Sún răng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ, có thể để lại những ảnh hưởng đến thẩm mỹ, quá trình ăn nhai và khả năng phát âm của trẻ. Thêm vào đó, nó có thể làm răng vĩnh viễn sau khi mọc lên sẽ bị mọc lệch, mọc ngầm. Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sún răng sớm? Cùng Oralmart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Sún răng là gì?
Sún răng là tình trạng tổn thương men răng có thể do sâu răng, làm răng của trẻ dần bị mủn và tiêu đi, thể tích thân răng bị giảm. Đây chính là hiện tượng răng sún, hay gặp ở trẻ 1 -3 tuổi, răng súng có thể lây truyền nhanh chóng sang các răng khác nếu không được kiểm soát tốt. Cuối cùng, hàm răng trẻ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi, gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt, giao tiếp của trẻ.
Tình trạng này thường gặp ở trẻ do trong độ tuổi này, trẻ chưa hình thành được thói quen chăm sóc răng miệng nhưng lại có sở thích ăn nhiều đồ ngọt. Thêm vào đó, lớp men răng và ngà răng của trẻ em tương đối mỏng manh, độ calcium hóa thấp và nhạy cảm nên rất dễ bị sâu, tổn thương.
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị sún răng
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng em bé bị sún răng? Hãy cùng Oralmart tìm hiểu:
Nguyên nhân gây ra răng sún cho trẻ
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trẻ bị súng răng, đó là:
- Trẻ có sở thích ăn những thức ăn nhiều đường, đồ ngọt, bánh kẹo, các đồ khô sấy dẻo, nước ngọt có ga,… làm tăng lượng acid sản sinh trong khoang miệng dễ làm tăng nguy cơ sâu răng sữa.
- Tại độ tuổi 1 – 3 tuổi, thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày chưa được xây dựng tốt làm cho trẻ dễ bị bỏ qua việc đánh răng mỗi tối trước khi đi ngủ, hoặc có đánh răng thì thực hiện chưa đủ đảm bảo sạch.
- Thiểu sản men răng do thiếu calcium, trẻ bị sinh non, lạm dụng kháng sinh, ăn uống hằng ngày tiếp xúc với các thực phẩm dễ làm phá hủy men răng.
- Răng trẻ bị sâu toàn hàm do chế độ ăn có sự thiếu hụt calcium, fluoride,… Nó là các thành phần quan trọng có trong cả cấu trúc xương và răng.
- Bên cạnh đó, trường hợp mẹ sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình mang thai, đặc biệt là Tetracycline hoặc Doxycycline cũng tăng nguy cơ làm răng trẻ phát triển không tốt.
>> Xem thêm: Em bé ăn kẹo bị sâu răng
Dấu hiệu sún răng ở trẻ
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình khi trẻ sún răng:
- Thể tích răng bị hao mòn dần dần và ăn mòn đến tận chân răng.
- Sún răng cửa có dấu hiệu mủn, xỉn màu, ố vàng và ngày càng trở nên tối màu.
- Bề mặt răng không còn trắng bóng, răn sún đổi màu dần.
- Lớp men răng bị ăn mòn để lộ ra lớp ngà răng gây tăng độ nhạy cảm của răng.
- Chỗ bị sún thường nông, không sâu như lỗ răng sâu nhưng lại có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở những đợt tiến triển.
- Nếu để sún răng lây lan không kiểm soát, sau cùng hàm răng của bé chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống nướu, chân răng nằm sát nướu, gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt, giao tiếp và phát âm của trẻ.
Tác hại khi trẻ bị sún răng
Trẻ em bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tuổi và rụng chiếc răng sữa cuối cùng khoảng thời điểm 12 tuổi. Bình thường nếu một chiếc răng sữa bị rụng đi sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế vào vị trí đó. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn răng sữa bé bị sún răng sớm hơn các mốc thời gian nêu trên, trong khoảng thời gian chưa có răng thay thế, việc ăn uống, tiêu hóa và khả năng phát âm của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Không chỉ dừng lại ở đó, tại vị trí răng bị sún, nó sẽ tồn tại những loại vi khuẩn có hại, ảnh hưởng xấu tới răng vĩnh viễn và sức khỏe răng nướu. Đồng thời, khi răng sún bị mòn dần, cấu trúc răng bị ảnh hưởng nặng đến lớp ngà răng, hở tủy răng làm trẻ cảm thấy khó chịu, đau nhức khi ăn uống, dễ quấy khóc và biếng ăn. Từ đó dễ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài ra, khi răng của bé bị hư tổn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh vấn đề thẩm mỹ và sự phát triển toàn diện của trẻ, nó còn làm tăng nguy cơ trẻ bị nói ngọng. Thực tế cho thấy nhiều bé bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn, thường nói ngọng hơn các bé có hàm răng khỏe mạnh. Điều này làm ảnh hưởng đến sự tự tin của con trẻ trong giao tiếp, học tập.
Nếu bị răng sún quá sớm thì các răng bên cạnh có xu hướng dần di chuyển về vị trí mất răng. Kết quả là cung hàm không còn đủ không gian cho chiếc răng vĩnh viễn mọc lên và xảy ra tình trạng mọc ngầm, mọc chen lấn.
Đặc biệt, tình trạng sún răng còn có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn tới những sai lệch của răng vĩnh viễn sau này. Nguyên nhân là khi răng bị sún, hỏng sớm, lợi sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn mọc tại vị trí này. Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể mọc lệch làm mất thẩm mỹ và gây đau cho trẻ. Ngoài ra, khi răng sữa đã đến tuổi phải rụng để thay răng khác nhưng chưa rụng, răng vĩnh viễn mọc lên không đủ không gian, dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sún răng?
