GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Nổi mụn nước trong miệng có nguy hiểm không?

Xuất hiện mụn nước trong miệng là tình trạng rất phổ biến, nó xuất hiện dưới nhiều dạng như: mụn nước, mụn thịt, mụn trắng,… và thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết sau đây.

Mụn nước trong miệng là gì?

Miệng nổi mụn nước khi khoang miệng chịu tổn thương, xuất hiện các vết phồng rộp, lở loét trong khoang miệng.  Những vết rộp tạo thành do sự tấn công của vi khuẩn và có dịch chất lỏng trong suốt kèm theo các những tổn thương bên trong.

Bên cạnh đó, tình trạng này sẽ đi kèm cùng một số triệu chứng như: đau rát, hôi miệng, viêm họng,… đồng thời gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, mụn nước bị vỡ sẽ gây ra viêm loét kéo dài lây lan khắp khoang miệng. Thậm chí trường hợp nặng có thể gây chảy mủ, đóng vảy và để lại sẹo.

Nổi mụn nước trong miệng do khoang miệng bị tổn thương
Nổi mụn nước trong miệng do khoang miệng bị tổn thương

Nguyên nhân gây nổi mụn nước trong miệng

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể nổi mụn nước trong miệng, Oralmart sẽ liệt kê cho bạn một vài nguyên nhân thường gặp dưới đây.

1. Bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp khi niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong môi trường miệng và nổi mụn nước trong miệng. Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: nóng trong người, chế độ ăn uống không khoa học,…

Ban đầu, tình trạng này gây ra những nốt mụn nước nhỏ vỡ ra tạo thành vết trợt màu trắng, vàng gây đau rát, khó chịu và có thể lan rộng ở nhiều vị trí trong khoang miệng. Loét miệng nếu không được chăm sóc đúng cách lâu ngày có thể phát triển sang giai đoạn nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng cấp tính. Triệu chứng đau rát sẽ nặng hơn, người bệnh có thể sốt cao, nổi hạch to ở góc hàm dưới.

Bệnh nhiệt miệng gây ra những nốt mụn nước nhỏ
Bệnh nhiệt miệng gây ra những nốt mụn nước nhỏ

2. Mụn rộp sinh dục

Nguyên nhân chính cho tình trạng này là virus Herpes lây do quan hệ tình dục bằng miệng, tiếp xúc với nước bọt của người bệnh qua hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống, khăn lau, mớm thức ăn cho trẻ,… Các vết phồng rộp miệng do mụn rộp thường đơn lẻ, trong suốt hoặc có màu hồng. Trường hợp nặng, mụn nước lan rộng hơn và vỡ ra gây sưng tấy, viêm nhiễm, mẩn đỏ và đóng vảy vàng.

Bệnh nhân có thể bị ngứa, đau rát và sốt nhẹ. Nếu không có biện pháp khắc phục và chăm sóc cẩn thận, các vết lở loét có thể lan rộng hơn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí để lại sẹo nặng và có thể lây nhiễm cho những người xung quanh. Theo Tạp chí Medical News Today: Tình trạng gây ra bởi virus Herpes có thể tái phát cả đời.

Mụn nước lan rộng hơn và vỡ ra gây sưng tấy
Mụn nước lan rộng hơn và vỡ ra gây sưng tấy

3. Áp xe răng

Tình trạng nhiễm trùng ở răng nướu có thể gây ra những bọng nước ở trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Các bọng nước sau một thời gian sẽ hình thành túi chứa nhiều dịch mủ bên trong. Càng để lâu mủ áp xe sẽ tự vỡ gây viêm loét nặng nề, ảnh hưởng đến các răng khỏe xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất răng, thậm chí phá hủy xương hàm.

Áp xe răng gây ra những bọng nước trong khoang miệng
Áp xe răng gây ra những bọng nước trong khoang miệng

4. Bệnh tay chân miệng

Đây là một căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm, thường thấy nhất ở đối tượng trẻ em. Bệnh dễ nhận biết bởi những nốt mụn nước nhỏ trong miệng, có thể vỡ ra gây lở miệng khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi ăn uống. Ngoài ra, mụn nước còn có thể xuất hiện ở mông, đầu gối, lòng bàn tay và bàn chân, ấn vào không đau.

Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, cha mẹ khi thấy trẻ nổi mụn nước ở miệng, tay, chân cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng khá phổ biến và nguy hiểm
Bệnh tay chân miệng khá phổ biến và nguy hiểm

5. Viêm họng hạt

Nổi mụn nước trong miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng hạt. Bệnh nhân nổi mụn đỏ, nổi mụn trắng hoặc nổi hạt trong miệng, phía gần hầu họng, gây ngứa ngáy khó chịu và phải ho, khạc nhổ thường xuyên.

