Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm nhưng đem lại sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt của cả mẹ và bé. Đặc biệt tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề nghiêm trọng như thiếu dinh dưỡng, tay- chân- miệng,… Hãy cùng Oralmart tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là gì?
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là tình trạng niêm mạc miệng hoặc nướu răng của bé bị tổn thương dẫn đến xuất hiện các vết loét trong khoang miệng, nó là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Các triệu chứng này kéo dài khiến bé thường xuyên quấy khóc, chán ăn, uể oải do miệng đau rát không ăn uống được.
Theo Thư viện Quốc gia về Thuốc Hoa Kỳ: Khoảng 9% trẻ em bị nhiệt miệng. Nguyên nhân trẻ dễ bị nhiệt miệng do hệ miễn dịch và các cơ quan còn non yếu. Tuy tình trạng này thường sẽ tự khỏi sau 2 tuần, nhưng cha mẹ cần tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt để tránh những rắc rối xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của con trẻ.
Các dấu hiệu khi trẻ bị nhiệt miệng
Có nhiều triệu chứng cho thấy trẻ sơ sinh đang bị nhiệt miệng như:
- Xuất hiện vết loét: Bên trong khoang miệng xuất hiện đốm trắng nhỏ, xung quanh vết đốm nổi đỏ và sưng. Sau vài ngày, vết này sẽ vỡ ra gây loét miệng và có thể chảy máu.
- Quấy khóc: Bé khóc nhiều do đau và khó chịu.
- Ăn kém hoặc không chịu ăn: Do cảm giác đau đớn trong miệng, trẻ sẽ trở nên biếng ăn.
- Sốt đột ngột: Có thể nổi hạch nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Miệng chảy nhiều nước dãi.
- Trẻ trở nên uể oải, thiếu năng lượng: Tình trạng nhiệt miệng khiến cho trẻ biếng ăn, từ đó không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cơ thể.
- Nướu, lợi bị sưng.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có thể là triệu chứng cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang suy yếu, ngoài ra nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan, đặc biệt nếu tình trạng này tái diễn thường xuyên, bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Có nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng như:
- Do sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì thế nếu mẹ thiếu dưỡng chất cũng có thể khiến bé bị thiếu các vitamin nhóm B, sắt, kẽm, acid folic,… Từ đó gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh.
- Do sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch, sức đề kháng kém: Khiến trẻ dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập gây nhiệt miệng.
- Do thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể khiến miệng trẻ bị khô và hình thành vết loét nhiệt miệng, ngoài ra còn gây khô miệng và nhiều triệu chứng khác.
- Do bệnh lý: Mắc các bệnh về chân tay miệng như thuỷ đậu, viêm họng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Ngoài ra, suy giảm chức năng gan ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố khiến cơ thể gây ra nhiệt miệng.
- Do chấn thương trong miệng: Trong lúc ăn uống, trẻ vô tình cắn phải niêm mạc ở trong má hoặc cắn vào lưỡi, hoặc nướu trẻ bị tổn thương khi đánh răng. Vi khuẩn, virus sẽ tấn công vào những vết thương bằng độc tố và gây ra nhiệt miệng.
- Do thực phẩm: Nếu trẻ có chế độ ăn uống không hợp lý như: sử dụng nhiều thực phẩm có tính acid, thực phẩm nóng,… có thể gây tổn thương niêm mạc bên trong miệng.
- Do cha mẹ vệ sinh khoang miệng cho bé không sạch khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng như thế nào?
Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh nên thực hiện chế độ chăm sóc phù hợp để hỗ trợ lành thương và tránh tình rạng trở nên nghiêm trọng hơn. Oralmart sẽ gợi ý cho bạn một vài cách chăm sóc cho bé khi đang bị nhiệt miệng.
Cho trẻ bú nhiều hơn
Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là giải pháp hiệu quả nhất vì trẻ chưa thể sử dụng thêm những thực phẩm khác. Vitamin và các dưỡng chất trong sữa mẹ có tình kháng khuẩn cao, vì thế giúp trẻ bổ sung nước, các chất cần thiết và ngăn chăn vi khuẩn khoang miệng.
Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, phụ huynh nên cho bé uống nhiều hơn ngày thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tránh để trẻ uống sữa nóng gây bỏng niêm mạc, từ đó khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Đối với chế độ ăn dặm của trẻ, bạn nên thay đổi cách chế biến thức ăn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Ưu tiên các món ăn dạng lỏng như cháo, súp, hoặc đã được nấu chín nhừ, mềm, dễ nuốt. Nên tránh các thực phẩm cứng, nóng và nhiều tính acid. Điều này giúp trẻ bớt đau khi ăn và hạn chế tối đa tác động lên niêm mạc miệng, lưỡi, nướu của trẻ.
