GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Sưng nướu khi mang thai: nguyên nhân, giải pháp và cách phòng ngừa

Sưng nướu khi mang thai hay tình trạng viêm lợi khi mang thai khá phổ biến, nguyên nhân liên quan đến sự thay đổi nội tiết và vấn đề vệ sinh răng miệng. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết tình trạng viêm sưng lợi ở phụ nữ có thai. Đồng thời Oralmart cũng đề xuất cho bạn những cách khắc phục và sản phẩm chăm sóc hiệu quả.

Nguyên nhân gây sưng nướu khi mang thai

Viêm lợi là tình trạng phổ biến không ít người mắc phải, tuy nhiên đối với phụ nữ có thai thì vấn đề này có chiều hướng gia tăng. Dữ liệu thống kê cho thấy khoảng 50% phụ nữ mang thai gặp tình trạng viêm lợi, trong đó giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, khả năng mắc bệnh này tăng cao.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ viêm nướu cao hơn bình thường
Phụ nữ mang thai có nguy cơ viêm nướu cao hơn bình thường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi khi mang thai, trong đó phải kể đến 3 nguyên nhân chính sau:

  • Sự thay đổi nội tiết tố: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên sưng nướu khi mang thai. Nội tiết tố thay đổi sẽ làm tăng lưu lượng máu đến nướu, lúc này nướu răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Khi đó người mẹ mang bầu dễ bị sưng lợi, viêm lợi.
  • Sức đề kháng giảm: Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn so với người khác, cơ thể khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, khi vi khuẩn tích tụ và tấn công vùng nướu dễ dẫn đến viêm lợi khi mang thai.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Phụ nữ mang thai thường ưa thích ăn đồ chua và đồ ngọt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sản sinh nhiều acid, tăng nguy cơ bị sưng lợi và những bệnh răng miệng khác. Một số người có tình trạng nôn nghén làm acid từ dạ dày trào lên và tổn thương vùng nướu nên dễ gây viêm. Ngoài ra, không cung cấp đủ dinh dưỡng, khoáng chất cũng tạo điều kiện dẫn đến viêm lợi khi mang thai.
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt dễ gây viêm lợi
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt dễ gây viêm lợi
  • Vệ sinh răng miệng không đảm bảo: Đây chắc hẳn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến viêm lợi khi mang thai. Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có nướu răng nhạy cảm nên thường cảm thấy khó chịu khi vệ sinh răng miệng do đó họ sẽ lười chải răng. Việc không chải răng và không làm sạch kẽ răng khiến vi khuẩn phát triển mạnh dễ dẫn đến tình trạng bầu bị sưng lợi. Một số mẹ bầu lại e ngại có nên lấy cao răng trong giai đoạn mang thai không, khi không lấy cao răng càng làm tích tụ các ổ vi khuẩn tăng nguy cơ sưng nướu khi mang thai.

Dấu hiệu nhận biết viêm sưng nướu khi mang thai

Tình trạng viêm sưng nướu khi mang thai sẽ phát triển qua từng giai đoạn khác nhau, như sau:

Giai đoạn ban đầu của viêm sưng lợi

Đây là giai đoạn được xem là nhẹ nhất của quá trình viêm sưng lợi với các biểu hiện như:

  • Nướu có màu đỏ hồng hoặc đỏ đậm. 
  • Nướu sưng phồng, khi nhấn vào có cảm giác mềm và đau nhẹ. 
  • Khi đánh răng hoặc vệ sinh kẽ răng dễ bị chảy máu chân răng. 
Giai đoạn ban đầu của viêm sưng lợi
Giai đoạn ban đầu của viêm sưng lợi

Giai đoạn tiến triển của viêm sưng lợi

Đây là giai đoạn tiến trển của viêm lợi khi mang thai không được điều trị, thường sẽ có các triệu chứng sau:

  • Nướu sưng đau hơn, đôi khi gây sưng má.
  • Cảm giác răng dài hơn do nướu bị tụt.
  • Chân răng có thể chảy máu ngay cả khi không có tác động.
  • Xuất hiện tình trạng lung lay răng và hơi thở có mùi hôi khó chịu ở một số trường hợp.

Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể khiến lợi bị yếu đi, răng không còn chỗ bám và có thể dẫn đến viêm nha chu gây ảnh hưởng cả mẹ và bé.

Tụt nướu răng xảy ra ở giai đoạn sau của viêm nướu
Tụt nướu răng xảy ra ở giai đoạn sau của viêm nướu

Thời điểm dễ mắc viêm lợi khi mang thai nhất

Viêm lợi khi mang thai thường phổ biến trong khoảng thời gian từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 8. Mức độ nghiêm trọng của viêm lợi có thể đạt đỉnh vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 28 đến tuần thứ 40).

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh những tác động đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Bạn nên thực hiện chăm sóc răng miệng ngay từ trước khi mang thai và đặt lịch kiểm tra răng miệng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ để đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe răng miệng của bà bầu.

Tác động và biến chứng của sưng nướu khi mang thai

Viêm lợi khi mang thai gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu như sau:

  • Gây khó chịu và đau nhức: Sưng nướu khi mang thai tạo cảm giác khó chịu, đau nhức. Đặc biệt ở giai đoạn tiến triển cơn đau sẽ gia tăng và sưng nhiều hơn thậm chí chảy máu chân răng ngay cả khi không tác động.
Viêm lợi khi mang thai gây đau nhức, khó chịu
Viêm lợi khi mang thai gây đau nhức, khó chịu
  • Giảm khả năng ăn nhai và hấp thụ dinh dưỡng: Cơn đau nhức nướu khiến bạn mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống do đau nhức nướu. Đặc biệt với những bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng, quá trình ăn nhai thức ăn càng bị cản trở. Điều này gây trở ngại cho hấp thu chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh con bị còi xương.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần: Bầu bị sưng lợi sẽ gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu hàng ngày có thể tăng cường cảm xúc tiêu cực trong cơ thể mẹ. Một số trường hợp các cơn đau nhức khiến người mẹ ngủ không ngon giấc, mất ngủ khiến tâm lý và tinh thần sa sút. Đồng thời, cơ thể mẹ cũng có thể tiết ra những độc tố có hại, làm giảm khả năng tuần hoàn máu và hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.
Đau nhức khi bị sưng lợi gây ảnh hưởng giấc ngủ
Đau nhức khi bị sưng lợi gây ảnh hưởng giấc ngủ
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Hiện tại, chưa có bằng chứng nghiên cứu cho thấy viêm sưng lợi có ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy, khi gặp tình trạng này, chị em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm sưng lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu. Mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ sinh non, bé nhẹ cân so với tiêu chuẩn hoặc có nguy cơ mắc tiền sản giật.

Chính vì vậy, nếu gặp tình trạng viêm lợi khi mang thai bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Phương pháp hiệu quả để chữa viêm sưng nướu khi mang thai

Bầu bị viêm lợi phải làm sao? Sưng lợi là một bệnh lý nha khoa phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và nhóm người. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở phụ nữ mang thai, cần có các giải pháp khắc phục sớm như sau:

Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách

Hầu hết các trường hợp sưng lợi có thể được cải thiện bằng cách thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề nha khoa khác như răng ê buốtsâu răng.

Vệ sinh răng miệng cần tuân theo các hướng dẫn sau:

