Niềng răng có thể giúp cải thiện ngoại hình bằng cách điều chỉnh vị trí của răng, làm cho chúng trông đều và đẹp hơn. Điều này có thể tạo ra một nụ cười hoàn hảo và tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, có nhiều người băn khoăn liệu răng sâu có niềng được không, cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Oralmart.
Tìm hiểu về bệnh lý sâu răng
Sâu răng là bệnh lý nha khoa với tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng, xuất phát từ men răng đến tủy răng. Nguyên nhân có thể bắt đầu từ nhiều yếu tố như: ăn vặt thường xuyên, vi khuẩn trong khoang miệng, thói quen sử dụng nhiều loại đồ uống có đường, không có thói quen vệ sinh răng miệng.
Sâu răng có 2 loại cơ bản như sau:
- Sâu răng ở mức độ nhẹ: Lúc này, trên răng sẽ có các vết màu đen li ti hay lỗ nhỏ màu đen, nâu.
- Sâu răng ở mức độ nặng: Răng bị tổn thương nặng và xuất hiện nhiều chỗ khuyết có kích thước lớn, mất một phần của thân răng hay chỉ còn mỗi chân răng.
Tình trạng sâu răng sẽ có những biển hiện thường gặp như sau:
Các đốm đen xuất hiện trên bề mặt
Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng, tuy nhiên nhiều người thường không chú ý. Thời điểm đầu tiên, những đốm đen này sẽ hơi sậm màu hơn màu răng tự nhiên. Tiếp đến, những đốm đen này bắt đầu lan rộng, hình thành những lỗ hổng. Ngoài đốm đen, thì có một số trường hợp sâu răng sẽ xuất hiện những vệt sáng màu, những đốm trắng trên răng.
Nướu bị sưng hoặc chảy máu
Sự lây lan của vi khuẩn sâu răng sẽ làm cho phần mô nướu trở nên nhạy cảm, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Lúc này, miệng sẽ có mùi khó chịu và có vị đắng khiến cho người bệnh cảm giác ăn không ngon.
Khiến cho răng nhạy cảm hơn
Cảm giác ê buốt là tình trạng thường gặp khi bạn ăn loại đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp khi bạn bị sâu răng, lúc mà vi khuẩn bắt đầu tấn công. Nếu không đến nha khoa can thiệp nhanh chóng, sẽ dẫn đến răng bị yếu dần, lung lay và rụng.
Xuất hiện các lỗ sâu trên răng
Vi khuẩn tấn công và hình thành những lỗ nhỏ trên răng hoặc gây ra kẽ hở 2 bên răng, khiến cho thức ăn dễ tích tụ. Nếu không được làm sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Đây được xem là biểu hiện rõ ràng nhất của sâu răng, lúc này bạn cần đến nha khoa để trám, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn lan rộng đến tủy răng.
Sâu răng là một bệnh lý nha khoa phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu không chủ động điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như: nhiễm trùng hoặc mất răng. Vậy bị sâu răng có niềng răng được không, cùng tìm hiểu ở nội dung sau đây.
>>Xem thêm: Niềng răng 1 hàm có được không? Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng
Răng sâu có niềng được không?
Thực tế, răng sâu vẫn có thể niềng, nhưng trước khi niềng bạn cần tiến hành điều trị sâu răng thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Lý do cần phải điều trị sâu răng trước khi niềng răng cụ thể như sau:
- So với răng bình thường, răng sâu yếu hơn rất nhiều bởi mô răng của nó đã bị phá hủy. Điều này khiến cho lực kéo không tác động tốt và ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Đồng thời, khi tác động lực lên răng sâu, có thể gây ra tình trạng gãy răng nếu răng đó quá yếu.
- Răng sâu thường khiến cho người bệnh cảm thấy ê buốt. Thêm vào đó, là những cơn đau do niềng răng gây ra cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người niềng. Do đó, bạn cần điều trị sâu răng trước khi thực hiện niềng răng.
- Ngoài ra, thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1.5-2 năm tùy từng trường hợp khác nhau. Nếu không chữa sâu răng trước khi niềng thì tình trạng sâu răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, nếu trong quá trình niềng không vệ sinh răng miệng đúng cách, sâu răng sẽ lan đến những răng kế bên.
Nội dung bên trên đã giải đáp băn khoăn sâu răng có niềng được không, phần còn lại của bài viết sẽ tập trung trả lời câu hỏi răng trám có niềng được không cho bạn đọc. Đừng bỏ lỡ nhé.
Phương pháp xử lý răng sâu trước khi niềng
Trước khi bắt đầu niềng răng, nha sĩ thường sẽ đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe nha khoa tổng thể của bạn là tốt nhất có thể. Điều này có thể bao gồm xử lý các vấn đề về sâu răng nếu cần thiết. Dưới đây là các phương pháp xử lý răng sâu trước khi niềng:
Trường hợp răng sâu nhẹ
Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị trước khi niềng răng. Điều này giúp đảm bảo sâu răng không lan rộng và tác động đến khí cụ.
