Sâu răng hình thành do vi khuẩn tấn công cấu trúc răng gây tổn thương và tiêu dần các mô cứng, từ đó tạo lỗ trên bề mặt răng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào bên trong tủy răng gây ra các hệ lụy nghiêm trọng. Cùng Oralmart nhận biết các dấu hiệu răng sâu đến tủy và cách phòng ngừa qua bài viết dưới đây.
Sâu tủy răng là gì?
Sâu tủy răng là tình trạng tiến triển nặng của sâu răng khiến ổ sâu lan dần vào buồng tủy gây viêm và hoại tử tủy răng. Đây là một trong những bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần được điều trị sớm để tránh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về Nha Khoa và Răng-Hàm -Mặt (NIDCR), 92% người Mỹ trưởng thành ở độ tuổi từ 20 đến 64 bị sâu răng trưởng thành, và 26% hiện đang bị sâu răng nhưng không tiến hành điều trị.
>>Xem thêm: Sự thật về răng sâu tự lành và cách phòng ngừa sâu răng
Nguyên nhân nào khiến răng sâu vào tủy?
Răng sâu vào tủy là tình trạng bắt nguồn từ việc sâu răng kéo dài mà bệnh nhân không biết hoặc không chữa trị kịp thời. Vi khuẩn tạo thành và ăn mòn răng tạo thành các lỗ sâu, khiến các tổ chức mô cứng như men răng và ngà răng bị phá hủy ngày càng nhiều. Khi vi khuẩn ăn sâu đến buồng tủy sẽ tấn công tủy răng gây ra viêm nhiễm, đó là tình trạng sâu tủy răng.
Nhận biết dấu hiệu răng sâu đến tủy
Dấu hiệu điển hình của răng sâu đến tủy là cảm giác đau nhức, khó chịu. Mức độ đau nhức ngày một tăng dần, ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Sau đây là các giai đoạn của sâu tủy răng:
Giai đoạn mới
Khi tình trạng sâu lan rộng và vi khuẩn bắt đầu tấn công vào tủy, bạn có thể sẽ xuất hiện các cơn đau nhức răng thoáng qua. Lúc này răng trở nên nhạy cảm hơn vì thường xuất hiện các cơn ê buốt khi ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, khi hít gió và thay đổi về áp suất.
Giai đoạn răng đã sâu vào tủy:
Viêm tủy sẽ nặng dần, đi kèm với cường độ và tần suất đau răng tăng dần. Cơn đau răng xuất hiện nhiều và mức độ đau nhức nặng hơn, cảm giác ê buốt kéo dài liên tục. Cơn đau xuất hiện từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài cả ngày và lan lên nửa đầu khiến bạn không thể xác định rõ răng nào bị đau. Cơn đau không đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít với thuốc giảm đau, vì thế việc răng đau nhức nhiều về đêm sẽ khiến bạn mất ngủ và không thể ăn nhai được ảnh hưởng rất lớn đến ăn uống, sinh hoạt và làm việc.
Giai đoạn sau
Sau một thời gian bạn sẽ không cảm thấy đau nữa vì tủy răng đã chết. Bệnh nhân bị hôi miệng do thức ăn mắc trong lỗ sâu hoặc do viêm lợi xung quanh răng sâu. Răng có thể bị vỡ, gãy do sâu răng vẫn tiếp tục phát triển khiến răng mất nhiều các tổ chức mô cứng. Lúc này có thể xuất hiện ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở vùng lợi ngang chân răng khiến cho răng lung lay và mặt bị sưng. Nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng răng sâu lồi thịt.
>> Xem thêm: Thế nào là răng bị sâu nặng? Nguy cơ, biến chứng và cách khắc phục
Vì sao răng sâu vào tủy thường gây đau nhiều
Vi khuẩn gây sâu răng kết hợp với các mảng bám thức ăn đọng trong lỗ sâu tạo thành ổ viêm. Khi sâu răng lan đến buồng tủy sẽ gây các phản ứng viêm ở tủy răng. Lúc này, phản ứng viêm xảy ra ở cả buồng tủy và chân răng khiến các cơn đau xuất hiện kéo dài. Các phản ứng viêm ở tủy răng làm cho nướu răng bị sưng đỏ lên, khiến cơn đau nhức ngày càng dữ dội.
Các biến chứng khôn lường khi răng sâu vào tủy
Sâu tủy răng là một bệnh lý nghiêm trọng gây ra các biến chứng khôn lường. Khi răng sâu vào tủy nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến các vấn đề như sau:
Gây hôi miệng
Việc mắc thức ăn thừa và mảng bám trong lỗ sâu hoặc ở các kẽ răng mà không được làm sạch là nguyên nhân gây hôi miệng.
Vỡ thân răng
Thân răng bị vỡ và các tổ chức viêm sẽ lan xuống phần chân răng khiến răng không giữ lại được, đồng thời lan tới vùng chóp gây viêm nhiễm ở vùng chóp.
Nhiễm trùng chóp răng
Các ổ mủ gây sưng mặt, đau hoặc áp xe chóp răng tạo thành nang chân răng. Áp xe là tình trạng tổn thương xuất hiện bọc mủ sau khi chóp răng bị viêm. Các nang to xuất hiện trong xương hàm sẽ khiến các tổ chức xương bị phá hủy, việc chữa trị khó khăn hơn và để lại nhiều biến chứng như tổn thương thần kinh, mạch máu,… Nặng hơn có thể không phục hồi chức năng ăn nhai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Viêm xương hàm
Ô nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng xuống xương hàm gây viêm xương hàm. Bên cạnh đó còn lan ra phần mềm và các tổ chức lân cận tạo một ổ nhiễm trùng lớn khó kiểm soát.
