GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Sâu răng kiêng ăn gì? Ăn gì tốt cho người bị đau răng?

Sâu răng kiêng ăn gì? Đây hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sâu răng nếu không được điều trị đúng, lỗ sâu sẽ lớn dần làm ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng. Vì vậy, trong bài viết này Oralmart sẽ chia sẻ những thực phẩm nên và không nên dùng cho người đang có răng sâu. Mời bạn cùng đọc tiếp phần dưới đây.

Thức ăn có thể gây sâu răng?

Sâu răng chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus Mutans có trong khoang miệng. Khi thức ăn dính vào răng, đặc biệt là các thực phẩm đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy, tạo nên acid ăn mòn men răng.

Các nguyên nhân cụ thể gây nên hình thành vi khuẩn Streptococcus Mutans khiến răng bị sâu:

  • Do các mảng bám: Mảng bám từ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, nếu không làm sạch sẽ bắt đầu hình thành mảng bám. Mảng bám có thể cứng lại tạo thành cao răng và tạo một lớp khiên chắn. Và lớp cao răng đó là nơi chú ẩn cho vi khuẩn phát triển bên trong.
  • Do acid trong các mảng bám: Acid từ các mảng bám thức ăn loại bỏ khoáng chất trong men răng cứng, gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Sau khi men răng bị bào mòn đi, vi khuẩn và lớp acid này sẽ ăn mòn tới ngà răng, tác động đến dây thần kinh gây nên đau nhức và sâu răng. Bên cạnh đó, khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và acid đi qua, di chuyển trong tủy có chứa dây thần kinh và mạch máu gây sưng buồng tủy, chèn ép dây thần kinh và gây đau nhức.
Thức ăn có thể gây sâu răng
Thức ăn có thể gây sâu răng

Chính vì vậy, thức ăn có thể gây sâu răng. Vậy sâu răng kiêng ăn gì? Oralmart sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay dưới đây.

Sâu răng kiêng ăn gì?

Người có răng sâu cần tránh một số loại thức ăn, đồ uống sau:

1. Các thực phẩm chứa nhiều lượng đường

Đường ăn thông thường (saccarose) là loại gây sâu răng nhiều nhất, tiếp đến là đường glucose, fructose, maltose. Các loại đường này có trong đường ăn thông thường, bánh kẹo, mật ong, mật mía, trái cây chín, mía, thốt nốt, nước ngọt có ga,…

Thực phẩm nhiều đường gây sâu răng
Thực phẩm nhiều đường gây sâu răng

Chất đường trong thức ăn uống dính lâu trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm lên men carbohydrate tạo ra acid. Lượng acid khoang miệng tăng cao làm giảm pH trong khoang miệng bé hơn 5. Việc giảm độ pH liên tục dẫn đến quá trình khử khoáng trên bề mặt răng, làm ăn mòn các mô cứng của răng. Từ đó khởi phát các lỗ sâu răng mới, hoặc làm răng sâu cũ thêm nghiêm trọng.

2. Các thức ăn chứa nhiều acid

Các acid trong thức ăn gồm acid citric, phospholic, ascorbic, malic, tartaric, carbonic, có nhiều trong các loại hoa quả chín và nước ép hoa quả, giấm và nước uống có ga.

Giấm táo chứa nhiều acid
Giấm táo chứa nhiều acid

Nhiều nghiên cứu cho thấy: Người thường xuyên uống nước ép hoa quả, nước uống có ga, ăn dưa chua, cà muối chua, các loại trái cây chua như khế, cam quýt, tầm duột, me, sấu… bị ăn mòn răng ngày càng nghiêm trọng.

3. Các thức ăn dính

Những thức ăn có tính dính như kẹo dẻo, mứt, trái cây sấy khô,… có tính dẻo, dính nên dễ mắc kẹt kẽ giữa răng và khó có thể loại bỏ chỉ bằng cách đánh răng. Chúng cũng thường chứa đường, có thể dẫn đến sâu răng theo thời gian.

Đây là điều mà mọi người có thể không nghĩ đến, nhưng thức ăn dính có thể dần trở thành một vấn đề cho răng của bạn theo thời gian.