Dấu hiệu của sâu răng nhẹ hay còn gọi là sâu cấp độ 1 là những lỗ hổng nhỏ màu đen hoặc trắng đục xuất hiện trên bề mặt răng. Lúc này, thường bác sĩ sẽ chỉ định trám răng.
Còn nếu là răng sâu mới bắt đầu xuất hiện các lỗ đen li ti, bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung florua. Đối với trường hợp mô sâu lớn hơn, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vết sâu, sau đó hàn trám răng. Hoàn tất việc hàn răng thẩm mỹ cho người bệnh, bác sĩ mới bắt đầu tiến hành quá trình chỉnh nha.
Trường hợp răng sâu nặng và ảnh hưởng đến tủy
Khi răng đã lan sâu đến tủy thì bản thân bệnh nhân cũng chưa vội niềng răng ngay. Vì những cơn đau lúc này đã khá khó chịu, nếu cố tình lắp đặt dụng cụ chỉnh nha nhưng không xử lý sâu răng thì sẽ khiến cho vi khuẩn có trong ống tủy lan rộng ra những răng kế bên. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy và bọc răng sứ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ mô sâu. Tiếp theo sẽ đánh giá tình trạng tủy còn lại. Nếu giữ được bác sĩ sẽ ưu tiên giữ tủy lại. Nếu phần tủy đã bị hư khá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ phần tủy hư và bọc răng sứ hoặc cắm implant, dựa vào độ bền của răng sứ và răng implant để đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình chỉnh nha.
Trường hợp răng sâu làm vỡ hết thân răng
Nếu thân răng tự nhiên đã bị sâu răng phá vỡ gần hết, bạn cũng không thể niềng răng ngay lập tức. Vì lúc này, diện tích sẽ không đủ để bác sĩ gắn các dụng cụ. Chính vì thế, sẽ ưu tiên chữa răng sâu và khôi phục thân răng sau đó mới niềng răng.
Có 2 cách để xử lý là điều trị sâu răng hoặc bọc sứ, nhổ răng.
- Nếu thân răng được bác sĩ đánh giá đủ để bọc sứ thì sẽ bắt đầu trị sâu răng, tiếp đến là phục hình, cuối cùng là niềng răng.
- Nếu thân răng bị phá hủy quá nhiều, không thể thực hiện phục hình sứ thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Tiếp theo, tùy thuộc vào phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ có kế hoạch xử lý tối ưu.
Trám răng có niềng được không? Có bị vỡ miếng trám không?
Trám răng có niềng được không là vấn đề mà nhiều người lo lắng. Câu trả lời là bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi lực kéo của khí cụ niềng răng sẽ không đủ để tác động lên vết trám răng. Bởi vì chất liệu được bác sĩ sử dụng trong quá trình trám chính là composite rất cứng, khả năng chịu lực cao.
Mặt khác, phương pháp niềng răng sẽ kéo cả chân răng và thân răng di chuyển. Nói dễ hiểu là nguyên cả 1 chiếc răng di chuyển cùng thời điểm, chứ không phải dùng lực để bóp hay siết thân răng lại. Chính vì thế, miếng trám sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lực kéo khi niềng răng.
Răng bị sâu trong khi niềng thì phải làm sao?
Sâu răng có thể gây nhiễm trùng và gây tổn thương cho răng và mô xung quanh do đó khi phát hiện răng bị sâu trong khi niềng răng sẽ có 3 cách xử lý như sau:
Dùng thuốc để xử lý răng chớm sâu
Đối với răng vừa chớm sâu, cách xử lý trong thời gian niềng răng khá đơn giản, tương tự như răng thông thường. Khi triệu chứng răng sâu xuất hiện, bác sĩ sẽ thăm khám và xử lý nhanh chóng thông qua thuốc chuyên dụng bằng cách chấm trực tiếp vào vị trí sâu răng.
Răng sâu mức độ càng nhẹ thì xử lý càng dễ dàng. Vì thế, khi có dấu hiệu đổi màu răng, ngứa nướu hoặc răng hãy nhanh chóng đến nha khoa để được điều trị kịp thời.
Hàm trám trị răng sâu nhẹ
Với diện tích răng sâu ở mức độ nhỏ hay trung bình thì bác sĩ sẽ chỉ định hàng trám sau khi chữa sâu để tránh được tình trạng thức ăn tích tụ vào những lỗ sâu. Nếu không trám lại lỗ hổng trên răng sẽ có nguy cơ tái sâu răng một lần nữa. Điều này dẫn đến tốn thời gian và tiền bạc để điều trị.
Mặt khác, quá trình hàn trám không ảnh hưởng đến mắc cài, do đó bệnh nhân sẽ không tốn quá nhiều thời gian.
Bọc răng sứ hoặc nhổ răng nếu sâu nặng
Nếu kích thước lỗ sâu lớn, vết sâu làm tổn thương tủy thì bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp bọc răng sứ hoặc nhổ răng nếu cần.
