GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Cách chăm sóc răng miệng khi bị viêm tủy răng

Viêm tủy răng là một tình trạng bệnh lý nha khoa nghiêm trọng cần được điều trị và chăm sóc hợp lý. Trong đó, ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng của góp phần giúp cải thiện tình trạng răng miệng khi bị viêm tủy răng. Vậy viêm tủy răng kiêng ăn gì và cách chăm sóc răng miệng hàng ngày như thế nào? Cùng Oralmart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chế độ ăn uống và bệnh viêm tủy răng có mối liên hệ như thế nào?

Viêm tủy răng là một tình trạng mà mô tủy của răng bị nhiễm trùng và viêm, thường gây đau và khó chịu. Tủy răng là nơi có nhiều mạch máu nhỏ và các dây thần kinh nên sẽ nhạy cảm và dễ ê buốt khi có các tác động từ bên ngoài.

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm
Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm

Trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây tổn thương cấu trúc men răng, ngà răng và tác động tới tủy răng gây viêm. Một chế độ ăn uống không cân đối với các thực phẩm, đồ uống nhiều đường, thức ăn tạo acid có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy răng. Đường và tinh bột trong thức ăn làm cho điều kiện cho vi khuẩn trong miệng tạo ra acid có thể ảnh hưởng trực tiếp đến men răng.

Chế độ ăn không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến men răng và tình trạng viêm tủy răng
Chế độ ăn không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến men răng và tình trạng viêm tủy răng

Ngoài ra, với những người áp dụng chế độ ăn uống thiếu hụt các chất dinh dưỡng như calcium, flour, vitamin D, vitamin C,… cũng thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công của lớp men răng, ngà răng rồi dễ dàng xâm nhập vào trong tủy.

Với những lý do trên, khi điều trị viêm tủy răng người bệnh thường được khuyến cáo nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát trở lại.

Viêm tủy răng kiêng ăn gì là tốt nhất?

Khi đang bị viêm tủy răng, có một số thực phẩm mà bạn nên kiêng ăn để giảm tác động và đau nhức tại vị trí viêm. Oralmart sẽ gợi ý một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế dùng:

1. Kiêng ăn đồ ngọt và các loại thức ăn có chứa nhiều đường

Đường và thức ăn chứa nhiều đường có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào mô tủy răng. Việc hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, bao gồm đồ ăn có đường, đồ uống ngọt, kẹo, bánh kẹo và nước ngọt có thể sẽ giúp cho quá trình điều trị răng bị viêm tủy được tối ưu hơn.

Có thể nói đường hay thực phẩm ngọt là thức ăn yêu thích của vi khuẩn Streptococcus trong khoang miệng. Trong điều kiện bình thường, nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của nước bọt, Streptococcus sẽ chỉ tồn tại dưới lượng nhỏ. Khi có sự thay đổi trong chế độ ăn như chế độ ăn quá nhiều tinh bột, lượng vi khuẩn sẽ tăng trưởng nhiều hơn.

Vi khuẩn Streptococcus trong khoang miệng
Vi khuẩn Streptococcus trong khoang miệng

2. Kiêng đồ ăn chứa quá nhiều acid

Thức ăn có tính acid cao có thể làm tăng cảm giác đau và kích thích viêm tủy răng. Bạn hãy hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn và đồ uống có tính acid cao như chanh, cam, cà chua, bưởi, dưa chua,…Ngoài ra, acid cũng là tác nhân tác động không tốt đến men răng.

Viêm tủy răng nên kiêng các loại thực phẩm, thức uống chưa quá nhiều acid
Viêm tủy răng nên kiêng các loại thực phẩm, thức uống chưa quá nhiều acid

3. Kiêng các loại thực phẩm cứng và dai

Khi đang trong tình trạng viêm tủy răng, điều này có nghĩa là cả men răng và ngà răng đều đang bị ảnh hưởng lớn, không đảm bảo được độ chắc khỏe của một chiếc răng chắc khỏe thông thường. Từ đó, chức năng ăn nhai cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khô, cứng như thịt, các loại hạt, kẹo dẻo, mứt dẻo,… Đây được xem là nguyên nhân gây nhiều áp lực cho răng khi nhai, tạo sự kích thích gây đau răng và cảm giác ê buốt.

