Răng bé bị mòn là tình trạng lớp men răng bị bào mỏng và dẫn đến tình trạng sâu răng, nguyên nhân đến từ việc thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ kém. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được đảo ngược và phục hồi. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa trong bài viết dưới đây.
Răng bé bị mòn do những nguyên nhân nào
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ: Răng sữa đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ nhai và nói. Dù trẻ chủ yếu sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa, ít ảnh hưởng xấu đến răng nhưng nếu vệ sinh răng miệng kém hoặc thói quen ăn uống không tốt vẫn có thể gây mòn răng, sâu răng.
Khi răng trẻ bị ăn mòn dễ dàng dẫn đến sâu răng và các bệnh lí răng miệng khác. Ngoài ra, răng sữa mọc còn có vai trò định hình, giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên, do vậy trẻ vẫn cần chăm sóc răng miệng tốt ngay từ đầu.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bé bị mòn như:
- Vệ sinh răng miệng kém: Không tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ từ sớm, đánh răng không đúng cách là những nguyên nhân phổ biến gây ra sâu răng, làm hỏng men răng.
- Không có chế độ ăn uống khoa học: Trẻ sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa carbonhydrat và đường tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trong răng miệng, làm hỏng men răng và ăn mòn răng.
- Khô miệng: Một vài nguyên nhân như bệnh lí khiến tuyến nước bọt của trẻ không sản xuất đủ lượng nước bọt, từ đó xuất hiện nhiều mảng bám và acid hơn trong miệng làm tăng nguy cơ trẻ bị mòn răng.
- Thiếu Fluoride: Đây là khoáng chất tự nhiên giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng. Vì thế, ở trẻ thiếu fluoride sẽ dễ bị ăn mòn chân răng hơn.
- Sử dụng đồ uống có tính acid: Các loại đồ uống như soda, nước ngọt, nước trái cây,… cũng có thể làm răng bé bị ăn mòn.
Cách phát hiện ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ
Dù ăn mòn chân răng ở trẻ tiến triển theo thời gian nhưng nó rất khó để phát hiện, nhất là trong giai đoạn đầu. Chỉ đến khi chân răng sữa đã bị mòn, tức là đã vào giai đoạn nghiêm trọng thì mới có thể thấy rõ bằng mắt thường. Vì thế, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để lên kế hoạch chăm sóc răng miệng phù hợp cho bé ngay từ những chiếc răng đầu tiên.
Oralmart sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu để phát hiện tình trạng bé bị mòn răng dưới đây.
1. Bề mặt răng sữa bị xỉn màu
Tại vị trí răng sữa đã bị mòn hay mất lớp men, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một dải màu trắng gần viền nướu. Khi tình trạng mòn răng trở nên nghiêm trọng hơn, dải màu trắng này sẽ chuyển thành màu vàng, nâu và đen, lúc này bạn sẽ thấy rõ tình trạng ăn mòn chân răng đang tiến triển thành sâu răng.
2. Đau răng
Khi men răng sữa bị mài mòn dẫn đến mất khả năng bảo vệ, nó sẽ ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh răng và dẫn đến đau răng.
3. Răng trở nên nhạy cảm
Khi lớp men bị mài mòn, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Điều này khiến trẻ khó chịu khi sử dụng thực phẩm và dẫn đến biếng ăn.
4. Nướu răng bị sưng tấy
Nướu của trẻ có thể bị tổn thương, sưng tấy thậm chí là chảy máu khi răng bị ăn mòn gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
5. Hôi miệng
Hơi thở của trẻ có mùi cũng là một dấu hiệu báo động cho thấy sức khỏe răng miệng của bé đang gặp vấn đề.
Biện pháp phòng ngừa và khắc phục bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ
Tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ có thể đảo ngược và phục hồi nếu bạn biết chăm sóc răng miệng cho bé.
1. Biện pháp điều trị mòn răng ở trẻ
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng bé bị mòn mà nha sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Trong trường hợp nhẹ: Nha sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị fluoride như kem đánh răng và nước súc miệng, điều trị tại phòng khám có thể bao gồm bạc diamin florua (SDF), tái khoáng hóa men răng và ngà răng.
- Trong trường hợp nặng: Nếu trẻ bị sâu răng, nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ phần răng bị sâu hoặc hoàn toàn răng sâu đã không thể khắc phục, sau đó nha sĩ sẽ trám răng hoặc chụp mão răng để lấp đầy lỗ trên răng.
2. Biện pháp phòng ngừa tình trạng răng bé bị mòn
Bên cạnh các biện pháp điều, biện pháp phòng ngừa cũng cần được quan tâm để men răng có thể hồi phục, từ đó bảo vệ răng miệng hiệu quả. Các biện pháp phòng ngừa mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ từ sớm: Trẻ nên được tạo thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng đánh răng cho bé và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi.
- Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ: Ngoài đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, trẻ cần được vệ sinh tốt đường viền nướu và làm sạch các kẽ răng.
- Tránh không cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ: Hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ trước khi ngủ, để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh núm vú giả thường xuyên: Để hạn chế vi khuẩn răng miệng, bạn cũng không nên tẩm đường hoặc mật ong vào núm vú để cho trẻ mút.
- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, nước hoa quả đóng sẵn có hàm lượng đường và acid cao.
- Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/ lần: Với trẻ bị mòn chân răng đang điều trị thì nên đi khám thường xuyên hơn để kiểm tra tiến triển của bệnh.
Sản phẩm chăm sóc và bảo vệ răng nướu chắc khỏe cho trẻ em từ ORAL7
Để vệ sinh răng miệng cho bé một cách an toàn, hiệu quả và lành tính, Oralmart giới thiệu đến bạn dòng sản phẩm ORAL7. Đây là dòng sản phẩm được sản xuất tại Vương quốc Anh theo các quy định nghiêm ngặt. Những công thức này đã được chứng minh là có hiệu quả cao và phù hợp để sử dụng hàng ngày, thậm chí những bệnh nhân bị tổn thương nặng nhất cũng có thể sử dụng.
1. Gel bôi vệ sinh răng nướu cho bé ORAL7 Tiny Teeth
Gel bôi vệ sinh răng nướu cho bé Oral 7 Tiny Teeth dùng cho trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi, được chiết xuất từ các enzym tự nhiên có trong sữa mẹ giúp làm sạch, bảo vệ răng và nướu cho trẻ ngay từ những ngày đầu. Các enzym có trong sữa mẹ đảm bảo cho một hệ vi khuẩn miệng cân bằng, giúp làm dịu, giảm khó chịu khi mọc răng.
2. Kem đánh răng trẻ em ORAL7 Kids
Kem đánh răng trẻ em ORAL7 Kids dành cho bé từ 3 – 12 tuổi, chứa các enzyme tự nhiên giúp tạo lớp phòng vệ cho bé, củng cố hệ thống phòng vệ tự nhiên trong khoang miệng.
- Hoàn toàn an toàn khi trẻ nuốt, không có hoá chất.
- Fluoride 1,000ppm.
- Không chứa SLS ( Sodium Lauryl Sulphate).
- Có hương trái cây.
- Đường tự nhiên.
Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart. Hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình về tình trạng răng bé bị mòn, nguyên nhân và cách phòng ngừa qua bài viết này. Nếu bạn muốn đóng góp ý kiến của mình, hãy comment xuống dưới để chúng tôi biết nhé!