Tiến triển các bệnh lý khác
Biến chứng răng sâu vào tủy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trên những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,… Làm cho bệnh nặng và khó kiểm soát hơn.
Cách điều trị khi răng sâu đến tủy?
Hiện nay phương pháp để điều trị răng sâu vào tủy một cách hiệu quả và dứt điểm nhất chính là áp dụng những kỹ thuật nha khoa. Khi có các dấu hiệu sâu tủy răng bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để có những kế hoạch điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng hiện tại của răng hoặc mức độ nghiêm trọng của các biến chứng sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Trường hợp răng sâu vào tủy có thể điều trị được
Trong trường hợp có thể điều trị được thì nha sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha, cụ thể là phương pháp chữa tủy răng cho bệnh nhân. Nha sĩ sẽ thực hiện mở ống tuỷ bằng những dụng cụ nha khoa chuyên dùng, sau đó sẽ vệ sinh ống tuỷ và loại bỏ hoàn toàn các mô tuỷ bị viêm nhiễm. Cuối cùng tiến hành trám kín ống tuỷ để ngăn vi khuẩn tấn công trở lại.
Trong trường hợp phần tủy đã chết
Lúc này ổ viêm nhiễm trong tuỷ răng đã quá nghiêm trọng, các biện pháp bảo toàn răng sẽ gây ra biến chứng cho bệnh nhân. Phương pháp chữa tuỷ không còn mang lại hiệu quả, buộc phải nhổ răng sâu và lấy đi ổ nhiễm trùng ở vùng chóp răng để chữa trị. Bên cạnh đó, cần theo dõi triệu chứng sau khi lấy tủy răng và cần có quy trình chăm sóc răng miệng tốt. Có thể trồng răng mới sau khi nhổ răng sâu để đảm bảo chức năng nhai và hiệu quả thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Hướng dẫn những cách ngăn ngừa tình trạng răng sâu đến tủy
Cách tốt nhất để không phải lo lắng vấn đề răng sâu đến tủy đó là phòng tránh ngay từ ban đầu. Bạn nên có chế độ chăm sóc và làm sạch răng miệng khoa học, hợp lý để tránh tích tụ vi khuẩn gây sâu răng. Oralmart hướng dẫn bạn những cách sau đây để làm sạch và bảo vệ răng miệng hiệu quả:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với dòng sản phẩm kem đánh răng chuyên dụng để phòng ngừa và điều trị sâu răng.
- Dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại sau khi đánh răng để hạn chế tình trạng sâu răng.
- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chua và đồ quá cứng có thể làm hỏng men răng.
- Khi thấy có dấu hiệu sâu răng, bạn nên đi khám nha sĩ và điều trị ngay để tránh tình trạng sâu răng đến tủy.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, giúp bạn theo dõi và phát hiện sớm các tình trạng bệnh răng miệng từ đó điều trị kịp thời.
Sản phẩm phòng ngừa sâu tủy răng
Để phòng ngừa răng sâu có thể dẫn đến sâu tủy răng, bạn nên chăm sóc răng hằng ngày với dòng sản phẩm chuyên dụng VITIS Anticaries, đây là dòng sàn phẩm được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng hiệu quả.
Kem đánh răng ngăn ngừa sâu răng và mòn răng VITIS Anticaries
Kem đánh răng VITIS Anticaries với các công dụng nổi trội phù hợp để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ở người có bệnh sử sâu răng, đa sâu răng:
- Sản phẩm với công nghệ độc quyền chứa các hạt Hydroxyapatie dưới dạng nano tạo lớp bảo vệ răng hiệu quả chống lại sự xói mòn. Đồng thời kết hợp Flour và Xylitol giúp ngăn ngừa sâu răng từ sớm ở 3 mức độ khác nhau.
- Củng cố và tái cấu trúc men răng, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa sâu răng vượt trội.
- Hỗ trợ chữa các vết nứt, rãnh, các khiếm khuyết ở men răng hạn chế tình trạng thức ăn thừa và vi khuẩn nằm sâu trong các rãnh, nứt gây sâu răng.
VITIS Anticaries còn được khuyên đùng ở một số đối tượng:
- Người vệ sinh răng miệng kém: Dễ tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.
- Người có chế độ ăn giàu carbohydrate: Glucose trong tinh bột khi tiếp xúc với nước bọt, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ chuyển hóa thành acid khiến cho lớp men răng dần bị ăn mòn và gây ra sâu răng.
- Người dùng thuốc giảm tiết nước bọt: Nước bọt có các enzyme tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Người bị giảm tiết nước bọt sẽ hạn chế lượng enzyme này nên tác dụng ngừa sâu răng sẽ giảm sút, vì thế nên sử dụng kem đánh răng VITIS Anticaries để có hiệu quả phòng ngừa tốt hơn.
Nước súc miệng ngăn ngừa sâu răng và mòn răng VITIS Anticaries
Bạn nên sử dụng Nước súc miệng ngừa sâu răng VITIS Anticaries cùng dòng với kem đánh răng để có hiệu quả ngừa sâu răng tốt hơn. Nước súc miệng tiếp cận những vùng bàn chải không làm sạch tới để giữ thành phần hoạt tính trong miệng lâu hơn. Không nên súc lại bằng nước hoặc ăn uống sau 30 phút khi sử dụng nước súc miệng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lời kết
Qua bài viết trên, Oralmart đã chia sẻ những thông tin về tình trạng sâu răng đến tủy từ đó giúp bạn có các biện pháp phòng tránh và điều trị sâu tủy răng hiệu quả. Hãy bình luận xuống dưới đây nếu bạn có thêm ý kiến muốn chia sẻ với chúng tôi nhé!