GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Khi nào cần thay bàn chải đánh răng

Nhiều người thường không ý thức được tầm quan trọng của bàn chải đánh răng trong việc bảo vệ răng miệng. Vì thế họ thường bỏ qua vấn đề nên thay bàn chải đánh răng bao lâu một lần mà không biết răng điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Hãy cùng Oralmart tìm ra đáp án trong bài viết dưới đây.

Vì sao nên thay đổi bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng là công cụ chính để loại bỏ phần lớn vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn và mảng bám trong khoang miệng, từ đó làm sạch khoang miệng. Theo Thư viên Quốc gia về Thuốc của Hoa kỳ: Các nha sĩ khuyến khích mọi người nên đánh răng từ 2- 3 lần/ ngày.

Nên thay bàn chải bao lâu một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nên thay bàn chải bao lâu một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Tuy nhiên, các mảnh vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ theo thời gian trên bàn chải đánh răng, đặc biệt là lông bàn chải. Do đó, thay bàn chải theo chu kỳ nhất định là điều cực kì quan trọng để đảm bảo vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, việc đầu lông bàn chải bị xơ cứng khi xuống cấp làm cho răng, nướu bị tổn thương một cách nghiêm trọng trong quá trình chải răng, dễ gây chảy máu chân răng, mòn men răng, tụt lợi,…

Bàn chải đánh răng là công cụ chính để loại bỏ phần lớn vi khuẩn
Bàn chải đánh răng là công cụ chính để loại bỏ phần lớn vi khuẩn

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ: Thay bàn chải đánh răng của bạn sau mỗi 3 đến 4 tháng hoặc sớm hơn ngay khi lông bàn chải bị mòn.

Tương tự đối với bàn chải điện, thay đầu bàn chải định kì để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

>> Xem thêm: so sánh bàn chải thường và bàn chải điện

Nên thay bàn chải đánh răng khi nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khoảng 3 tháng, hiệu quả làm sạch của bàn chải đánh răng giảm rõ rệt so với bàn chải mới. Lông bàn chải bị sờn làm giảm sự tiếp xúc giữa răng và xung quanh đường viền nướu, khiến mảng bám khó làm sạch tối ưu.

Ngoài ra, lúc này rất nhiều vi khuẩn đã tích tụ trên bàn chải gây hại cho răng, nướu và sức khỏe nên việc thay bàn chải mới là vô cùng cần thiết.

Lông bàn chải bị bạc màu, mòn

Lông bàn chải bị sờn, biến dạng và bạc màu là dấu hiệu chúng ta cần thay bàn chải ngay lập tức. Lông bàn chải bị mòn sẽ khó tiếp cận giữa răng và đường viền nướu để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, làm giảm hiệu quả của việc đánh răng.

Ngoài ra, sử dụng bàn chải khi lông bàn chải bị xơ cứng có thể làm bạn nhiễm bệnh về răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng,…

Thay bàn chải khi lông bị bạc màu hoặc mòn
Thay bàn chải khi lông bị bạc màu hoặc mòn

Khi người khác sử dụng bàn chải của bạn

Khi người khác sử dụng bàn chải của bạn hoặc lông bàn chải của bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp với bàn chải của người khác. Tại thời điểm tiếp xúc này, rất nhiều loài vi khuẩn trao đổi qua lại với nhau.

Nếu bạn hoặc người đó không may mắc bệnh răng miệng hay một bệnh truyền nhiễm nào khác thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác qua bàn chải càng tăng cao. Để tránh điều này xảy ra, hãy chú ý thay bàn chải của bạn ngay lập tức để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Khi bàn chải của bạn tiếp xúc với bàn chải khác
Khi bàn chải của bạn tiếp xúc với bàn chải khác