Đặc biệt cần phải bổ sung các dưỡng chất như kẽm, sắt, acid folic, các vitamin nhóm B, C,… để bé được tăng cường sức đề kháng không cho các virus, vi khuẩn có hại có khả năng xâm nhập.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng của trẻ không được đảm bảo cũng là một nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Bạn nên rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng cho bé hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn.
Để trẻ nghỉ ngơi
Nhiệt miệng sẽ gây đau và có thể khiến trẻ sốt, vì thế bé nên được nghỉ ngơi để tránh sụt cân, mất sức và suy nhược cơ thể.
Dùng thuốc bôi đặc trị
Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc bôi dạng gel đặc trị các vết lở miệng ở trẻ nhỏ. Hầu hết các loại thuốc đều được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên an toàn cho trẻ và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc, cha mẹ nên đọc kỹ phần thành phần hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
10 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà
Việc sử dụng thuốc tây để điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh khá hạn chế, vì có thể gây hại cho gan và thận. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài thảo dược thiên nhiên giúp bạn điều trị nhiệt miệng cho trẻ tại nhà.
Với những trẻ sơ sinh còn đang bú, mẹ cần bổ sung thêm những loại thực phẩm ở dưới để bé có thể tăng sứ đề khác nhờ nhận được dinh dưỡng từ sữa.
1. Nước muối
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý là cách tốt nhất để loại bỏ các vi khuẩn có hại có thể khiến tình trạng nhiệt miệng nặng hơn. Nên cho bé súc miệng với nước muối 3 – 4/ lần/ ngày choo đến khi các dấu hiệu nhiệt miệng biến mất. Với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ mẹ có thể dùng rơ miệng để lau với nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho trẻ.
2. Nước củ cải trắng
Củ cải trắng là một loại thực phẩm quen thuộc, lành tính cho trẻ. Hàm lượng nước trong củ cải lên đến 92% và còn lại là protit, glucid, cellulozo, ngoài ra trong ngọn và lá của nó cũng chứa một hàm lượng vitamin C và A đáng kể.
Những thành phần trong củ cải hỗ trợ cơ thể thanh nhiệt giải độc, đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn phòng tránh viêm nhiễm tại các vùng lở loét. Vì vậy bạn có thể mua củ cải về rửa sạch, sau đó ngâm muối loãng rồi gọt vỏ, ép lấy nước cốt. Cho trẻ súc miệng với nước củ cải 3 – 4 lần/ ngày để điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh.
3. Dầu dừa, nước dừa
Trong dầu dừa có chứa acid lauric có thể giúp giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Bạn cần lấy dầu dừa pha vào nước ấm để súc miệng cho bé 2 – 3 lần/ ngày hoặc bôi dầu dừa vào chỗ loét có thể giúp nhanh lành vết thương.
4. Cam thảo
Cam thảo chứa glycyrrhizin có khả năng làm giảm đáng kể vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân của chứng viêm loét dạ dày hoặc loét miệng.
Bạn có thể dùng 1 ít cam thảo đun với chút nước trong khoảng 30 phút sau đó lấy nước cốt vừa đun thoa nhẹ lên vị trí nhiệt miệng của bé 2 – 3 lần/ ngày để làm lành vết thương nhanh chóng.
5. Bột sắn dây
Bột sắn dây có tính mát, thanh nhiệt, vì thể có thể sử dụng khi trẻ bị nhiệt miệng. Mẹ có thể nấu bột sắn dây với nước, sau đó đun sôi để nguội và cho thêm một ít đường để bé uống. Việc này không chỉ đảm bảo những nốt nhiệt miệng sẽ nhanh lành, mà cơ thể con còn được thanh nhiệt, giải độc và an toàn với cơ thể của trẻ.
6. Lá húng quế
Lá húng quế có thể làm giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe răng miệng bằng cách loại bỏ vi trùng và vi khuẩn. Bạn có thể giã lấy nước cốt lá húng quế để uống 3 – 4 lần/ ngày.
7. Nghệ
Với đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm, nghệ có thể chữa lành khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Trong Đông y, nghệ vàng có tính bình, tác dụng hoạt huyết, làm tan máu, giảm đau, sưng viêm.
