GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

5 nhầm lẫn phổ biến khi sử dụng nước súc miệng

Bạn đang mắc phải nhầm lẫn số mấy khi sử dụng nước súc miệng?

Đây là cách súc miệng hoàn toàn không đúng. Theo quy tắc, nước súc miệng sẽ phát huy tác dụng khi tiếp xúc với các mô trong miệng ít nhất 30 giây/lần. Vì thế, bạn cần tuân thủ các bước: đổ khoảng 10-15ml nước súc miệng cho vào miệng, súc kỹ trên dưới, trái phải dưới lưỡi, họng ít nhất 30 giây. Sau đó bạn nhổ ra và cách bữa ăn 30 phút.

Trong nước súc miệng có chứa fluoride nhưng khả năng bám dính của nó kém hơn chất fluoride của kem đánh răng. Nếu súc miệng ngay khi đánh răng, lớp fluoride của kem sẽ bị bay đi. Vì vậy, bạn cần súc miệng sau khi đánh răng 5-10 phút, giúp tiêu diệt vi khuẩn đang sinh sôi, hỗ trợ răng miệng và tạo hơi thở thơm mát.

Trong nước súc miệng thông thường có vị thơm mát, dễ lấn át mùi hôi tạm thời. Nhưng đây không phải là biện pháp chữa trị dứt điểm. Nếu mùi hôi trong miệng do gia vị thức ăn gây ra hay thức ăn thừa bám trên răng thì có thể súc sạch. Mùi hôi do bị viêm nướu, viêm amidan, lưỡi dơ, viêm phổi…thì nước súc miệng thông thường không thể loại sạch.

Hiện nay rất nhiều nước súc miệng có chứa hàm lượng cồn cao, có thể gây ra khô miệng, hôi miệng, chân răng nhạy cảm…Ngoài ra, một số sản phẩm chứa chất kháng kháng khuẩn, chống tạo mảng bám chlorhexidine trên 2% làm biến đổi vị giác, gây dị ứng.

Bạn cần chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp với nhu cầu, tra rõ thành phần trong nước súc miệng trước khi chọn mua.

Với tâm lý súc miệng để thơm miệng và kháng khuẩn, các bạn thường bỏ qua bước chọn nhãn hàng nước súc miệng, phân loại như ngừa sâu răng, làm trắng răng, nướu nhạy cảm, hôi miệng…

Thực chất, mỗi hiệu đều có công thức khác nhau. Chẳng hạn, nước súc miệng có chứa fluoride và chlorhexidine giúp loại bỏ mảng bám, ngừa sâu răng và chống viêm nướu.

 

Đánh giá bài viết
Nguyễn Thùy Dương
Theo dõi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87