Răng bị xỉn màu thường phản ánh đến sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ. Nắm được lý do làm răng xỉn và cách khắc phục tình trạng này sẽ giúp bạn sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, đầy tự tin. Cùng Oralmart tìm hiểu trong bài biết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến cho răng bị xỉn màu
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ trắng sáng của răng tưởng chừng như đơn giản, nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra. Nó có thể đến từ:
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống được coi là một nguyên nhân phổ biến làm răng bị xỉn màu. Cà phê, trà, cola, rượu vang, cà-ri, tương ớt, tương cà,… đều là những thứ để lại chất màu thực phẩm bám vào răng chúng ta. Nếu như chúng ta tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm có màu sắc đậm trong một thời gian dài và răng miệng lại không được vệ sinh đúng cách thì răng sẽ xỉn màu nhanh chóng theo thời gian.
2. Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc
Các kháng sinh tetracycline và doxycycline sử dụng đối với trẻ dưới 8 tuổi dùng thường xuyên sẽ gây biến đổi màu răng. Thuốc kháng histamines (như Benadryl), thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc huyết áp cũng làm cho răng bị đổi màu.
3. Vệ sinh răng miệng kém
Thói quen vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng rất lớn đến độ trắng sáng và sức khỏe của răng. Những người lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách thường có hàm răng bị xỉn màu. Khi có nhiều mảng bám trên răng, nó sẽ khiến răng không còn sáng bóng và dần ngả vàng. Vì vậy, đánh răng đều đặn ngày 2 lần chưa đủ, nên đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng để loại sạch mảng bám và các chất màu từ thực phẩm.
4. Hút thuốc lá
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng làm xuống cấp sức khỏe răng miệng. Theo thống kê y khoa, những người hút thuốc lá sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều gấp 3-6 lần và nguy cơ bị rụng răng là rất cao, cao gấp 2 lần so với người thường.
Những bệnh lý về răng miệng thường gặp khi hút thuốc lá là viêm nhiễm ở răng, nướu và phần xương xung quanh răng. Thêm vào đó thuốc lá còn là tác nhân gây ảnh hưởng đến màu sắc men răng. Chất nicotine trong thuốc lá là nguyên nhân chính phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng, khiến lớp men này bị yếu đi và khả năng bám màu cũng theo đó mà tăng lên.
5. Các vấn đề bệnh lý
Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến men răng (bề mặt cứng của răng) và ngà (chất nền bên dưới lớp men) có thể dẫn đến sự đổi màu răng. Một số trường hợp nhiễm trùng ở bà mẹ mang thai có thể gây đổi màu răng ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng đến sự phát triển của men răng.
6. Tuổi tác
Khi một đứa trẻ răng mới nhú lên thường sẽ có màu trắng của răng sữa. Tuy nhiên tuổi càng lớn dần màu sắc ngày một thay đổi, sắc răng sẽ chuyển sang màu đậm hơn hoặc ngả vàng hơn. Men răng khi chúng ta còn nhỏ thường chắc khỏe và yếu tố quyết định màu sắc răng là ngà răng.
Nhưng theo thời gian men răng bị tổn thương làm ảnh hưởng tới ngà răng, ngà răng sẽ chuyển đổi màu dần và sắc răng cũng có sự thay đổi. Khi tuổi càng cao, lớp ngoài của men trên răng thường sẽ mòn dần, lộ ra màu vàng tự nhiên của ngà răng.
7. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai sẽ thường chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thế. Theo đó, nếu việc vệ sinh răng miệng không được làm tốt và đúng cách sẽ tạo cơ hội cho các vụn thức ăn bám lại trên răng, lâu ngày sẽ khiến răng bị xỉn màu.
Thêm vào đó, sự gia tăng estrogen và progesterone ở cơ thể phụ nữ trong thời gian thai kỳ đã đẩy mạnh sự xuất hiện của các mảng bám vi khuẩn ở răng. Acid được tiết ra nhiều thông qua tình trạng ốm nghén, đầy hơi, nôn mửa đi kèm đã làm bào mòn chất khoáng trên răng.
8. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, răng bị xỉn màu còn có thể từ các yếu tố phụ khác như:
- Di truyền: Khi thực hiện các phương pháp tẩy trắng mà răng vẫn không sáng lên thì nguyên nhân chủ yếu do di truyền, đó là lí do một số người không cần tẩy trắng vẫn sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên.
- Môi trường, thói quen sử dụng: Việc sử dụng nguồn nước chứa fluoride, nước súc miệng, kem đánh răng quá nhiều chất này cũng khiến răng đổi màu do nhiễm fluoride.
Khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu như thế nào
1. Cách khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu tại nhà
Để giữ gìn hàm răng trắng không khó, bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng và áp dụng các cách làm trắng răng tự nhiên tại nhà dưới đây như:
Đánh răng bằng Baking Soda
Theo nghiên cứu từ năm 2017, một cách an toàn để loại bỏ mảng bám là tẩy trắng răng bằng baking soda. Chất này cũng thường xuất hiện trong các loại kem đánh răng, nhưng bạn có thể sử dụng Baking Soda riêng.
