Sau khi lấy tủy, có thể bạn sẽ cảm thấy đau và nhức răng do đó cần có chế độ chăm sóc đúng cách và an toàn để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng. Bài viết dưới đây Oralmart sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau răng sau khi lấy tủy hiệu quả và dễ thực hiện. Đừng bỏ lỡ nhé.
Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng là quá trình loại bỏ phần mô tủy răng bị viêm nhiễm hoặc đã chết. Theo đó, tủy răng là một bộ phận có vai trò quan trọng đối với sự sống của răng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm bạn cần đến nha sĩ để lấy tủy răng. Tủy răng sau khi được lấy ra, khoảng trống trong thân răng sẽ được nha sĩ làm sạch, tiến hành tạo hình và trám bít để ngăn ngừa tình trạng viêm tủy tái phát.
Khi tủy răng đã chết mà bạn không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chóp mủ hình thành quanh xương hàm, chân răng và gây ra áp xe răng. Từ đó sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, xuất hiện dấu hiệu đau nhức, phá hủy xương răng thậm chí là mất răng.
Những dấu hiệu bình thường và bất thường sau khi lấy tủy răng
Bạn cần quan tâm một số triệu chứng sau khi lấy tủy răng cụ thể dưới đây để có thể can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.
Dấu hiệu bình thường
- Không bị đau đớn, tương tự như những răng bình thường.
- Trong 1-24 giờ đầu tiên sau khi lấy tủy răng, xuất hiện cảm giác ê buốt răng và sau đó biến mất. Tùy vào vị trí lấy tủy răng và tình trạng của răng mà mức độ ê buốt sẽ khác nhau.
- Răng sau khi lấy tủy nếu không nhai thì sẽ không có cảm giác ê buốt. Ngược lại, khi nhai thì tình trạng ê buốt sẽ xuất hiện, tình trạng này thường sẽ kết thúc sau 2-3 ngày.
- Khi chạm vào răng sẽ có cảm giác đau nhẹ hoặc đau nhiều.
Dấu hiệu bất thường
- Răng lấy tủy bị đau: thông thường sau khi lấy tủy răng sẽ không có còn cảm giác đau nhức, tuy nhiên nếu chữa tủy răng xong vẫn bị đau thì đây là một dấu hiệu bất thường.
- Bị sưng nướu sau khi chữa tủy răng: Nguyên nhân khiến nướu bị sưng sau khi lấy tủy có thể do bạn bị viêm nha chu nhưng không điều trị.
- Nướu bị sưng nhưng không đau: Trường hợp răng bị sâu ở mặt bên thì sau khi lấy tủy thức ăn sẽ dễ dàng nhét vào vị trí đó dẫn đến sưng nướu hoặc viêm nướu. Ngoài ra, viêm nha chu cũng là nguyên nhân khiến nướu bị sưng nhưng không đau, hoặc chỉ đau khi bạn ấn vào răng.
Nguyên nhân gì khiến răng lấy tủy rồi vẫn đau?
Biết được đâu là nguyên nhân khiến răng lấy tủy rồi vẫn đau sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được phương án khắc phục tình trạng này hiệu quả. Cụ thể như sau:
Do không làm sạch hết hệ thống ống tủy
Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ triệt để vi khuẩn thông qua những dung dịch chuyên biệt như Chlorhexidine, NaClO,… trong quá trình điều trị tủy. Tuy nhiên, nếu bị sót ống tủy hoặc đối với một số ống tủy có hình dạng đặc biệt nhưng điều kiện thiết bị, máy móc không đáp ứng được việc loại bỏ vi khuẩn một cách hoàn toàn, không triệt để sẽ dẫn đến các cơn đau sau khi chữa tủy răng.
Hoặc do bác sĩ sử dụng dung dịch bơm rửa không đúng cách, kỹ thuật bơm rửa chưa chính xác sẽ không diệt khuẩn tối ưu. Mặt khác, vi khuẩn có trong ống tủy thường là vi khuẩn kỵ khí nên khi hàn ống tủy lúc chưa được làm sạch hoàn toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây cảm giác đau đớn.
Do trám bít ống tủy không cẩn thận
Bác sĩ sẽ dùng vật liệu hàn chuyên biệt để bịt kín ống dẫn tủy sau khi đã được làm sạch và tạo hình hoàn thiện. Thực tế bác sĩ sẽ không thể nào loại bỏ được 100% vi khuẩn ở ống dẫn tủy mà chỉ cố gắng loại bỏ nhiều nhất có thể. Bác sĩ sẽ hàn kín ống dẫn tủy để giam vi khuẩn bên trong và bất hoạt chúng thông qua những loại vật liệu hàn có khả năng kháng khuẩn cao:
- Trường hợp hàn tủy thiếu: chiều dài ống dẫn tủy chưa đủ do chưa tạo hình hết, chưa làm sạch sâu, sai sót trong quá trình trám bít, mô tủy bị viêm,… tạo cơ hội cho vi khuẩn còn sót lại phát triển dẫn đến viêm nhiễm.
