặt của răng sâu và răng kế cạnh. Việc này giúp đảm bảo chất lượng của vết hàn được tốt nhất.
  • Bước 4: Làm sạch lỗ sâu. Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy hết mảng bám, thức ăn thừa trong lỗ sâu, lấy hết tổ chức ngà sâu để tránh việc tái sâu răng sau khi hàn răng.
  • Bước 5: Tạo hình lỗ sâu. Nha sĩ sẽ tạo hình để đảm bảo chất hàn bám dính tốt trên mặt răng.
  • Bước 6: Đặt lớp lót đáy. Nha sĩ sẽ đặt một lớp xi măng láng ở đáy của lỗ sâu tùy thuộc vào độ sâu và độ rộng. Lớp này có tác dụng bảo vệ tủy răng ở dưới tránh cho răng bị ê buốt sau khi hàn răng.
  • Bước 7: Hàn răng. Vật liệu hàn răng phù hợp được nha sĩ đặt vào lỗ sâu để lấp đầy lỗ sâu.
  • Bước 8: Chỉnh sửa. Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ để chỉnh sửa, bỏ hàn thừa khi chất hàn cứng để tạo lại hình dáng và kích thước của răng nhằm tăng tính thẩm mỹ cho răng. Lúc này nha sĩ sẽ cho bạn cắn thử trên giấy cắn để kiểm tra xem vết hàn có khớp với hàm răng hay không.
Quy trình trám răng tại nha khoa
Quy trình trám răng tại nha khoa

Những lưu ý sau khi hàn răng sâu

Hàn răng tuy không gây cảm giác đau đớn nhưng sẽ có vài vấn đề khó chịu bạn có thể gặp phải sau khi hàn răng. Sau đây là những lưu ý sau khi hàn răng mà Oralmart muốn thông tin đến bạn:

  • Một số người sẽ có cảm giác mặt bị sưng to, tê bì, cảm giác môi, má, thậm chí mắt bị trĩu xuống vì tác dụng phụ của thuốc tê. Cảm giác này sẽ hết ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng.
  • Cần nắm rõ thời gian người bệnh có thể ăn nhai với răng vừa hàn để tránh gây bong, mòn miếng hàn. Với vật liệu hàn Composite, người bệnh có thể ăn nhai ngay nhưng với những chất hàn khác thì nên tránh 4 tiếng nhai sang bên vừa có chất hàn.
  • Tránh dùng đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng trong vài ngày đầu tiên sau khi hàn răng để răng không bị kích thích gây ê buốt hoặc đau. Ngoài ra bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn, uống có màu, cà phê, thuốc lá,… để tránh miếng hàn bị xỉn màu.
  • Nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng theo hướng dẫn của nha sĩ. Ngoài ra bạn cần đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm đau, mòn răng, bong và vỡ miếng hàn. Tránh sử dụng các vật cứng để xỉa răng, đặc biệt là ở những chỗ vừa hàn răng xong.
Một số người sẽ có cảm giác nặng mặt, tê bì măt, má do tác dụng phụ của thuốc tê
Một số người sẽ có cảm giác nặng mặt, tê bì măt, má do tác dụng phụ của thuốc tê

Những sản phẩm phù hợp để chăm sóc sau khi hàn răng sâu

Khi hàn răng, các nguyên nhân và triệu chứng của sâu răng đã được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và đúng cách để tránh bị sâu răng ở các răng kế cận cũng như chăm sóc cho răng sau khi hàn.

Oralmart giới thiệu đến bạn dòng sản phẩm VITIS Anticaries chuyên sâu để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Kem đánh răng ngăn ngừa sâu răng và mòn răng VITIS Anticaries

Kem đánh răng VITIS Anticaries với các công dụng nổi trội phù hợp để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ở người có bệnh sử sâu răng, đa sâu răng:

  • Sản phẩm với công nghệ độc quyền chứa các hạt Hydroxyapatie dưới dạng nano tạo lớp bảo vệ cho răng chống lại sự xói mòn và các kích thích. Đồng thời kết hợp Flour và Xylitol giúp ngăn ngừa sâu răng từ sớm ở 3 mức độ khác nhau.
  • Củng cố và tái cấu trúc men răng, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa sâu răng vượt trội.
  • Hỗ trợ chữa các vết nứt, rãnh, các khiếm khuyết ở men răng hạn chế tình trạng thức ăn thừa và vi khuẩn nằm sâu trong các rãnh, nứt gây sâu răng.
Kem đánh răng VITIS Anticaries phòng ngừa sâu răng vượt trội
Kem đánh răng VITIS Anticaries phòng ngừa sâu răng vượt trội

Nước súc miệng ngăn ngừa sâu răng và mòn răng VITIS Anticaries

Bạn nên sử dụng Nước súc miệng ngừa sâu răng VITIS Anticaries cùng dòng để tăng cường hiệu quả ngừa sâu răng. Nước súc miệng tiếp cận và làm sạch được những vùng bàn chải chưa làm sạch tới và giữ thành phần hoạt tính trong miệng lâu hơn. Không nên súc miệng bằng nước hoặc ăn uống sau 30 phút khi sử dụng nước súc miệng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nước súc miệng VITIS Anticaries tăng hiệu quả làm sạch và phòng ngừa sâu răng tối ưu
Nước súc miệng VITIS Anticaries tăng hiệu quả làm sạch và phòng ngừa sâu răng tối ưu

Lời kết

Oralmart đã đem đến cho bạn các thông tin và những điều cần lưu ý khi thực hiện hàn răng sâu, từ đó giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật phục hình nha khoa này. Nếu bạn có thông tin muốn góp ý, hãy bình luận xuống dưới đây với Oralmart nhé!

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87