GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Nguyên nhân gây khô miệng khi mang thai

Hiện tượng khô môi, khô miệng khi mang thai không phải là vấn đề hiếm gặp. Nó bắt nguồn từ việc thay đổi nội tiết tố quá nhanh và thiếu nước trong thai kì. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu báo động của cơ thể về các vấn đề khác như đái tháo đường thai kì, rối loạn giấc ngủ,… Hãy cũng Oralmart tìm hiểu hiện tượng này trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng khô môi, khô miệng khi mang thai là gì?

Khô miệng khi mang thai là hiện tượng thường thấy trong 3 tháng đầu của thai kì, gây ra cảm giảm khô rát, khó chịu trong khoang miệng và cổ họng. Tình trạng này sẽ khó chịu hơn vào ban đêm và kéo theo các hiện tượng khác như:

  • Cảm giác nóng rát trong miệng hoặc cổ họng
  • Sâu răng
  • Đau họng, cổ họng khô, khát nước
  • Nước tiểu màu vàng sẫm
  • Vị giác thay đổi hoặc giảm khả năng nhận biết mùi vị
  • Khàn giọng, thậm chí là gặp khó khăn khi giao tiếp
  • Xuất hiện cảm giác nóng rát
  • Ăn uống khó tiêu…
Khô miệng khi mang thai gây cảm giác khó chịu
Khô miệng khi mang thai gây cảm giác khó chịu

Tình trạng này không những gây khó chịu, khô niêm mạc miệng mà còn khiến bệnh nhân giảm hay mất vị giác, dẫn đến hiện tượng rối loạn vị giác, chán ăn. Về lâu dài, khô miệng khi mang thai sẽ kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

>>>Xem thêm: Những cách trị khô miệng rát lưỡi tại nhà

Nguyên nhân khiên các mẹ bầu bị khô môi

Sau đây, Oralmart sẽ kể tên cho bạn một vài nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng khi mang thai:

1. Mất nước

Cơ thể bị mất nước khi lượng nước bị mất nhanh hơn lượng hấp thụ vào. Đặc biệt là ở phụ nữ có thai, nhu cầu của cơ thể tăng cao do phải cung cấp cho bản thân và cả thai nhi. Ngoài ra, các hoạt động của tế bào như sản xuất năng lượng, tiêu hóa thức ăn… sẽ tăng lên khi bạn mang thai. Vì vậy, cơ thể sẽ cần lượng nước nhiều hơn so với trước khi mang thai.

Trong một số trường hợp nặng, tình trạng thiếu nước khi mang thai có thể là nguyên nhân đưa đến dị tật bẩm sinh hoặc sinh non.

Mất nước gây ra nhiều vấn đề sức khỏe
Mất nước gây ra nhiều vấn đề sức khỏe

2. Thay đổi nội tiết tố quá nhanh

Estrogen và progesteron là 2 hormon đóng vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa và bài tiết của cơ thể. Khi mang thai, chúng tăng sớm trong thời kỳ mang thai. Sau 9 đến 10 tuần mang thai, chính rau thai sản sinh ra một lượng lớn 2 hormone này để giúp duy trì sự mang thai. Vì thế, sự gia tăng quá đột ngột nội tiết tố là nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị khô môi.

Thay đổi nội tiết tố quá nhanh dẫn đến khô miệng
Thay đổi nội tiết tố quá nhanh dẫn đến khô miệng

3. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng khô miệng khi mang thai như: thuốc chồng trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn phế quản,… Dù vấn đề khô miệng gây khó chịu nhưng bạn đừng tự ý ngừng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khô miệng do sử dụng thuốc
Khô miệng do sử dụng thuốc

4. Đái tháo đường thai kì

Nếu bạn bị đái tháo đường trong thai kì, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước. Tuy nhiên, nó sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong tương lai. Khi mang thai, cơ thể bạn cần một lượng insulin cao hơn bình thường và bệnh lí này ngăn không cho cơ thể sản sinh ra insulin. Nó dẫn đến các triệu chứng như: khô miệng, tiểu nhiều lần trong ngày, mệt mỏi, tăng cân quá nhanh,…

Đái tháo đường thai kì gây khô miệng
Đái tháo đường thai kì gây khô miệng

5. Tăng khối lượng máu

Theo báo cáo của Thư viện Quốc gia về Thuốc của Hoa Kỳ: Thể tích máu có thể tăng đến 50% khi đang mang thai. Điều này đồng nghĩa với việc thận phải hoạt động nhiều hơn, từ đó dẫn đến mất nước và khô miệng trong thai kì.