Trộn Baking Soda với nước, sau đó nhúng bàn chải đánh răng vào hỗn hợp và chải răng. Hoặc bạn có thể cho Baking Soda trực tiếp lên bàn chải đánh răng. Nếu muốn tăng cường hiệu quả, bạn có thể thêm Hydrogen Peroxide cùng Baking Soda khi chải răng.
Lưu ý không nên nuốt hỗn hợp này. Bạn nên súc miệng kỹ sau khi sử dụng. Khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, hãy nhớ đánh răng lại với kem đánh răng thông thường để loại bỏ tất cả baking soda còn lại khỏi răng.
Làm trắng răng bằng trái cây
Làm trắng răng bằng hỗn hợp dâu tây và Baking Soda là một phương pháp tự nhiên đã được nhiều người ưa chuộng. Theo đó, acid malic có trong dâu tây sẽ loại bỏ những gì tích tụ trên răng, trong khi Baking Soda sẽ đánh bay vết ố. Tuy nhiên, phương pháp có thể làm ảnh hưởng ít nhiều đến men răng, vì vậy bạn không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều sẽ gây hại.
Để làm trắng răng bằng hỗn hợp dâu tây và Baking Soda, hãy nghiền nát một quả dâu tươi, kết hợp với Baking Soda và chải hỗn hợp này lên răng.
Các phương pháp trên tuy hiệu quả không rõ rệt và cần nhiều thời gian để cải thiện răng xỉn màu nhưng lại rất an toàn nếu sử dụng phù hợp, ít tốn kém và dễ thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cải thiện răng bị xỉn màu của mình một cách nhanh nhất trong thời gian ngắn, hãy cùng Oralmart tìm hiểu thêm cách làm trắng răng tại nha khoa.
2. Cách khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu tại nha khoa
Có nhiều phương pháp nha khoa hỗ trợ làm trắng răng như: kem đánh răng có chất làm trắng, gel làm trắng, miếng dán làm trắng, nước súc miệng, máng tẩy trắng cá nhân và tẩy trắng tại phòng khám dưới sự kiểm soát của nha sĩ. Trong đó, hai phương pháp phổ biến nhất vẫn là đeo máng tẩy tại nhà và tẩy trắng tại phòng khám.
Nguyên lý chung để tẩy màu: các phân tử màu trong răng có cấu tạo vòng 6 cạnh, dùng hoạt chất tẩy trắng phá vỡ cấu tạo phân tử màu, trong đó 2 hoạt chất phổ biến trong nha khoa là carbamide peroxide và hydrogen peroxide.
Làm trắng răng bằng năng lượng ánh sáng
Cách làm trắng răng này phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ quyết định nồng độ cần áp dụng cho từng trường hợp, thời gian chiếu đèn, nhanh chóng trả lại hàm răng trắng sáng tự nhiên và nụ cười tự tin trọn vẹn cho bạn mà không hề ảnh hưởng đến nướu hay men răng.
Bước 1: Bác sỹ sẽ thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Bước 2: Trám sâu răng hoặc điều trị các bệnh răng miệng khác như viêm nướu (nếu có) trước khi thực hiện làm trắng răng.
Bước 3: Tiến hành cạo vôi răng, làm sạch răng.
Bước 4: Tiến hành làm trắng răng như sau:
- Lắp dụng cụ che nướu và bôi gel bảo vệ nướu:
Chất gel này được thoa lên vùng tiếp xúc giữa răng và nướu, cách ly nướu với răng nhằm mục đích bảo vệ nướu khỏi nóng.
- Thoa gel tẩy trắng
Bác sĩ tiến hành phủ lên một lớp gel làm trắng răng dày khoảng 2mm bằng dụng cụ chuyên dụng.
- Chiếu đèn tẩy trắng răng
Ánh sáng từ đèn có tác dụng hoạt hóa Carbamide peroxide, thúc đẩy cơ chế bẻ gãy phân tử Carbamide peroxide, giải phóng ra oxi nguyên tử nhanh hơn.
- Hoàn tất
Sau khi đủ thời gian chiếu đèn cần thiết, các bác sỹ sẽ kiểm tra độ trắng sáng của răng, có thể lặp lại qui trình phủ gel và chiếu đèn lần nữa nếu muốn răng trắng hơn.
Sau khi răng đã đạt độ trắng sáng như mong muốn, bác sĩ tiến hành làm sạch phần khoang miệng, tháo dụng cụ và gel bảo vệ nướu.
Bác sỹ dặn dò bạn những lưu ý cần thực hiện về chế độ ăn uống và cách giữ gìn hiệu quả tẩy trẳng răng lâu dài.
Tẩy trắng đeo máng
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy mẫu răng và làm máng nhựa mềm trong suốt phù hợp với bộ răng của từng bệnh nhân. Tiếp theo, bệnh nhân được hướng dẫn đeo thuốc và vệ sinh răng tại nhà. Phương pháp này chỉ định cho các trường hợp nhiễm màu nhẹ: nhiễm màu ngoại lai, răng màu vàng, răng nhiễm màu do tuổi tác.