  • Chải răng đúng cách: Đánh răng đều đặn hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đặt bàn chải nghiêng 45 độ hướng vào nướu và thực hiện chải răng nhẹ nhàng, chải theo chuyển động xoay tròn. Chú ý chải vào các mặt trong và các vùng răng cùng để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng.
  • Lựa chọn bàn chải phù hợp: Trong giai đoạn mang thai, nướu và răng của mẹ bầu thường nhạy cảm hơn, do đó bạn nên chọn bàn chải đánh răng có kích thước nhỏ, đầu lông mềm để làm sạch mảng bám trên răng mà không gây chảy máu hoặc tổn thương vùng lợi.
Lựa chọn bàn chải phù hợp chữa viêm lợi khi mang thai
Lựa chọn bàn chải phù hợp chữa viêm lợi khi mang thai
  • Vệ sinh kẽ răng: Mẹ bầu có thể dùng chỉ nha khoa hoặc các loại bàn chải kẽ răng một lần mỗi ngày để loại bỏ các mảng thức ăn mắc vướng lại ở kẽ răng. Nếu mẹ bầu có tiền sử viêm nướu hoặc sâu răng trước khi mang thai, có thể sử dụng máy tăm nước. Điều này giúp giữ khoang miệng sạch sẽ và giảm tối đa các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.
  • Thay đổi kem đánh răngnước súc miệng: Bạn nên lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng giúp chăm sóc nướu răng cho phụ nữ có thai. Các sản phẩm nên có thành phần lành tính để an toàn cho thai nhi và mẹ bầu.

>>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu

Bà bầu bị sưng nướu răng cũng liên quan đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai, điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Khi bị viêm lợi khi mang thai, mẹ bầu cần phải xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn sau:

  • Mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm trong đó những thực phẩm chứa nhiều đạm, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit amin,… nên được chú trọng.
  • Mẹ bầu thường xuyên dùng các loại thực phẩm có chứa canxi như: sò, cá, nghêu, tôm, sữa, phô mai,…
  • Phụ nữ có thai nên tăng cường sử dụng các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt, dâu tây, nho, lựu, sơ ri, táo,… để giúp mô nướu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và khắc phục tình trạng viêm nhiễm.
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh chữa viêm lợi khi mang thai
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh chữa viêm lợi khi mang thai

Áp dụng các biện pháp tự trị viêm lợi tại nhà

Một số phương pháp có thể áp dụng tại nhà để cải thiện tình trạng sưng nướu khi mang thai:

  • Cách giảm sưng chân răng cho bà bầu bằng gừng: Củ gừng là một loại gia vị có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp chống viêm, giảm đau và khử mùi hôi trong miệng. Để giảm viêm lợi, bạn có thể lấy một nhánh gừng nhỏ, đập dập và pha cùng một ít muối, sau đó sử dụng để súc miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày.
  • Trị viêm lợi cho bà bầu tại nhà bằng dầu dừa: Dầu dừa cũng là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, amin trong dầu dừa có thể giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Bạn có thể pha 3-4 thìa dầu dừa với nước ấm và sử dụng để súc miệng hàng ngày. Đây là biện pháp tự nhiên, lành tính nên bạn cần kiên nhẫn thực hiện sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm lợi.
Trị viêm lợi cho bà bầu tại nhà bằng dầu dừa
Trị viêm lợi cho bà bầu tại nhà bằng dầu dừa
  • Làm giảm sưng nướu khi mang thai với tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương chứa hoạt chất Eugenol, có tác dụng kháng khuẩn mạnh, làm dịu mô nướu sưng viêm và giảm đau. Bạn có thể pha một thìa tinh dầu đinh hương với nước ấm và sử dụng để súc miệng 1-2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề về răng miệng trong suốt thời gian mang bầu.

Kiểm tra nha khoa và điều trị y tế

Những phương pháp trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng viêm lợi tại nhà một cách tạm thời. Bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình trạng tốt hơn và phòng tránh các vấn đề khác xảy ra.

Mẹ bầu nền thăm khám nha khoa định kỳ
Mẹ bầu nền thăm khám nha khoa định kỳ

Thường thì, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và tiến hành đặt thuốc súc miệng kháng khuẩn và sát trùng. Sau khi nhận được điều trị từ bác sĩ, bà bầu cần tiếp tục duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý hàng ngày để giảm nguy cơ tái phát các vấn đề nha khoa trong quá trình mang thai.