Kẹo dẻo có nhiều tính dính vào kẽ răng
Kẹo dẻo có nhiều tính dính vào kẽ răng

4. Thức ăn chứa tinh bột tinh chế

Vi khuẩn trong miệng ăn đường từ các thực phẩm tinh bột tinh chế như bánh mì, khoai tây chiên, bún, phở,… có thể dẫn đến hình thành mảng bám và sâu răng. Vì vậy, để hạn chế sâu răng hãy đảm bảo chải răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn.

Bánh mì thuộc nhóm thức ăn tinh bột tinh chế
Bánh mì thuộc nhóm thức ăn tinh bột tinh chế

Ngoài việc nên tránh những nhóm thực phẩm trên, chúng ta nên ưu tiên những loại thức ăn nên ăn đối với người bị sâu răng dưới đây.

Nên ăn gì khi bị sâu răng?

Các thực phẩm giàu vitamin D, calcium và các khoáng chất khác

Thức ăn giàu calcium, vitamin D có trong sữa, các chế phẩm từ sữa, rau quả xanh, cá, phomat,… giúp chống mòn răng, rụng răng và loãng xương ở người cao tuổi. Phomat rất giàu chất calcium, khi ăn calcium trong phomat bám vào bề mặt răng có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid rất hiệu quả.

Thức ăn giàu calcium, vitamin D
Thức ăn giàu calcium, vitamin D

Các loại rau, củ quả, trái cây không gây hại cho răng

Các loại rau quả không gây hại cho răng gồm: dưa chuột, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, mướp, dưa gang,… giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bám. Ngoài ra, nên bổ sung các loại rau xanh như cà rốt, diếp cá, dưa gang… vào trong thực đơn hằng ngày vì nó có tác dụng làm sạch các mảng bám ở bề mặt răng, tăng cường tuần hoàn răng, giảm chất kiềm ở răng. Rau xanh có vai trò như một bàn chải tự nhiên giúp răng được làm sạch, chắc khỏe hơn.

Nên ăn rau, củ quả khi bị sâu răng
Nên ăn rau, củ quả khi bị sâu răng

Tuy nhiên có những rau quả gây hại cho răng như: chuối, chà là, nho, cà chua, đậu hà lan, quả sung, táo ngọt, lựu, cam, quýt, quất, me chua, sấu, tầm duột… do chứa nhiều carbohydrate hoặc acid ăn mòn răng.

Vì vậy, chúng ta nên dùng xen kẽ loại rau quả gây sâu răng với loại không gây sâu răng thì vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa phòng ngừa được sâu răng.

Cách chăm sóc răng miệng khi bị sâu răng

Sâu răng có thể thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng nếu không được điều trị kịp thời. Song song với việc kiêng ăn các thực phẩm trên, cách chăm sóc răng miệng khi bị sâu răng cũng là yếu tố quan trọng.

1. Đánh răng đúng cách

Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau các bữa ăn chính sáng và tối. Kỹ thuật đánh răng đúng cách liên quan đến việc sử dụng bàn chải lông mềm ở mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng, trên và dưới.

Giữ bàn chải đánh răng nghiêng 45 độ so với bề mặt răng, với lông bàn chải hướng về phía nướu. Sử dụng chuyển động lên xuống, giống như hướng mọc của răng. Hoặc, xoay bàn chải và di chuyển từ trong ra ngoài miệng, chải kỹ nướu và răng.

Đánh răng 2 lần mỗi này sáng và tối
Đánh răng 2 lần mỗi này sáng và tối

2. Dùng chỉ nha khoa

Sự thật là sau khi đánh răng, vẫn còn thức ăn thừa ở vị trí kẽ răng. Dùng bàn chải thông thường chỉ có thể làm sạch 75% bề mặt răng – 25% còn lại là ở vùng kẽ răng bên dưới đường viền nướu.

Chỉ nha khoa có thể làm sạch khu vực này đồng thời hạn chế thấp nhất tình trạng thưa răng, hở răng do thói quen dùng chỉ nha khoa. Nó lấy đi thức ăn thừa, loại bỏ vi khuẩn bám trong kẽ răng một cách hiệu quả.

Dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa sót trong kẽ răng
Dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa sót trong kẽ răng

3. Dùng nước súc miệng

Kể cả đánh răng thông thường, dùng chỉ nha khoa hỗ trợ, nha sĩ vẫn khuyến cáo nên sử dụng nước súc miệng. Tại những nơi mà bàn chải đánh răng thông thường và chỉ nha khoa khó có thể tiếp cận được, nước súc miệng sẽ hỗ trợ làm sạch được toàn khoang miệng. Ngoài ra, hiện nay vẫn có một số loại nước súc miệng có các hoạt chất chuyên dụng cho người sâu răng.

Dùng nước súc miệng hỗ trợ làm sạch răng
Dùng nước súc miệng hỗ trợ làm sạch răng

4. Tránh ăn vặt

Tiêu thụ đồ ăn vặt hoặc đồ uống có chứa nhiều đường là nguyên nhân chính gây sâu răng. Để bảo vệ răng, điều quan trọng là hạn chế những thực phẩm này và vệ sinh răng kỹ sau khi ăn.

5. Khám răng định kỳ

Mọi người cần đến nha sĩ khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện những thay đổi của răng và có biện pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển.

6. Trám răng ngừa sâu răng

Trám răng chỉ quá trình sử dụng nhựa tổng hợp trong nha khoa (composite) để phủ lên mặt nhai của răng hàm hoặc răng tiền hàm. Đây là những răng có nhiều rãnh, lỗ sâu khiến thức ăn thường xuyên đọng lại trên mặt nên dễ bị sâu răng hơn những răng khác.

Trám răng để tránh thức ăn đọng lại trên ổ sâu
Trám răng để tránh thức ăn đọng lại trên ổ sâu

Sản phẩm chăm sóc răng miệng cho người sâu răng

1. Kem đánh răng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng

Kem đánh răng VITIS Anticaries dành cho mọi đối tượng người sử dụng, đặc biệt là người lớn, trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng cao, người vệ sinh răng miệng kém, người có bệnh sử sâu răng, người có chế độ ăn giàu carbonhydrate.

Sản phẩm sẽ giúp phục hồi và củng cố men răng, tăng cường và tái khoáng hóa men răng, ngăn chặn tình trạng răng ê buốt, đặc biệt thích hợp với người bị tụt nướu, bề mặt chân răng bị lộ.

Kem đánh răng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng
Kem đánh răng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng

2. Nước súc miệng Vitis Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng

Nước súc miệng Vitis Anticaries công thức đặc biệt giúp ngăn ngừa sâu răng từ sớm ở 3 mức độ khác nhau. Sản phẩm có khả năng ngừa sâu răng vượt trội, củng cố và tái cấu trúc men răng, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa sâu răng vượt trội. Bên cạnh đó, nó hỗ trợ chữa các vết nứt, rãnh và các khiếm khuyết ở men răng.

Nước súc miệng Vitis Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng
Nước súc miệng Vitis Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng

Việc dùng nước súc miệng VITIS anticaries sẽ giúp tăng cường hiệu quả của kem đánh răng nhờ dễ dàng tiếp cận những khu vực khó tiếp cận trong khoang miệng. Giữ thành phần hoạt tính trong miệng trong thời gian dài hơn.

3. Chỉ nha khoa Tepe Dental Tape

Chỉ nha khoa Tepe giúp lấy đi thức ăn thừa, loại bỏ vi khuẩn bám trong kẽ răng ở những vị trí mà bàn chải không thể với tới được một cách hiệu quả, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ với hương bạc hà thơm mát, tránh hình thành mảng bám, gây sâu răng. Việc tạo thói quen dùng chỉ nha khoa sẽ hạn chế thấp nhất tình trạng thưa răng, hở răng do thói quen dùng tăm xỉa răng.

Chỉ nha khoa Tepe Dental Tape
Chỉ nha khoa Tepe Dental Tape

Lời kết

Oralmart đã giải đáp câu hỏi sâu răng kiêng ăn gì để bạn có nhiều sự ưu tiên hơn trong việc lựa chọn các thực phẩm ăn hàng ngày. Song song đó, bạn hãy chú trọng các bước chăm sóc răng miệng hằng ngày để ngăn chặn tình trạng ngừa sâu răng tiếp diễn.

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87