Cách phòng ngừa răng bị xỉn màu
1. Hạn chế ăn, uống các loại có màu đậm, chứa nhiều acid
Những loại thực phẩm, thức uống có màu sẫm hay nhiều acid như: cà phê, trà, kẹo dẻo, cacao, rượu vang đỏ, nước ép trái cây sẫm màu,… cũng cần được hạn chế để tránh tình trạng răng xỉn màu. Hoặc bạn nên dùng ống hút kèm theo khi uống để hạn chế màu nước uống tiếp xúc trực tiếp với răng.
2. Bổ sung thực phẩm làm chắc men răng mỗi ngày
Trong một vài trường hợp, răng vàng ố là do men bị xói mòn và để lộ phần ngà bên dưới có màu vàng. Vì vậy, bất cứ điều gì làm để tăng cường men răng sẽ giữ cho răng trắng đẹp một cách tự nhiên. Các loại thức ăn thô hoặc chứa nhiều chất xơ cũng có thể giúp chải sạch đi các vi khuẩn và những mảnh mảng bám khỏi bề mặt răng. Một số loại khác thì tạo ra các hàng rào bảo vệ răng khỏi mảng bám hoặc có chứa các chất hóa học có khả năng trung hòa các loại axít làm yếu men răng. Các loại thức ăn có khả năng ngăn chặn răng khỏi bị ố màu bao gồm:
- Các loại rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt và bông cải.
- Các loại phô mai và sữa chua lên men.
- Các loại hoa quả và rau củ nhiều chất xơ như táo, mận, lê và rau cần tây.
- Các thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa, bao gồm cà rốt, gừng và tỏi.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc thường.
- Các loại hạt.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Cách dễ nhất để ngăn ngừa răng bị ố vàng là thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt như thông qua xây dựng những thói quen như:
- Chải răng bằng kem đánh răng chứa fluoride 2 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.
- Dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày.
- Súc miệng bằng nước hoặc chải răng sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường, màu, và tannin.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa fluor mỗi ngày. Việc này không khuyến cáo áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Khám nha sĩ thường xuyên.
- Ngưng sử dụng sản phẩm chứa nicotine và thuốc lá.
- Sử dụng ống hút khi dùng các thức uống không phải nước.
- Hỏi ý kiến nha sĩ về các thói quen có thể gây tổn thương răng như nghiến răng.
Các sản phẩm chăm sóc răng miệng ngăn ngừa răng xỉn màu
1. Kem đánh răng Mirawhite làm sạch chuyên sâu cho răng trắng sáng
Kem đánh răng Mirawhite gelée sẽ cung cấp bảo vệ toàn diện với một phức hợp sáng tạo của các thành phần hoạt động nhẹ nhàng loại bỏ sự đổi màu răng và giúp khôi phục, duy trì độ trắng tự nhiên của răng.
Sản phẩm giúp ngăn chặn sự bám dính nhanh chóng của vi khuẩn đồng thời làm chậm quá trình hình thành mảng bám đáng kể. Với sự kết hợp khoáng chất mica, hoạt chất đã được sử dụng thành công trong các sản phẩm mỹ phẩm trong nhiều năm, kem đánh răng Mirawhite mang lại hiệu quả bóng khỏe tức thì cho răng.
2. Kem đánh răng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng
Kem đánh răng VITIS Anticaries dành cho mọi đối tượng người sử dụng, đặc biệt là người lớn, trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng cao, người vệ sinh răng miệng kém, người có bệnh sử sâu răng, người có chế độ ăn giàu carbonhydrate.
Sản phẩm giúp phục hồi và củng cố men răng, tăng cường và tái khoáng hóa men răng, ngăn chặn tình trạng răng ê buốt, đặc biệt thích hợp với người bị tụt nướu, bề mặt chân răng bị lộ.
3. Nước súc miệng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng
Nước súc miệng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng sỡ hữu những đặc điểm vượt trội như:
- Với công thức đặc biệt giúp ngăn ngừa sâu răng từ sớm ở 3 mức độ khác nhau.
- Khả năng ngừa sâu răng vượt trội không chỉ củng cố và tái cấu trúc men răng, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa sâu răng vượt trội, mà còn có thể hỗ trợ chữa các vết nứt, rãnh và các khiếm khuyết ở men răng.
- Tăng cường hiệu quả của kem đánh răng nhờ dễ dàng tiếp cận những khu vực khó tiếp cận trong khoang miệng và giữ các thành phần hoạt tính trong miệng trong thời gian dài hơn.
- Thành phần không cồn tránh tình trạng kích thích và bảo vệ nướu.
Lời kết
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu và cách khắc phục tình trạng này. Dựa theo các thông tin Oralmart đã chia sẻ, hi vọng bạn sẽ biết được do đâu răng bị xỉn màu và cách cải thiện màu răng hiệu quả. Bạn hãy đến nha sĩ thăm khám nếu muốn làm trắng răng an toàn, hiệu quả trong thời gian ngắn nhé!