Phòng ngừa viêm lợi trong thai kỳ

Để phòng ngừa viêm lợi khi mang thai, có một số biện pháp tốt nhất mà bạn có thể áp dụng:

  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Bằng cách đánh răng hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng theo phương pháp xoay tròn. Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chăm sóc cho nướu răng thích hợp cho phụ nữ có thai.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Đa dạng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây hại cho men răng và nướu như thức ăn và đồ uống có nhiều đường, tinh bột chế biến để tránh tạo nhiều acid trong miệng, gây mòn men răng, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sâu răng và bệnh nướu lợi. Nếu đã dùng các thực phẩm có nhiều đường như trên bạn nên súc miệng ngay sau đó.
Hạn chế nước uống có ga giảm nguy cơ viêm lợi khi mang thai
Hạn chế nước uống có ga giảm nguy cơ viêm lợi khi mang thai
  • Hạn chế các thói quen xấu: Hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng, thức uống có ga và đồ uống có cồn như bia, rượu, ngưng hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Thói quen ăn đồ ăn quá cứng cũng nên được loại bỏ để tránh tổn thương nướu răng.
  • Khám nha khoa định kỳ: Thực hiện khám răng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng lợi và điều trị kịp thời.

Sản phẩm điều trị và phòng ngừa viêm lợi khi mang thai

Bộ chăm sóc nướu răng VITIS Gingival

Bộ chăm sóc nướu răng VITIS Gingival được nha sĩ khuyên dùng cho người có nướu răng nhạy cảm hoặc người có khả năng mắc bệnh viêm nướu, bao gồm phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, người bị ức chế miễn dịch và một số trường hợp đặc biệt khác.

Bộ chăm sóc nướu răng VITIS Gingival bao gồm:

Kem đánh răng và nước súc miệng VITIS Gingival chứa các hoạt chất như Cetylpyridinium Chloride (CPC), ZinC lactate, Pro-vitamin B5 (Panthenon) giúp giảm hình thành mảng bám, kháng khuẩn, tăng cường bảo vệ nướu răng từ đó giúp cho nướu răng khỏe mạnh. Kem đánh răng VITIS Gingival còn chứa Sodium Fluoride, một hoạt chất có khả năng phục hồi men răng và tái khoáng hóa men răng, tăng cường hiệu quả chống sâu răng.

Kem đánh răng VITIS Gingival chăm sóc nướu răng.
Kem đánh răng VITIS Gingival chăm sóc nướu răng.

Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn trong vòng 2-3 phút. Để đạt hiệu quả tối ưu bạn nên dùng kèm nước súc miệng VITIS Gingival. Nước súc miệng giúp len lỏi vào các vị trí sâu bên trong kẽ răng và đường viền nướu đồng thời hoạt chất được lưu giữ lại trong miệng lâu hơn giúp nâng cao khả năng điều trị và phòng ngừa bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

Nước súc miệng VITIS Gingival chăm sóc nướu răng.
Nước súc miệng VITIS Gingival chăm sóc nướu răng.

Cây chải kẽ răng Tepe siêu mềm –  Tepe Interdental Brush X-Soft

Cây chải kẽ răng Tepe siêu mềm chính là sự lựa chọn của chuyên gia trong vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Dòng cây chải kẽ răng độc đáo này có những sợi lông chải siêu mềm làm sạch kẽ răng một cách nhẹ nhàng, êm ái phù hợp với người đang gặp tình trạng nướu răng nhạy cảm. Sản phẩm bao gồm 6 kích cỡ khác nhau được mã hóa thành các màu sắc riêng biệt tương ứng với dòng cây chải cơ bản nhưng có màu nhạt hơn. Tất cả các cây chải kẽ răng đều có sợi lõi được bọc nhựa bảo đảm an toàn khi sử dụng.

Cây chải kẽ răng Tepe siêu mềm
Cây chải kẽ răng Tepe siêu mềm

Lời kết

Oralmart đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến vấn đề viêm lợi khi mang thai và đưa ra các giải pháp cùng sản phẩm chăm sóc hiệu quả, an toàn. Bạn hãy đến thăm khám tại cơ sở nha khoa uy tín đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên để chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện. Hãy để lại bình luận nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi về sản phẩm nhé. Oralmart sẽ giải đáp nhanh nhất cho bạn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87