GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Răng chết tủy có nguy hiểm không? Cách để ngăn ngừa răng chết tủy

Tủy răng đóng vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng sự sống của răng. Răng chết tủy có thể dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe, có thể dẫn đến biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hiểm. Vậy làm sao để ngăn ngừa răng chết tủy? Cùng Oralmart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Răng chết tủy là gì?

Vai trò của tủy răng

Trong cấu trúc của răng, tủy răng đóng vai trò nuôi dưỡng, duy trì sự sống và quyết định sự khỏe mạnh của răng. Nó đảm nhận vai trò:

  • Là nguồn sống duy trì sự sống và quyết định sự khỏe mạnh của răng.
  • Cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có kích thích tác động lên răng, cảm giác của tủy răng mang lại bao gồm cảm giác ê buốt, nóng, lạnh, đau và cảm giác về lực tác động như chấn thương, sâu răng,…
  • Tham gia nuôi dưỡng, sửa chữa ngà răng.
Tủy là nguồn sự sống chính của răng
Tủy là nguồn sự sống chính của răng

Răng chết tủy là gì?

Răng chết tủy là khi tủy răng bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, viêm tủy nặng, sau cùng không điều trị kịp thời dẫn đến chết tủy. Răng không còn tủy để nuôi dưỡng, nó sẽ không còn cảm nhận nhiệt độ, mùi vị thức ăn, cảm giác ăn nhai và đặc biệt là không có bất kỳ phản ứng nào với những kích thích từ bên ngoài.

Răng chết tủy là gì?
Răng chết tủy là gì?

Dấu hiệu của răng chết tủy là gì?

Khi hư tủy răng sẽ gây ra những cảm giác đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn, tình trạng của bệnh mà có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cùng Oralmart tìm hiểu giai đoạn chết tủy sau:

Giai đoạn viêm tủy có phục hồi

Khi tủy răng bị tổn thương, cơn đau nhức sẽ kèm theo các dấu hiệu khác như ê buốt. Tình trạng này nặng hơn về đêm. Nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh sẽ gặp phải những cơn đau dai dẳng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tủy răng có thể được hồi phục được.

Đây là bệnh lý phổ biến nhưng đa số bệnh nhân đều không thể phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu, do bệnh phát triển rất thầm lặng và nhẹ nhàng, không có dấu hiệu đáng ngờ nào. Nhưng nếu để bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, có nhiều trường hợp khi phát hiện đã ở giai đoạn chết tủy không thể cứu vãn.

Giai đoạn viêm tủy có hồi phục làm răng đau nhức âm ĩ, ê buốt
Giai đoạn viêm tủy có hồi phục làm răng đau nhức âm ĩ, ê buốt

Giai đoạn viêm tủy răng cấp

Ở giai đoạn này, các triệu chứng có thể nhận biết khá rõ ràng. Đây là giai đoạn bệnh đã phát triển ổn định và xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý rất rõ rệt với tần suất và mức độ ngày càng cao như:

  • Những cơn đau âm ỉ ở tại vùng khu trú hoặc ở các vùng lây lan.
  • Trải qua những cơn đau này rất nặng và dai dẳng kéo dài hàng giờ đồng hồ thậm chí nó còn lây lan sang các các răng bên cạnh, nướu và làm đau lên cả nửa đầu.
  • Có mủ trong răng, phần nướu bị tấy lên.
  • Khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu.
  • Có cảm giác tê buốt mỗi khi có vật gì hoặc thức ăn kích thích,…

Giai đoạn viêm tủy răng hoại tủy

Đây là giai đoạn điều trị tủy răng nặng nhất. Những cơn đau không còn nữa thay vào đó là tình trạng không còn cảm giác do tủy đã chết. Các dịch tủy bị hoại tử sẽ theo các lỗ ở chóp răng chảy ra ngoài gây nên cảm giác khó chịu, mùi hôi cho người bệnh. Đặc biệt, những dịch này có thể dẫn theo vi khuẩn làm lây lan, viêm nhiễm tới các vùng mô mềm quanh răng, gây nên những tổn thương cho chân răng, gây viêm xương, thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy dẫn tới mất răng.

Nguyên nhân gây ra răng chết tủy

Có nhiều nguyên nhân có thể kể đến làm tủy răng bị hư như:

Sâu răng

Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất. Thông thường cấu trúc tủy răng được bao bọc bởi lớp men răng, ngà răng rồi mới tới tủy răng. Khi vệ sinh răng miệng không tốt, các mảng bám giải phóng acid phá hủy lớp men răng, từ đó các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tấn công và tạo thành các ổ sâu.