Bạn nên kiêng các loại trái cây sấy dẻo, thực phẩm quá cứng để giảm áp lực lên răng khi nhai
Bạn nên kiêng các loại trái cây sấy dẻo, thực phẩm quá cứng để giảm áp lực lên răng khi nhai

4. Kiêng các loại nước uống có gas và có chứa cồn

Các loại thức uống có gas và có chứa cồn có thể kể đến như nước ngọt, rượu, bia, rượu vang,… có thể gây nên những tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, làm răng xỉn màu và cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc khỏe mạnh của răng.

Khi bạn đang trong tình trạng viêm tủy răng, đồ uống có cồn là thức uống bạn nên hạn chế nhất. Rượu bia khi uống vào sẽ làm cơ thể trở nên mất nước, vì vậy người uống bia rượu thường dễ bị tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt hơn. Trong khi đó, nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy nước bọt có vai trò loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ quá trình phân giải protein, trung hòa acid, làm sạch mảng bám và tái cấu trúc men răng hiệu quả. Khi nước bọt giảm tiết, lúc này răng sẽ trở nên yếu và rất dễ mắc phải các vấn đề về răng miệng, kể cả viêm tủy răngviêm nha chu.

Bia rượu có thể dẫn đến tình trạng khô miệng
Bia rượu có thể dẫn đến tình trạng khô miệng

Thêm vào đó, một số thành phần độc hại trong bia, rượu còn có tác động xấu đến hệ vi sinh khoang miệng và cả đường ruột. Việc dùng đồ uống có cồn thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phục hồi chức năng của răng, nướu và tình trạng viêm tủy răng cũng sẽ lâu hồi phục hơn so với bình thường.

5. Những thực phẩm gây dị ứng

Những thực phẩm gây dị ứng cũng sẽ nằm trong danh sách những thực phẩm bạn nên kiêng dùng. Dị ứng thực phẩm là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với một số protein lạ có trong thức ăn. Điều này thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định như các đồ hải sản, tôm, cua,…

Với những bệnh nhân trong tình trạng viêm tủy răng, mô nướu và chân răng đang trong giai đoạn cần hồi phục nếu ăn phải những thức ăn dễ gây dị ứng sẽ khiến cho khu vực này bị viêm, thậm chí chảy máu. Do đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với thức ăn nào đó, bạn hãy hạn chế các loại thực đó.

Viêm tủy răng nên ăn gì?

Khi bị viêm tủy răng, có một số loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và làm giảm cảm giác đau tại vị trí viêm. Dưới đây là một số loại thực phẩm Oralmart gợi ý mà bạn nên ăn trong giai đoạn có răng bị viêm tủy:

1. Thực phẩm giàu calcium

Các loại thực phẩm giàu calcium thường sẽ chứa nhiều trong các loại sữa như:

  • Sữa: Sữa tươi, sữa chua hoặc sữa đặc đều là nguồn canxi tốt cho răng và xương.
  • Sữa hạt: Các loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa hạt bí, sữa hạt chia,… đều có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác ngoài calcium như các loại vitamin D, vitamin A, vitamin B và khoáng chất thiết yếu khác.
  • Sữa đậu nành: Loại sữa này đặc biệt tốt cho người ăn chay hoặc không tiêu thụ sữa bò.
  • Sữa không đường: Dùng loại sữa không đường sẽ giúp hạn chế gia tăng acid trong khoang miệng, từ đó hạn chế được tình trạng sâu răng và tránh làm tình trạng viêm tủy tiến triển thêm.
Sữa là nguồn thực phẩm giàu Calcium, tốt cho cả xương và răng
Sữa là nguồn thực phẩm giàu Calcium, tốt cho cả xương và răng

2. Rau xanh giàu chất xơ và các loại trái cây

Các loại rau xanh giàu chất xơ và một số loại trái cây có thể và nguồn thực phẩm tốt cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn như:

  • Rau xanh: Cải bó xôi, rau muống, bắp cải, bông cải xanh.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, kẹo ngô.
  • Trái cây: Trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, dứa, dưa hấu. Vitamin C có khả năng giúp làm lành và kháng khuẩn tốt. Các loại có tính mát như bơ, táo, dưa gang,… và những món luộc từ thực vật là thực phẩm tốt dành cho bạn khi đang viêm tủy răng. Các loại thực phẩm này vừa dinh dưỡng, vừa không cần tốn lực để nhai, giảm được áp lực lên răng trong quá trình nhai.
Rau xanh giàu chất xơ và các loại trái cây giàu chất dinh dưỡng tốt
Rau xanh giàu chất xơ và các loại trái cây giàu chất dinh dưỡng tốt

3. Thực phẩm giàu Omega – 3:

Thực phẩm giàu Omega-3 sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ cho quá trình phục hồi nhanh hơn. Các nguồn thực phẩm giàu Omega – 3 có thể kể đến như:

  • Cá: Cá hồi, cá thu, cá mackerel.
  • Hạt chia, hạt lanh.
  • Quả óc chó, hạt bí ngô: Đây cũng là nguồn cung cấp các acid béo có lợi mà điển hình là acid béo Omega – 3 và acid béo Omega – 6 (hỗ trợ cơ thể hấp thụ acid béo omega – 3).