- Hoặc hàn tủy quá chóp: Có một số trường hợp vật liệu hàn tủy phổ biến hiện nay không thể tương thích sinh học với mô quanh chóp. Do đó, khi hàn tủy quá chóp răng thì vật liệu hàn sẽ kích thích mô ở vị trí này dẫn đến tình trạng đau đớn kéo dài.
Hàn tủy quá chóp và hàn tủy thiếu thường dễ gặp phải khi bạn điều trị tủy nhưng không có chụp X-quang kiểm soát (điều trị tủy mù).
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng có thể khiến bạn bị đau sau khi lấy tủy như:
- Tuổi càng cao thì tỷ lệ đau càng tăng: đối với những người có tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân hoặc răng hàm dưới lớn sẽ có tỷ lệ bị đau sau khi lấy tủy nhiều hơn so với những răng khác.
- Yếu tố tâm lý: những trường hợp điều trị tủy răng nhưng có tâm lý bị ám ảnh thường sẽ có tỷ lệ đau cao hơn người bình thường.
Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy
Sau khi lấy tủy răng thông thường tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ sẽ diễn ra từ 2-3 ngày, do đây là thời gian cần để cơ thể của bạn hồi phục. Lúc này bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục. Nhưng lấy tủy xong răng vẫn đau dai dẳng thì đây là một biểu hiện bất thường, bạn cần đến các cơ sở, đơn vị nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy trường hợp và tình trạng của răng mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp khắc phục an toàn:
- Nếu xuất phát từ nguyên nhân kỹ thuật phục hình răng hoặc trám ống tủy chưa chính xác thì bác sĩ phải tháo ra và phục hình lại từ đầu.
- Hoặc do trong quá trình chữa tủy còn bị sót lại tủy răng thì lúc này bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ tủy triệt để một lần nữa.
- Nếu nguyên nhân do răng bị thủng chóp tủy hoặc sàn tủy thì không thể tiến hành phục hồi lại được chiếc răng đó cho nên bác sĩ buộc phải nhổ bỏ. Tiếp theo sẽ cân nhắc việc trồng răng implant để cải thiện tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng nhai cho răng.
>> Xem thêm: Bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng có đau không?
Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy để đảm bảo sức khỏe răng miệng
Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ và chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi lấy tủy để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ và duy trì kết quả lâu dài. Cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống thích hợp, không nên ăn các loại thức ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng,… bởi chúng sẽ khiến răng bị vỡ, nứt hay kích ứng.
- Chải răng cẩn thận, đúng cách, đều và nhẹ nhàng trên các mặt răng. Cần kết hợp thêm với chỉ nha khoa, nước súc miệng giúp việc làm sạch và loại bỏ thức ăn ở kẽ răng hiệu quả hơn.
- Đi khám răng định kỳ tại những cơ sở nha khoa uy tín để phát hiện kịp thời sâu răng, giúp bạn tránh được các biến chứng không đáng có sau khi chữa tủy răng.
Đến đây bạn có thể tham khảo sử dụng bộ sản phẩm giúp quá trình phục hồi sau phẫu thuật răng miệng, lấy tủy răng được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ:
Nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care
Nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care là loại nước súc miệng với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Với thành phần hoạt chất có trong nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care gồm:
- Chlorhexidine digluconate (CHX) 0.12%.
- Cetylpyridinium Chloride (CPC) 0.05%.
Do đó, bạn có thể sử dụng nước súc miệng PERIOD-AID Intensive Care trước và sau khi phẫu thuật răng miệng, lấy tủy răng,… để giúp kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu trước và sau các phẫu thuật nha khoa như điều trị lấy tủy răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Chỉ nha khoa TePe Dental Tape
Chỉ nha khoa TePe Dental Tape với cấu tạo sợi chỉ mảnh, rộng rất bền chắc, mạnh mẽ và phủ sáp, có khả năng di chuyển và nhẹ nhàng loại bỏ mảng bám giúp vệ sinh các kẽ răng một cách hiệu quả.
Sợi chỉ có hương bạc hà thơm mát phù hợp với mọi đối tượng, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, giảm thiểu hiện tượng viêm nướu và chảy máu chân răng.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp những cách giảm đau răng sau khi lấy tủy nhanh chóng và an toàn. Kèm theo đó là những vấn đề cần quan tâm trong quá trình chăm sóc răng sau khi lấy tủy. Đặc biệt, bạn nên thăm khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi điều trị lấy tủy răng.