Trong giai đoạn đầu, chỉ tấn công vào lớp men răng ngoài cùng. Sau khi lớp men răng bị phá hủy, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào lớp ngà răng và tủy răng. Chính vì vậy trong giai đoạn đầu của sâu răng, nếu chăm sóc răng tốt có thể ngăn chặn tình trạng hỏng tủy răng.

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến làm hư tủy răng
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến làm hư tủy răng

Tác động vật lý

Trong trường hợp tai nạn té ngã hoặc ăn đồ ăn quá cứng làm răng mẻ, vỡ, nứt,… sẽ khiến mạch máu và nguồn nuôi tủy không cung cấp được chất dinh dưỡng đầy đủ cho tủy, lâu ngày sẽ dẫn đến chết tủy. Khi tủy chết sẽ dẫn đến răng chết.

Nhiễm trùng nướu

Các trường hợp nhiễm trùng như viêm nha chu, viêm chân răng,… nếu không kịp thời điều trị, lâu ngày cũng sẽ dẫn đến chết tủy.

Một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã hoại tử, nếu không được điều trị có thể hình thành mủ ở chóp chân răng, tạo thành áp xe. Áp-xe sẽ phá hủy cấu trúc xương quanh răng và gây cảm giác đau nhức dai dẳng.

Viêm nha chu không điều trị kịp thời có thể gây chết tủy răng
Viêm nha chu không điều trị kịp thời có thể gây chết tủy răng

Chết tủy răng có nguy hiểm như thế nào?

Chết tủy răng trong nhiều trường hợp có lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn,… Ngoài ra, các dấu hiệu khác của răng chết tủy có thể là khi nghiến hoặc nhai sẽ cảm thấy có áp lực lên răng, phần nướu bị sưng, có mụn trên thành lợi tại vị trí lân cận răng chết tủy, răng chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen, miệng có mùi hôi khó chịu.

Nếu răng chết tủy không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm, áp xe quanh chóp răng, làm phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hại cho sức khoẻ. 

Chính vì vậy, với những biểu hiện nghiêm trọng của tình trạng này, bạn nên đến bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Với những nguy hiểm của viêm tủy để lại, nếu răng sau khi chết tủy sẽ còn lại trên cung hàm bao lâu?

Răng bị chết tủy có tồn tại được không?

Thông thường, thời gian tồn tại của răng phụ thuộc vào tình trạng và cách chăm sóc, bảo vệ răng của mỗi người. Răng chết tủy vẫn có thể sử dụng tạm thời trong một năm đầu, sau đó sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng sừng hóa mô răng.

Thời gian tồn tại của răng có thể là 10 – 15 năm nhưng chức năng ăn nhai đã không còn thực hiện được, dễ vướng lại các mảng bám thức ăn và gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng khác. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều răng chỉ có thể tồn tại từ 5 – 7 năm.

Đối với những răng được điều trị tủy, lấy tủy thì tuổi thọ của răng là 15 – 20 năm phụ thuộc vào thói quen ăn uống, chế độ chăm sóc của người bị chết tủy răng. Sau khi chết tủy, răng không còn được tủy nuôi dưỡng, khiến các cấu trúc như men răng, ngà răng bị suy yếu, kém đàn hồi, dễ sứt mẻ hơn các răng khác. Bản thân răng bị chết tủy cũng đã có các lỗ sâu lớn. Thêm vào đó, việc không còn thần kinh cảm thụ khiến chúng ta không thể điều chỉnh lực cắn phù hợp. Điều này càng dễ khiến răng bị nứt vỡ, sứt mẻ kém bền chắc hơn. 

Răng chết tủy thường tạm dùng được trong một năm đầu
Răng chết tủy thường tạm dùng được trong một năm đầu

Ngoài ra, sau khi đã lấy tủy răng, quá trình bào mòn răng do các yếu tố bên ngoài sẽ không vì thế mà dừng lại. Trong khi đó, răng lại không được tủy nuôi dưỡng, tái tạo, phục hồi các tổn thương từ bên trong nên sẽ bị mòn nhanh hơn dẫn đến răng giòn, yếu, dễ nứt vỡ, lung lay. Nhìn chung, theo thống kê, răng được lấy tủy có tuổi thọ trung bình khoảng 15 – 20 năm. Răng bị chết tủy nhưng không được điều trị sẽ có tuổi thọ thấp hơn, thậm chí có nguy cơ khiến ổ nhiễm trùng lan rộng do không được loại bỏ phần tủy viêm, hoại tử. 

Phương pháp điều trị răng bị chết tủy tại các nha khoa hiện nay

Trước đây, phương pháp thông dụng để điều trị răng bị chết tủy thường là nhổ bỏ răng. Phương pháp này thường được chỉ định cho trường hợp tủy răng hoại tử gây hôi miệng nhiều, răng lung lay, quá giòn, quá yếu không còn thể hồi phục chức năng ăn nhai tạm thời được.