4. Nước

Uống đủ nước trong ngày là cách đơn giản nhất để giữ cho miệng luôn ẩm và hỗ trợ quá trình lành vết thương có thể diễn ra nhanh hơn.

Chăm sóc răng miệng khi bị viêm tủy răng

Việc chăm sóc răng miệng khi bị viêm tủy tăng cũng là một trong các yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng răng miệng tốt hơn. Có một số mẹo chăm sóc răng miệng dưới đây bạn hãy tham khảo:

1. Cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Oralmart gợi ý cho bạn 5 bước chải răng đúng cách đơn giản dưới đây để bạn có thể dễ dàng thực hiện:

Bước 1: Làm sạch khoang miệng

Đầu tiên, bạn hãy súc miệng với nước trong khoảng 30s để loại bỏ các mảng bám. Sau đó, bạn có thể sử dụng tăm chải kẽ răng hoặc máy tăm nước để làm sạch thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.

Sử dụng máy tăm nước làm sạch khoang miệng
Sử dụng máy tăm nước làm sạch khoang miệng

Bước 2: Chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải

Hãy rửa sạch bàn chải với nước để làm sạch bụi bẩn còn bám trên bàn chải. Nhiều người thường nghĩ rằng bàn chải lông cứng sẽ làm sạch tốt hơn, tuy nhiên sự thật là nó lại làm tổn thương răng miệng, dẫn đến chảy máu chân răng, tụt lợi,…

Sử dụng lượng kem đánh răng vừa phải tầm đầu ngón tay, bạn có thể chọn vị mà mình yêu thích nhưng hãy tránh những loại có vị quá cay vì nó có thể khiến bạn bị kích ứng.

Chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải
Chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải

Bước 3: Chải răng đúng cách

Hãy bắt đầu việc chải răng đúng cách bằng sự nhẹ nhàng, tránh sử dụng lực quá mạnh và làm theo trình tự sau đây:

  1. Sử dụng một lượng kem đánh răng vừa bằng hạt đậu.
  2. Bắt đầu chải mặt ngoài của răng theo chiều dọc.
  3. Tiếp tục chải mặt ngoài của răng, nhưng chuyển động chậm theo vòng tròn.
  4. Lặp lại những động tác đã làm cho mặt trong của răng.
  5. Đối với phần răng hàm thì bạn cần chải dọc lên mặt nhai của các răng từ trong ra ngoài.
  6. Bạn nhớ chải cả bề mặt của lưỡi để tăng hiệu quả vệ sinh và hạn chế vi khuẩn gây mùi.
  7. Cuối cùng bạn có thể súc miệng lại với nước.
  8. Bạn nhớ đánh răng 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn.
Các bước chải răng đúng cách
Các bước chải răng đúng cách

Bước 4: Vệ sinh lưỡi

Lưỡi là một bộ phận ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn răng miệng. Bạn nên sử dụng cây cạo lưỡi để giúp hỗ trợ vệ sinh phần răng miệng này.

Cây cạo lưỡi hỗ trợ vệ sinh răng miệng
Cây cạo lưỡi hỗ trợ vệ sinh răng miệng

Bước 5: Súc miệng

Bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng, như là một sản phẩm bổ trợ cho việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bạn không nên thay thế việc đánh răng bằng súc miệng, vì nó không thể đạt được hiệu quả vệ sinh tốt như việc đánh răng.

Khám nha khoa định kỳ

Khi có bất kì bất thường bệnh lý về răng miệng nào, bạn hãy gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn hãy thăm khám nha khoa định kỳ dựa trên tư vấn của bác sĩ để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình. Vì sức khỏe răng miệng nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của toàn cơ thể. Kiểm tra nha khoa giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có phương pháp điều trị kịp thời.

Lời kết

Qua những thông tin mà Oralmart đã chia sẻ ở trên, hẳn là bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi viêm tủy răng kiêng ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng cho mình. Các bạn hãy chăm sóc răng miệng thật tốt và gặp nha để được thăm khám điều trị sớm nhất có thể khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào của viêm tủy răng nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87