Khi bạn làm rơi bàn chải

Nếu bạn vô tình làm rơi bàn chải, đặc biệt là những nơi không sạch sẽ như bồn tắm, sàn nhà vệ sinh bạn nên thay mới bàn chải. Vì những nơi ẩm ướt như thế này sẽ có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Trong một số điều kiện độ ẩm và nhiệt độ nhất định, chẳng hạn như những điều kiện thường được cung cấp bởi phòng tắm, vi khuẩn và các vi sinh vật khác phát triển nhanh chóng. Đây là môi trường lý tưởng để vi trùng có thể nhân lên tự do và sau đó trở lại miệng với việc sử dụng bàn chải của chúng ta.  Dù có vệ sinh sạch dưới vòi nước đi chăng thì lượng vi khuẩn ít nhiều vẫn còn tồn đọng trên bàn chải. Nếu tiếp tục sử dụng rất có thể khiến bạn gặp phải các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Khi bạn làm rơi bàn chải ở những nơi ẩm ướt
Khi bạn làm rơi bàn chải ở những nơi ẩm ướt

Thay bàn chải nếu lỡ bảo quản ở nơi quá kín

Song song với vi khuẩn từ miệng truyền sang bàn chải, trong phòng tắm một số lượng lớn vi sinh vật tích tụ mỗi ngày có thể làm ô nhiễm bàn chải đánh răng. Chúng có thể có mặt trên mọi bề mặt của phòng tắm chẳng hạn như trên các cạnh của bồn rửa, gương,… Đây là là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi kéo theo đó là hàng loạt các tác nhân gây bệnh khác cũng có thể phát sinh.

Bạn chỉ cần để bàn chải nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải của người khác. Trường hợp đi du lịch bạn có thể để bàn chải trong hộp có lỗ thoáng khí, khi đến nơi hãy để bàn chải ra bên ngoài để tránh vi khuẩn phát triển.

Không nên để bàn chải ở gần bồn rửa, gương
Không nên để bàn chải ở gần bồn rửa, gương

Thay bàn chải mới sau khi bị ốm, bệnh

Khi bị ốm, cơ thể sẽ sản sinh ra khá nhiều vi trùng, vi khuẩn làm bám dính khá lâu trên bề mặt lông bàn chải. Vì thế, để nhanh khỏi bệnh và tránh bị tái nhiễm thì việc thay bàn chải thường xuyên luôn được khuyến khích. Bạn cũng có thể chọn các loại bàn chải sử dụng một lần để dùng trong khi đang bị ốm.

Thay bàn chải mới sau khi bệnh
Thay bàn chải mới sau khi bệnh

Cách bảo quản bàn chải đánh răng

Ngoài việc thay bàn chải đánh răng định kì, Oralmart gợi ý cho bạn một vài cách để bảo quản bàn chải sau đây:

  • Rửa tay trước khi đánh răng: Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn các vi sinh vật từ bàn tay bẩn truyền trực tiếp đến bàn chải. 
  • Khử trùng kỹ bàn chải sau khi sử dụng: Có thể dùng nước ấm để rửa sạch qua bàn chải trước khi sử dụng. Khi đã chải răng xong hãy rửa thật sạch bàn chải dưới vòi nước chảy mạnh. Bạn có thể ngâm bàn chải trong dung dịch nước súc miệng để làm sạch nó.
  • Để bàn chải thẳng đứng ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không để bàn chải tiếp xúc với bàn chải của người khác.
  • Không bảo quản bàn chải ở gần bệ toilet và những nơi có môi trường ẩm ướt cao.
Bảo quản bàn chải ở nơi khô ráo, thoáng mát
Bảo quản bàn chải ở nơi khô ráo, thoáng mát

Bên cạnh việc bảo quản bàn chải đúng cách, mỗi người cũng cần hình thành thói quen vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ ngày sau bữa ăn.

  • Lựa chọn bàn chải: Lông bàn chải mềm, kích cỡ phù hợp với khuôn hàm để dễ dàng di chuyển làm sạch ở mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Cần ghi nhớ chải răng với lực nhẹ nhàng theo chiều dọc, tuyệt đối không chải quá mạnh theo chiều ngang.
  • Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Khám răng định kì: Mỗi 6 tháng nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để thăm khám, cạo vôi răng định kì nhằm đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất, tránh bệnh răng miệng phát sinh.

Lời kết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart. Chúng tôi hi vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi nên thay bàn chải đánh răng bao lâu một lần cùng cách bảo quản chúng. Nếu bạn có ý kiến cần đóng góp, hãy comment xuống dưới cho chúng tôi biết nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87