Để thực hiện 2 phương pháp trên, cần tháo mắc cài trước khi thực hiện chữa sâu răng. Khi kết thúc việc điều trị sâu răng, bác sĩ sẽ đặt lại mắc cài lần nữa.
Quy trình vệ sinh để hạn chế nguy cơ sâu răng trong khi niềng
Vệ sinh miệng đúng cách và sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho người đeo khí cụ trong suốt quá trình niềng răng là quan trọng để hạn chế nguy cơ sâu răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây là 4 bước trong quy trình vệ sinh cơ bản, bạn có thể tham khảo và thực hiện:
1. Dùng bàn chải TePe Implant/Orthodontic cùng kem đánh răng VITIS Orthodontic
Bàn chải đánh răng TePe Implant – Orthodontic với thiết kế đặc biệt giúp cải thiện khả năng tiếp cận những khu vực quanh răng cấy ghép, khí cụ chỉnh nha, giúp tăng cường hiệu quả làm sạch. Sản phẩm còn giúp chải sạch vùng ở phía trên và dưới của dây cung, mắc cài hỗ trợ làm sạch dọc đường viền nướu đối với những răng thực hiện cấy implant.
- Bước 1: Súc miệng bằng nước lại để loại bỏ thức ăn tích tụ quanh khu vực dây cung và mắc cài.
- Bước 2: Hướng đầu bàn chải về phía mắc cài và chải răng theo theo hình vòng tròn lên từng bề mặt răng, từng vùng cụ thể. Tập trung làm sạch vùng phía dưới và trên của dây cung.
- Bước 3: Chải mặt nhai và mặt trong của răng theo hình vòng tròn. Đối với mặt răng cửa trước, hãy chải theo chiều dọc và theo hướng lên xuống.
2. Dùng bàn chải kẽ TePe Interspace và TePe Interdental Brush Original
Để tăng cường hiệu quả loại bỏ mảng bám, hãy sử dụng kết hợp cây chải kẽ răng TePe Interdental Brush Original với đánh răng thông thường. Đây là sản phẩm chăm sóc cơ bản gồm có 9 kích cỡ được mã hóa thông qua những màu sắc riêng biệt, để vừa khít với những khoảng trống giữa kẽ răng chật hẹp hay rộng khác nhau.
Hàng ngày sau khi vệ sinh răng miệng, bạn hãy sử dụng thêm cây chải kẽ theo hướng dẫn như sau:
- Đặt nghiêng đầu cây chải vào vùng khe giữa 2 chân răng. Tìm vị trí chèn phù hợp rồi đưa cây chải vào một cách nhẹ nhàng.
- Xoay nghiêng nhẹ cây chải về hướng nướu, sau đó rút cây chải ra.
- Luồng cây chải vào dưới dây cung và đặt sát mắc cài, tiếp theo di chuyển cây chải nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám tại vị trí này.
- Dùng nước súc miệng hoặc nước sạch để súc miệng lại 1 lần nữa.
3. Dùng máy tăm nước Waterjet
Máy tăm nước WaterJet với áp lực của tia nước giúp loại bỏ mọi mảnh vụn thức ăn tích tụ ở các kẽ răng, viền nướu và mảng bám có trên bề mặt răng hiệu quả. Đồng thời tia nước còn nhẹ nhàng massage nướu, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh về nướu.
4. Sử dụng nước súc miệng VITIS Orthodontic
Nước súc miệng VITIS Orthodontic được nghiên cứu và sản xuất đặc biệt dành cho người đeo khí cụ niềng răng, hạn chế những vấn đề như sâu răng, vết loét, viêm nướu và hôi miệng. Sản phẩm với thành phần hoạt chất giúp diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của mảng bám, đồng thời giúp nướu khỏe mạnh gồm:
- Cetylpyridinium Chloride (CPC) 0.05%
- Sodium fluoride 226ppm
- Aloevera 0.05%
- Allantoin 0.10 %
Để hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng răng, bạn có thể sử dụng nước súc miệng VITIS Orthodontic theo hướng dẫn của Oralmart như sau:
- Dùng 15ml nước súc miệng VITIS Orthodontic, súc miệng trong vòng 30 giây, sau đó nhổ ra ngoài (Lưu ý không pha loãng).
- Sử dụng với tần suất 2 lần/ngày, sau khi đánh răng và sau khi ăn. (Nên sử dụng kết hợp cùng kem đánh răng VITIS Orthodontic).
- Để có kết quả tốt nhất, không súc miệng lại với nước hoặc ăn uống ngay sau khi sử dụng nước súc miệng trong vòng 30 phút.
- Để nâng cao hiệu quả sản phẩm bạn nên sử dụng hàng ngày trong niềng răng.
Lời kết
Trong thời gian niềng răng, bạn cần tuân thủ một số quy tắc và thực hiện các biện pháp chăm sóc đặc biệt để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả. Bài viết trên đây của Oralmart đã giải đáp vấn đề răng bị sâu có niềng được không, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm bạn có thể liên hệ với Oralmart để được tư vấn.