Bạn có thể lấy nghệ tươi đem cạo vỏ, giã nhuyễn, dùng tăm bông tẩm lấy nước cốt nghệ rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.
8. Rau ngót, rau mồng tơi
Rau mồng tơi và rau ngót đều có tính hàn nên có tác dụng giúp cơ thể giải nhiệt tốt. Đặc biệt với những người bị loét miệng, ăn các món ăn có hai loại rau này có thể giúp vết loét nhanh chóng lành lại. Ngoài ra, các loại rau này còn chứa nhiều vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể non yếu của bé.
Đối với trẻ sơ sinh, cách chế biến tốt nhất là nấu thành cháo lỏng. Cha mẹ cần đem lá rau ngót nấu cháo cho bé, sau đó xay nhuyễn để bé dễ ăn và dễ nuốt. Tuy nhiên, nếu bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì không nên cho bé ăn rau mồng tơi vì có thể khiến các triệu chứng này nặng hơn.
9. Lá diếp cá và rau má
Lá diếp cá và rau má cũng là 2 loại rau có tính kháng khuẩn, sát trùng rất tốt giúp các vết thương ở miệng nhanh lành và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm hiệu quả, ngoài ra, những loại rau này cũng giúp giải độc gan từ bên trong, do đó giúp em bé của bạn phát triển khỏe mạnh hơn và chữa lành tình trạng trẻ sơ sinh bị loét miệng.
Cha mẹ có thể xay những loại lá này cho con uống hoặc súc miệng hàng ngày hoặc có thể nấu cháo cho bé theo phương pháp trên. Tuy nhiên, rau diếp cá có mùi tanh khó chịu khiến bé không thích ăn, vì thế nấu cháo sẽ tốt hơn.
10. Khế chua
Khế là thực phẩm giàu vitamin C, acid oxalic, canxi, sắt, natri, kali và các khoáng chất khác như vitamin A, B1, B2, P,… Vì vậy, ăn khế có thể thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt giải độc và giúp chữa bệnh. Ngoài ra, nó còn loại bỏ vết loét từ bên trong, chấm dứt bệnh nhanh chóng và an toàn cho bé.
Bạn cần lấy 1 – 2 quả khế chua, thái mỏng rồi đun sôi với nước. Sau khi nước khế nguội cho bé súc miệng và nuốt từng ít một sẽ làm dịu cảm giác đau rát và các vết nhiệt miệng cũng biến mất sau vài ngày.
Một số lưu ý khi điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
Việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng tại nhà khá dễ dàng, tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất:
- Không sử dụng mật ong: Tuy mật ong là một chất kháng khuẩn, kháng viêm tốt, tuy nhiên nó có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì thế không nên sử dụng mật ong để bôi lên vết thương khi trẻ sơ sinh bị loét miệng.
- Vệ sinh khoang miệng sau khi ăn: Sau khi bú hay ăn dặm, trẻ đều cần vệ sinh khoang miệng để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Đưa trẻ đi gặp bác sĩ: Nếu sau 10 ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm còn kèm theo các biểu hiện như trẻ sụt cân, sốt cao bất thường, đau ở vùng bụng, ngủ li bì,… thì bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám tại bệnh viện để có phương án chữa trị.
- Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.
Phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
Mặc dù bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa nó bằng những phương pháp sau:
- Giữ vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn là cách để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
- Sử dụng kem đánh răng dành cho bé: Dòng sản phẩm dành cho bé hỗ trợ trong việc vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa vi khuẩn, mảng bám hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Đối với trẻ đang ăn dặm, ba mẹ cần bổ sung protein có trong thịt, cá, trứng, đậu nành nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của con để nâng cao sức đề kháng chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
- Thăm khám nha khoa định kì.
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Sau đây, Oralmart xin giới thiệu cho bạn sản phẩm ORAFLOGO Baby Gel ngăn ngừa và điều trị sưng đau cho bé. Đây là sản phẩm được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, giúp bảo vệ và dưỡng ẩm mô miệng một cách tự nhiên với hương chuối và các thành phần tự nhiên rất an toàn cho trẻ. ORAFLOGO Baby Gel hỗ trợ giảm đau tức thì, lành thương nhanh, giảm đau rát khi ăn uống, từ đó giúp cải thiện tình trạng trẻ bỏ ăn, quấy khóc,…
Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart. Chúng tôi hi vọng bạn nhận được thông tin cần thiết về điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và lưu ý. Nếu bạn có ý kiến cần đóng góp, hãy comment xuống dưới cho Oralmart biết nhé!