Phụ nữ mang thai tăng đến 50% thể tích máu
Phụ nữ mang thai tăng đến 50% thể tích máu

6. Các vấn đề về giấc ngủ

Mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, bao gồm ngáy và ngưng thở khi ngủ, lúc đấy bạn thường thở bằng miệng. Điều này khiến bạn khó tiết nước bọt và làm khô miệng.

Khô miệng do ngáy, thở bằng miệng
Khô miệng do ngáy, thở bằng miệng

7. Bệnh tưa miệng

Khi hệ miễn dịch cơ thể hoạt động không tốt, nấm Candida albicans – một loại nấm có thể gây tổn thương niêm mạc miệng phát triển mạnh mẽ. Vì thế, ngoài cảm giác khô rát trong miệng, bạn còn có thể cảm nhận miệng bị đau, mất vị giác và thấy rõ tổn thương trên lưỡi và má.

Bệnh tưa miệng do nấm Candida
Bệnh tưa miệng do nấm Candida

Cần làm gì khi mẹ bầu bị khô môi

Oralmart sẽ gợi ý cho bạn vài phương pháp điều trị khô miệng khi mang thai tại nhà. Tuy nhiên nếu bạn bị khô miệng kèm theo các triệu chứng nặng như: mệt mỏi, đau nhức,… thì hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

  • Uống nước thường xuyên ngay cả khi không thấy khát, tốt nhất là bạn nên uống từ 2-3 lít nước 1 ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước. Bạn cũng có thể ngậm những viên đá nhỏ để giúp miệng luôn ẩm ướt và làm giảm buồn nôn khi mang thai.
Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể
Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể
  • Cố gắng thở bằng mũi ngay cả khi đang ngủ để ngăn nước bốc hơi từ miệng khiến mẹ bầu khô miệng khi mang thai.
  • Chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Sử dụng bàn chải đánh răng, nước súc miệngchỉ nha khoa vào buổi sáng, tối và sau mỗi bữa ăn. Tốt nhất bạn nên sử dụng những sản phẩm dành riêng cho tình trạng khô miệng.
  • Đừng uống rượu, cà phê và hút thuốc khi mang thai bởi những loại thức uống này không chỉ gây mất nước, khô rát miệng mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Uống rượu trong thai kì gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Uống rượu trong thai kì gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ nếu bạn sống ở các khu vực có độ ẩm thấp.
  • Nhai kẹo cao su (tốt nhất là không đường) vì hoạt động nhai kích thích sản xuất nước bọt.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng với đầy đủ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và thịt nạc. Bổ sung nhiều vitamin C, B6,… và những thực phẩm có chất xơ.
  • Tránh dùng nhiều muối vì nó có thể khiến cơ thể mất nước.

Khô miệng trong thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng khô miệng khi mang thai có thể kiểm soát và điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Khô miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1. Sâu răng

Khô miệng gây ra rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung. Sự giảm lượng nước bọt làm giảm khả năng  đệm của nó và giảm sự hiện diện của những protein miễn dịch ngăn chặn sâu răng, phá hủy cân bằng của hệ sinh thía khỏe mạnh trong miệng vì thế tỷ lệ sâu răng gia tăng.

Khô miệng có thể gây ra sâu răng
Khô miệng có thể gây ra sâu răng

2. Dị tật thai nhi

Mẹ bầu bị mất nước nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể, em bé có thể gặp dị tật bẩm sinh, thiếu nước ối hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau. Hơn nữa, tình trạng thiếu sản xuất nước bọt có thể gây ra vấn đề về răng nướu. Theo đó, tình trạng sâu răng hay viêm nướu làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non lên gấp 2 – 3 lần.

Luôn bổ sung đủ nước để thai nhi khỏe mạnh
Luôn bổ sung đủ nước để thai nhi khỏe mạnh

3. Suy dinh dưỡng

Khi bị khô miệng, người bệnh sẽ bị tăng nguy cơ lở loét miệng, nhiễm nấm trong miệng, nứt môi, lở các góc miệng. Do đó dẫn đến mất vị giác, chán ăn và cuối cùng là suy dinh dưỡng.

