GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi, an toàn

Bị nhiệt miệng nên làm gì nhanh khỏi? Đây hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nhiều trường hợp đau nhức kéo dài nhiều tuần khiến người bệnh mệt mỏi. Áp dụng những mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản mà Oralmart chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian bị nhiệt miệng cũng như phòng ngừa tình trạng này tái phát hiệu quả.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong môi trường miệng và nước bọt. Người bị nhiệt miệng sẽ rất khó chịu, đau đớn và gặp khó khăn khi ăn uống trong một thời gian dài. Nhiệt miệng xuất hiện dưới dạng các đốm trắng nhỏ nhưng hơi nổi lên trên niêm mạc miệng.

>> Xem thêm: Nhiệt miệng nổi hạch có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng xuất hiện bằng những vết loét có hình tròn hoặc bầu dục

Những vết loét khi nhiệt miệng có hình tròn hoặc bầu dục, có bờ đều, bên trong màu trắng đục, xung quanh viêm đỏ. Cơn đau sẽ xuất hiện sau vết loét nhiệt miệng từ 1 – 2 ngày cùng với tình trạng viêm nặng hơn xung quanh vết loét. Nhiệt miệng sẽ thường lành tự nhiên sau 7 – 10 ngày. Khi đó, vết loét dần biến mất và không để lại sẹo trừ trường hợp nhiệt miệng dạng áp tơ khổng lồ.

Có 3 dạng áp tơ là áp tơ đơn giản, áp tơ khổng lồ và áp tơ dạng herpes. Trong đó áp tơ khổng lồ là dạng nặng nhất, gây đau nhức nhiều ảnh hưởng sức khỏe toàn thân, lành sau 2 đến 6 tuần và có thể tạo sẹo.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng

Cách trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Nếu để tự nhiên vết loét miệng cũng sẽ tự khỏi, tuy nhiên nếu muốn nhanh khỏi hơn thì Oralmart xin phép chia sẻ một số cách chữa nhiệt miệng như sau:

1. Ngậm nước muối

Phương pháp này đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, không tốn kém, có thể áp dụng ngay tại nhà. Mặc dù ngậm nước muối không phải là cách hết nhiệt miệng ngay lập tức trong vòng 1 ngày, nhưng lại đảm bảo an toàn tối đa.

Ngậm nước muối là cách trị nhiệt miệng tại nhà
Ngậm nước muối là cách trị nhiệt miệng tại nhà

Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm hiệu quả. Ban đầu khi súc miệng nước muối, bạn có thể cảm thấy hơi đau rát nhưng không kéo dài, thay vào đó vết loét sẽ nhanh lành hơn.

Có thể dùng nước muối súc miệng/nước muối sinh lý được bán sẵn tại các hiệu thuốc tây, nên làm ấm lại mỗi khi súc miệng. Ngoài ra có thể tự pha chế theo công thức sau:

  • Dùng 5g muối sạch hòa tan trong 230ml nước ấm
  • Dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 – 30 giây để điều trị nhiệt miệng

2. Ăn sữa chua

Theo một số nghiên cứu, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori. Việc ăn sữa chua có men vi sinh sống lactobacillus sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trị nhiệt miệng và bảo vệ dạ dày.

Ăn sữa chua là mẹo chữa nhiệt miệng
Ăn sữa chua là mẹo chữa nhiệt miệng

3. Dùng baking soda

Một trong những cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi và an toàn là súc miệng bằng baking soda. Đây là loại muối nở giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp giảm viêm để vết lở miệng nhanh lành.

Baking soda có thể trị lở miệng
Baking soda có thể trị lở miệng

Cách pha nước súc miệng baking soda:

  • Hòa tan 5g baking soda với 230ml.
  • Sau đó, bạn súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
  • Một ngày thực hiện súc miệng khoảng 2 – 3 lần cho tới khi hết nhiệt miệng.

>> Xem thêm: Cách làm trắng răng bằng Baking soda

4. Trị nhiệt miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng

Nước súc miệng trị nhiệt miệng Period- Aid Active Control giúp điều trị hiệu quả các chứng nhiệt miệng, đau rát do viêm. Sản phẩm chứa 0.05% Chlorhexidine và 0.05% CPC hiệu quả trong kháng khuẩn, đồng thời chống viêm nướu và chống mảng bám hiệu quả

Một số loại nước súc miệng hiện tại có các hoạt chất kháng khuẩn tốt đồng thời tích hợp các thành phần có tác dụng dịu nhẹ chữa lành những tổn thương trong khoang miệng. Từ đó, dùng nước súc miệng để kiểm soát, giảm tình trạng viêm nhiễm trong miệng, trong đó có những vết nhiệt miệng. Vì vậy, nó sẽ giúp thúc đẩy nhanh lành vết thương, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Dùng nước súc miệng có hoạt chất kháng khuẩn để trị nhiệt miệng
Dùng nước súc miệng có hoạt chất kháng khuẩn để trị nhiệt miệng

Một số bài thuốc trị nhiệt miệng tại nhà theo đông y

Ngoài các cách trị nhiệt miệng đơn giản tại nhà Oralmart đã đề cập ở trên, trong dân gian còn có một số bài thuốc trị nhiệt miệng tại nhà theo đông y dưới đây:

1. Thoa mật ong

Theo kết quả của một nghiên cứu, mật ong với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn được chứng minh là có hiệu quả và an toàn trong việc giảm đau, giảm kích thước và tình trạng sưng đỏ tại vết loét miệng.