Bệnh nhân bị nổi hạt trong miệng
Bệnh nhân bị nổi hạt trong miệng

6. Ung thư khoang miệng

Người bệnh không nên chủ quan với tình trạng nổi mụn nước trong miệng vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp những dấu hiệu bất thường sau:

  • Mụn nước trong miệng, khối u nhỏ có mày trắng trên niêm mạc hàm hoặc má.
  • Khi khối u hoặc niêm mạc trong miệng bị tổn thương thường khó phục hồi.
  • Xuất hiện cục u dưới niêm mạc ngày càng to dần, nuốt khó, chảy máu, đau tai, sưng hạch ở cổ.
  • Đau miệng và mệt mỏi không có lý do rõ ràng, cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Dấu hiệu của ung thư khoang miệng
Dấu hiệu của ung thư khoang miệng

7. Bệnh sởi hoặc bệnh thủy đậu

Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến miệng nổi bọng nước, có thể phân biệt như sau:

  • Bệnh sởi: Trong khoang miệng sẽ xuất hiện những nốt trắng xám, đi kèm với đó là các triệu chứng như sốt, ho khan, mắt và mũi chảy dịch. Đồng thời, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng sợ ánh sáng nên lâu dần làm cho mắt bị mờ đi.
  • Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh này là mọc mụn nước ở mắt, trong khoang miệng và vùng kín. Những vết mụn này khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi ăn uống. Ngoài ra, nó còn gây khó khăn cho việc điều trị chăm sóc, khả năng xảy ra biến chứng bội nhiễm cao.
Bệnh sởi có thể khiến miệng nổi mụn nước
Bệnh sởi có thể khiến miệng nổi mụn nước

8. Một vài nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến vừa kể trên, một vài nguyên nhân ít gặp khác cũng có thể gây ra tình trạng này nhưng thường là lành tính như lồi xương, mọc răng ngầm, u tuyến nước bọt, bạch sản niêm mạc,… Do đó, nếu bạn nhận thấy miệng bị nổi mụn, hãy theo dõi, thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng trở nặng hoặc nghi ngờ do những bệnh kể trên.

U tuyến nước bọt là nguyên nhân hiếm gặp
U tuyến nước bọt là nguyên nhân hiếm gặp

Mụn nước trong miệng được điều trị như thế nào?

Khi thấy xuất hiện mụn nước trong miệng, người bệnh không nên chủ quan hoặc tự điều trị bằng các phương pháp chưa được kiểm chứng tại nhà. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị hiệu quả nhất, bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể đưa ra các dạng kháng sinh đường uống hoặc đường bôi cho bạn để giảm tình trạng sưng đau, nhiễm trùng. Ngoài ra còn có thể bổ sung các chất như vitamin A và C để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Tiêm Corticosteroid: Loại bỏ mụn nước bằng cách tiêm steroid, steroid có tác dụng giảm viêm và rút ngắn thời gian chữa lành.
  • Phẫu thuật: Đối với trường hợp tình trạng mụn nước thường xuyên tái phát, hoặc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ mụn bằng tiểu phẫu.
Sử dụng thuốc để giảm tình trạng sưng viêm
Sử dụng thuốc để giảm tình trạng sưng viêm

Cách phòng ngừa tình trạng mụn nước trong miệng

Để phòng ngừa và ngăn ngừa tái phát mụn nước trong miệng. Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn chăm sóc sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải đánh răng 2-3 lần/ngày. Dùng chỉ nha khoanước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Bạn cũng nên chú ý làm sạch toàn bộ vùng lưỡi để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể: Có thể uống thêm các loại nước ép rau củ, nước ép trái cây để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Không nên ăn nhiều đồ cay, nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá sẽ làm mất nước, nóng trong người gây viêm loét miệng.
  • Thực hành tình dục an toàn và tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác: Tránh việc lây truyền vi khuẩn trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì: Ghé thăm nha sĩ của bạn 6 tháng một lần để kiểm tra miệng của bạn xem có vấn đề gì không. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ sẽ nhanh chóng có biện pháp khắc phục hiệu quả, ngăn ngừa tối đa những tổn thương nguy hiểm cho răng và sức khỏe.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Lời kết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart! Hi vọng những thông tin về tình trạng nổi mụn nước ở miệng trong bài viết trên hữu ích đối với bạn. Nếu bạn có ý kiến cần đóng góp, hãy comment xuống dưới cho chúng tôi biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87