Khô miệng dẫn đến chán ăn
Khô miệng dẫn đến chán ăn

Sản phẩm cho các bà bầu bị khô miệng, khô môi tại Oralmart

Để việc điều trị khô miệng khi mang thai hiệu quả hơn, Oralmart xin giới thiệu cho bạn dòng sản phẩm dành riêng cho trường hợp này: ORAL7 Moisturising. Dòng sản phẩm này được sản xuất tại Vương quốc Anh theo các quy định nghiêm ngặt. Những công thức này đã được chứng minh là hữu ích, hiệu quả và phù hợp để sử dụng hàng ngày và thậm chí để sử dụng cho những bệnh nhân bị tổn thương nặng nhất. Dựa trên các công thức enzym được sử dụng trong 25-30 năm qua.

Đặc biệt, dòng sản phẩm ORAL7 dành cho cả gia đình và an toàn khi nuốt. Khi bạn mới sử dụng Oral7, nếu bạn cảm thấy có vị ngọt, điều này chứng tỏ bạn không bị khô miệng; còn nếu bạn cảm thấy có vị đắng, đó là dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn sử dụng ORAL7 trong 1 – 2 tuần, bạn sẽ cảm thấy vị đắng giảm dần cho tới khi vị ngọt trở lại thì bệnh khô miệng của bạn đã giảm.

1. Kem đánh răng chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising

Sử dụng kem đánh răng ORAL7 Moisturing 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn, ORAL7 ngoài việc điều trị khô miệng khi mang thai còn mang đến cho bạn những lợi ích sau:

  • Loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, viêm nướu, sâu răng và mảng bám.
  • Ít bọt, không chứa Sodium Lauryl Sulphate (tác nhân gây khô miệng).
  • Với các enzym tự nhiên giúp củng cố các chức năng của nước bọt khỏe mạnh
  • Hiệu quả cho những người bị khô miệng
  • Trung hòa axit, do đó duy trì sự cân bằng trung tính của pH7 (giữ ẩm)
  • Chứa Flouride và Calcium giúp tăng cường men răng
  • Sử dụng thay thế kem đánh răng thông thường.
  • Giúp hơi thở thơm mát
Kem đánh răng chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising
Kem đánh răng chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising

2. Nước súc miệng chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising

Để tăng hiệu quả của kem đánh răng trong điều trị khô miệng khi mang thai, bạn cần súc miệng với 10-15ml dung dịch nước súc miệng dành cho người khô miệng ORAL7 sau khi đánh răng và trước khi đi ngủ, hoặc nhiều hơn khi cần thiết, điều này sẽ giúp bạn:

  • Giữ cho hơi thở thơm mát.
  • Giúp cho nướu khỏe mạnh.
  • Loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, viêm nướu, sâu răng và mảng bám do bệnh khô miệng gây ra.
  • Cân bằng lại hệ thống sinh học trong miệng với các enzyme tự nhiên, nên sử dụng kết hợp với kem đánh răng Oral7.
  • Không gây cảm giác khó chịu và bỏng rát.
Nước súc miệng chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising
Nước súc miệng chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising

3. Gel bôi chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising

Bất cứ khi nào bạn thấy cần, hãy lấy  một lượng gel nhỏ 1-2cm vừa đủ, dùng ngón tay hoặc tăm bông sạch để thoa gel vào các vị trí bên trong hai má, bề mặt lưỡi, dưới lưỡi, nướu và trên môi. ORAL7 gel sẽ hỗ trợ bạn:

  • Loại bỏ vi khuẩn gây viêm sưng nướu, sâu răng và mảng bám.
  • Xoa dịu cảm giác khô rát, khó chịu nơi cổ họng.
  • Giúp cho việc nhai, nuốt trở nên dễ dàng hơn.
  • Bảo vệ nướu răng, xoa dịu sưng đau
  • Gel bôi giữ ẩm Oral7 được thoa khắp miệng, đặc biệt là bề mặt lưỡi để bảo vệ chức năng hoạt động của các gai vị giác
Gel bôi chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising
Gel bôi chuyên dùng cho người khô miệng ORAL7 Moisturising

Lời kết

Qua bài viết trên, Oralmart hi vọng bạn đã được giải đáp thắc mắc về nguyên nhân và cách điều trị khô miệng khi mang thai. Bạn nên nhớ răng miệng là “cửa ngõ” của sức khỏe toàn thân và chăm sóc nó thật tốt. Nếu cần tư vấn hay giải đáp thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87