Nghiên cứu về tác dụng của mật ong trong điều trị loét aphthous

National Library of Medicine

Để điều trị nhiệt miệng, bạn thoa mật ong lên chỗ đau 4 lần/ngày. Lưu ý, bạn nên dùng mật ong nguyên chất, chưa được lọc và khử trùng vì hầu hết mật ong khi được tiệt trùng ở nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy hầu hết các chất dinh dưỡng, không đem đến nhiều hiệu quả khi sử dụng.

Thoa mật ong tại chỗ nhiệt miệng giúp nhanh lành hơn
Thoa mật ong tại chỗ nhiệt miệng giúp nhanh lành hơn

2. Uống trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc có mùi thơm dễ chịu, vị ngon tự nhiên, giúp thư giãn và có tác dụng giảm đau, làm lành vết thương rất tốt. Trong loại trà này có chứa levomenol và azulene – 2 chất có khả năng sát trùng và chống viêm hiệu quả. Hoạt chất sát trùng, kháng viêm Azulene có trong Hoa cúc La Mã đồng thời cũng là một thành phần được dùng nhiều trong mỹ phẩm giúp làm dịu và làm lành nhanh chóng do tổn thương da.

Để trị nhiệt miệng, bạn dùng túi trà hoa cúc đắp lên vị trí bị lở miệng trong vòng vài phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà hoa cúc với nước ấm, dùng súc miệng 3 – 4 lần/ngày cho tới khi khỏi nhiệt miệng.

Uống trà hoa cúc giúp trị nhiệt miệng
Uống trà hoa cúc giúp trị nhiệt miệng

>> Xem thêm: Nhiệt miệng nên uống gì?

3. Thoa dầu dừa

Acid lauric có trong dầu dừa được nghiên cứu có đặc tính kháng khuẩn tốt. Do đó, khi bị nhiệt miệng chúng ta có thể sử dụng dầu dừa, giúp điều trị vết loét, chống viêm và giảm tình trạng sưng đỏ đau.

Cách trị nhiệt miệng bằng dầu dừa: Thoa dầu trực tiếp lên chỗ đau, bôi nhiều lần mỗi ngày cho đến khi vết loét biến mất.

Thoa dầu dừa hỗ trợ kháng khuẩn nhanh lành nhiệt miệng
Thoa dầu dừa hỗ trợ kháng khuẩn nhanh lành nhiệt miệng

4. Dùng bã chè khô

Trong chè có hoạt chất Tanin hữu dụng trong trị nhiệt miệng. Tanin có tên gọi khác là Tannoit, thuộc nhóm Polyphenol. Polyphenol có sự kết hợp với những hợp chất khác có trong lá trà xanh để tạo nên sự đặc trưng riêng và tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng kháng khuẩn tốt cho cơ thể, làm lành vết thương hở một cách nhanh chóng.

Tanin trong trà có tính kháng khuẩn, làm lành vết loét
Tanin trong trà có tính kháng khuẩn, làm lành vết loét

Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè để đắp trực tiếp lên vết loét trong miệng. Đây là mẹo chữa nhiệt miệng có hiệu quả cao, giúp giảm đau, giảm sưng tấy và chống viêm hiệu quả.

Làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả?

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, chính vì vậy ngoài trang bị những mẹo chữa nhiệt miệng, chúng ta cần biết cách để phòng ngừa tình trạng này quay trở lại, thông qua một số cách sau đây:

  • Bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ và đa dạng từ chế độ ăn thông thường hằng ngày, đặc biệt là Vitamin B, sắt và kẽm.
  • Giảm tổn thương trong miệng bằng cách: lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, ăn chậm nhai kỹ với thức ăn không quá cứng, giảm nguy cơ cắn vào bên trong miệng.
  • Hạn chế các thực phẩm gây nóng trong cơ thể như: rượu, bia, các loại quả nóng, đồ ăn cay nóng, chiên xào
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh thức khuya ngủ muộn.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng việc đánh răng và dùng nước súc miệng.
  • Dùng thêm các loại nước uống có tính chất giải nhiệt như: nước bí đao, nước sâm, nước dừa,…

>> Xem thêm: Tìm hiểu về nhiệt ở trẻ sơ sinh.

Lời kết

Hầu hết tình trạng nhiệt miệng sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng gì. Các cách trị nhiệt miệng đơn giản mà Oralmart đã gợi ý ở trên sẽ rút ngắn thời gian tự lành của vết loét. Tuy nhiên, nếu trường hợp bất thường, tình trạng đau nhức kéo dài, vết loét có dấu hiệu lan rộng, bạn hãy gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87