Tuy nhiên, hiện nay sẽ ưu tiên hơn phương pháp loại bỏ các mô tủy hư, tạo hình và trám bít ống tủy. Quy trình điều trị gồm các bước sau:

  • Thăm khám, xác định tình trạng vấn đề về tủy răng và các bệnh lý răng miệng khác.
  • Chụp X-quang để kiểm tra, đánh giá tình trạng tủy và độ sâu của lỗ tủy.
  • Tiến hành làm sạch răng miệng và thực hiện gây tê.
  • Khoan răng, mở rộng đường vào ống tủy, rút sạch ống tủy đã chết.
  • Chụp X-quang để kiểm tra lại xem tủy đã được lấy hết chưa nhằm tránh tình trạng sót tủy.
  • Thực hiện hàn lại ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng, cố định và trám lại răng. 

Lấy tủy răng đã chết chỉ thích hợp với các trường hợp răng bị chết tủy nhưng vẫn có thể bảo tồn được. Trong trường hợp chết tủy, hoại tử tủy răng nghiêm trọng, việc làm sạch tủy không còn thực hiện được thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng. Thông thường, nếu lấy tủy chết và trám răng lại thì người bệnh sẽ được khuyến nghị nên bọc sứ cho chiếc răng không còn tủy để bảo vệ gia tăng tuổi thọ cho răng. Với trường hợp nhổ răng, để tránh tiêu xương hàm và khôi phục chức năng ăn nhai, người bệnh thường nên trồng lại răng sau khi nhổ. 

Làm gì để ngăn ngừa răng chết tủy

Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng

Một trong các nguyên nhân phổ biến cơ bản nhất của răng chết tủy lại là sâu răng, sâu răng gây hôi miệng, đau nhức dai dẳng, làm hỏng lớp men răng, ngà răng và sau cùng là tủy răng nếu không chăm sóc, điều trị kịp thời. Vì vậy, việc cơ bản nhưng rất quan trọng chính là việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Bạn hãy xây dựng cho mình chu trình chăm sóc răng miệng cũng như lối sống lành mạnh, khoa học như:

  • Chải răng 2 – 3 lần/ngày để làm sạch răng, loại bỏ cặn thức ăn và mảng bám trên răng.
  • Nên đánh răng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn, giúp khoang miệng thơm mát, sạch sẽ, hết mùi hôi khó chịu.
  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch kẽ răng chuyên dụng như chỉ nha khoa, tăm nước. Nên dùng thêm nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn và loại bỏ mảng bám.
  • Dùng bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp, chải răng cẩn thận, không dùng lực chải quá mạnh để tránh làm sứt mẻ răng, tránh làm tổn thương nướu.
  • Chọn các sản phẩm nước súc miệng, kem đánh răng phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng của mình. 
  • Đặc biệt, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, lấy vôi răng thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ để nắm chắc tình trạng sức khỏe răng miệng
Bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ để nắm chắc tình trạng sức khỏe răng miệng

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày góp phần không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Để ngăn ngừa răng chết tủy, bạn nên:

  • Ưu tiên chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như calcium, vitamin D, khoáng chất, giàu chất xơ.
  • Sử dụng các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa, sinh tố, trái cây mềm, rau mềm dễ nhai để làm giảm áp lực cho răng mất tủy, chữa tủy và bảo vệ răng tốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn nhiều đường, nhiều tinh bột vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các món ăn ít đường ít tinh bột thường ít gây vôi răng, khiến răng bớt nhạy cảm, hạn chế tốt tình trạng vi khuẩn tấn công gây bệnh cho răng. 
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn quá dai, quá cứng, quá nóng, quá lạnh để tránh khiến răng không thích ứng kịp dẫn đến nứt, vỡ.
  • Ăn chậm nhai kỹ, nhai thật cẩn thận, tránh dùng lực cắn mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn, các loại trái cây chua, chứa nhiều acid. Tránh dùng nước ngọt, đồ ngọt, thức uống có gas, rượu, bia, thuốc lá để giữ độ bền chắc cho răng. 
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh hạn chế đường, acid trong thực phẩm
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh hạn chế đường, acid trong thực phẩm

>> Xem thêm: Bị viêm tủy răng nên ăn gì?

Hạn chế các thói quen xấu

Ngoài chế độ ăn uống và xây dựng thói quen chăm sóc răng miêng, một số thói quen xấu hằng ngày cũng cần được loại bỏ. Ví dụ như lấy lưỡi đẩy vào vị trí răng bị chết tủy, nghiến răng, nhai đá lạnh, đánh răng quá mạnh, ăn vặt trước khi ngủ, cắn đầu bút,…

Lời kết

Với những thông tin Oralmart đã cung cấp, răng bị hư tủy có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bạn hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý, điều trị khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87