GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Răng cấm có phải răng khôn không?

Nhiều người cho rằng răng cấm chính là răng khôn, tuy nhiên đây là 2 loại răng riêng biệt và cùng thuộc nhóm răng hàm. Răng cấm là cụm từ dùng để chỉ răng hàm số 6 và số 7, phụ trách chính cho chức năng ăn nhai của răng miệng. Vậy phân biệt răng cấm và răng khôn như thế nào? Cùng Oralmart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Răng cấm là gì?

Răng cấm dùng để chỉ nhóm răng hàm bao gồm răng số 6 và số 7 trong cung răng tính từ ngoài vào trong. Mỗi người sẽ có 4 răng cấm chia đều cho hai hàm.

Theo Longdom Publishing SL – một trong những nhà xuất bản quốc tế hàng đầu về các tạp chí khoa học lâm sàng: Răng cấm đóng vai trò chính trong việc thực hiện chức năng ăn nhai, định hình khuôn mặt và răng miệng. Vì thế bề mặt nhai của răng rộng và có rãnh sâu cùng với thân răng to.

Răng cấm là răng số 6 và 7 trong cung răng
Răng cấm là răng số 6 và 7 trong cung răng

Răng cấm có thay được không

Trong 32 chiếc răng của con người, chỉ có 20 răng có thể thay thế những chiếc răng sữa đầu tiên là 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng tiền hàm. Còn 12 chiếc răng hàm, trong đó có răng cấm số 6, số 7 là răng vĩnh viễn nên không thể thay răng. Điều đó đồng nghĩa với việc răng này chỉ mọc lên 1 lần duy nhất.

Răng cấm thường mọc trong độ tuổi từ 6 – 13 tuổi và không bao giờ thay răng. Vì vậy, nó luôn cần phải được bảo tồn một cách tối đa. Việc mất răng hàm to sẽ làm giảm chức năng ăn nhai, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, mất cảm giác ngon miệng. Về lâu dài nó còn làm xương hàm tiêu biến và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Răng cấm chỉ mọc 1 lần nên cần được bảo vệ cẩn thận
Răng cấm chỉ mọc 1 lần nên cần được bảo vệ cẩn thận

Phân biệt giữa răng cấm và răng khôn

Tiêu chíRăng cấmRăng khôn
Vị tríRăng số 6 và số 7 của cung răng tính từ ngoài vào tronRăng số 8 của cung răng tính từ ngoài vào trong
Thời điểm mọc6 -13 tuổiTừ 17 tuổi trở đi
Chức năngPhụ trách chức năng ăn nhai và chịu lực của hàmKhông có chức năng
Nguy cơ bệnh lýNguy cơ thấpNguy cơ cao, dễ mọc ngầm ảnh hưởng đến răng bên cạnh
Chỉ địnhƯu tiên phục hồi, bảo tồnNhổ răng khôn khi cần thiết
Trồng lại khi răng đã mấtCàng sớm càng tốtKhông cần thiết
Ý nghĩa của việc trồng lại răngPhục hồi chức năng ăn nhai,
tránh được biến chứng của việc mất răng như tiêu xương hàm, xô lệch răng, tụt nướu…
Không ý nghĩa
Phân biệt răng cấm và răng khôn
Phân biệt răng cấm và răng khôn

Các vấn đề thường gặp đối với răng cấm và răng khôn

1. Đối với răng cấm

Răng cấm là những răng thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên thường gặp phải nhiều bệnh lí răng miệng:

  • Sâu răng: Đây là tình trạng phổ biến nhất, nguyên nhân đến từ việc mảng bám tích tụ trên răng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Tổn thương răng: Do sử dụng lực quá mạnh khi nhai, khi đánh răng hay thói quen nghiến răng gây ra hiện tượng mài mòn, nứt răng. Ngoài ra, mọc răng khôn cũng có thể gây ra tổn thương và xô lệch răng số 7.
  • Viêm tủy răng: Khi có vết nứt trên bề mặt răng cấm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và gây hại đến tủy răng dẫn đến tình trạng cấu trúc răng bị phá hủy và mất răng.
  • Viêm nha chu: Tình trạng này gây đau đơn, khó chịu và ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh chân răng, dần dần nó sẽ phá hủy ổ xương răng và làm răng bị lung lay.
  • Mất răng và tiêu xương hàm: Những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ phá hủy răng, gây mất răng đồng thời giảm chức năng ăn nhai của hàm.
Răng cấm tiếp xúc nhiều với thức ăn nên dễ bị sâu răng
Răng cấm tiếp xúc nhiều với thức ăn nên dễ bị sâu răng

2. Đối với răng khôn

Những vấn đề thường xảy ra đối với răng khôn:

  • Răng số 8 mọc lệch, xô đẩy răng bên cạnh dẫn đến khuôn hàm bị xô lệch, đau nhức và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.
  • Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng số 8.
  • Xảy ra viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.
  • Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm.
  • Viêm nha chu hoặc răng số 8 bị sâu.
  • Răng số 8 dị dạng.
Răng khôn mọc lệch gây đau nhức hàm
Răng khôn mọc lệch gây đau nhức hàm

Cách chăm sóc phòng ngừa các vấn đề về răng

Vì răng cấm là răng quan trọng cần được chăm sóc và bảo vệ kĩ lưỡng, Oralmart sẽ gợi ý cho bạn một vài cách chăm sóc và phòng ngừa các vấn đề của răng:

  • Chải răng đúng cách: Sử dụng bàn chải đánh răng 2 – 3 lần/ ngày sau bữa ăn để nhẹ nhàng làm sạch răng miệng và thay bàn chải định kì.
  • Sử dụng kết hợp kem đánh răngnước súc miệng: Sử dụng những sản phẩm chứa fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Kết hợp nước súc miệng và kem đánh răng để tăng cường tối đa hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế các loại thực phẩm giàu carbonhydrat, đường và acid để tránh mài mòn men răng.
  • Sử dụng máy tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa: Để vệ sinh những nơi mà bàn chải khó làm sạch.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì.
Sử dụng kết hợp kem đánh răng và nước súc miệng để bảo vệ răng miệng hiệu quả
Sử dụng kết hợp kem đánh răng và nước súc miệng để bảo vệ răng miệng hiệu quả

Lời kết

Qua bài viết trên, Oralmart đã cung cấp cho bạn thông tin về răng cấm, cách chăm sóc cũng như là phân biệt răng cấm với răng khôn. Nếu bạn có ý kiến muốn đóng góp, hãy comment xuống dưới cho chúng tôi biết nhé.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87