Vậy đối với những tác hại trẻ bị súng răng để lại, các ba mẹ hãy lưu ý những điều sau để ngăn chặn và phòng ngừa tình trạng sún răng cho trẻ:
1. Vệ sinh răng cho bé đúng cách
Việc hiểu rõ tính khỏe mạnh của răng theo từng độ tuổi sẽ giúp ba mẹ biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách theo từng độ tuổi, từ đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa tình trạng sún răng ở trẻ.
Đối với trẻ bắt đầu mọc răng sữa đến dưới 2 tuổi
Để chăm sóc răng miệng cho bé dưới 2 tuổi, bạn nên chải răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng các loại kem đánh răng chỉ chứa thành phần lành tính để chải răng cho bé. Ba mẹ hãy chải nhẹ nhàng ở mặt trong và mặt ngoài của răng, cũng như chải nhẹ lưỡi để loại bỏ những vi khuẩn gây hôi miệng. Thay bàn chải đánh răng khi phần lông đã có dấu hiệu xòe ra.
Trẻ từ 2 – 3 tuổi
Đây là giai đoạn các răng cối sữa lần lượt mọc lên trên cung hàm của trẻ. Đồng thời cũng là lúc ba mẹ dần áp dụng các biện pháp chải răng đúng cách để làm sạch khoang miệng cho trẻ. Ba mẹ nên chọn bàn chải nhỏ, loại mềm với chất lượng tốt nhất cho bé. Song song với bàn chải chất lượng, chúng ta nên ưu tiên kem đánh răng chứa fluoride với những hương vị trái cây để kích thích sự thích thú của trẻ đối với việc sinh răng miệng.
Khi đánh răng, chúng ta nên cầm bàn chải bằng ngón tay, giống với tư thế cầm bút. Di chuyển bàn chải một cách nhẹ nhàng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, để góc bàn chải hợp với nướu trẻ một góc 45 độ. Thêm vào đó, ba mẹ nên vệ sinh nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước muối sinh lý.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi
Đối với lứa tuổi này, các bé đã đi học và dần được học tập về những điều xung quanh, việc xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ cũng nên xây dựng trong giai đoạn này. Để vệ sinh răng miệng đúng cách và hiệu quả, cha mẹ nên thực hiện như sau:
- Chải răng thường xuyên, sáng và tối, ngày 2 lần, chải nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến nướu. Mỗi lần đánh răng nên kéo dài ít nhất 2 phút, chải tất cả các mặt của răng.
- Cha mẹ cần theo dõi, kiểm tra việc đánh răng của trẻ để đảm bảo trẻ thực hiện đúng cách.
- Trẻ em trên 3 tuổi đã có thể sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride. Lúc này, mẹ cần chọn loại kem đánh răng cho trẻ có hàm lượng Fluoride vừa đủ để bảo vệ răng bé khỏe mạnh hơn. Vì thành phần này giúp củng cố men răng nên nó có hiệu quả hơn trong việc chống lại vi khuẩn.
- Đánh răng cho bé bằng kem đánh răng phù hợp.
- Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng có Florua để phòng sâu răng cho trẻ.
- Bàn chải đánh răng dùng để đánh răng cho trẻ phải có đầu tròn, vừa với tay trẻ. Lông bàn chải mềm để bé có thể tự chải mà không làm tổn thương mô nướu.
- Các mẹ cần thay bàn chải đánh răng cho bé thường xuyên, khoảng 3 tháng một lần, vì lúc này lông bàn chải kém hiệu quả làm sạch và có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý:
- Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên cùng bé đánh răng, không chỉ kích thích sự hứng thú của bé mà còn giúp bé đánh răng đúng cách.
- Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên, để trẻ dễ hình thành thói quen đánh răng đúng giờ.
- Mẹ có thể chuẩn bị nhiều loại kem có hương vị khác nhau và bàn chải nhiều màu sắc để kích thích sự hứng thú của bé.
2. Lưu ý về thực đơn cho bé
Hàm răng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình ăn uống, giao tiếp, thẩm mỹ và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Muốn con có hàm răng khỏe mạnh, ba mẹ cần theo dõi chế độ ăn vặt của bé và quá trình vệ sinh răng miệng để đảm bảo răng bé luôn được bảo vệ.
- Cần có chế độ ăn rau và trái cây mỗi tuần: Chế độ này vừa giúp trẻ giữ răng khỏe mạnh, chống lại thức ăn chứa nhiều đường, vừa mang lại sức đề kháng tốt cho trẻ. Một số thực phẩm gợi ý: táo, cam quýt, cần tây, cà rốt,…
- Sử dụng một số loại kẹo giảm đường hoặc không đường để hạn chế tối đa sâu răng: Ngoài ra phụ huynh nên chọn kẹo cao su có chứa xylitol giúp giảm sản sinh acid và trung hoà pH acid cho răng trẻ.
- Phân chia nhiều buổi ăn nhẹ trong ngày: Biện pháp này vừa chủ động được chế độ ăn của trẻ vừa giảm tối đa lượng quà vặt gây hại đến răng trẻ khi trẻ đòi ăn.
- Tập trung vào bữa ăn chính: Thực chất trong bữa ăn chính, nếu đã cung cấp đủ lượng đường, trẻ sẽ tiết chế cảm thèm giác ăn những bữa phụ.
3. Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc
Men răng bị hư tổn có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc tiêu thụ các loại thực phẩm sẫm màu. Đây đều là những thói quen có thể thay đổi được miễn là có sự kiên trì cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lại không như vậy.
Thuốc kháng sinh là thủ phạm chính gây ra sự rối loạn màu sắc của răng. Đặc biệt là ở trẻ em tình trạng men răng hư tổn rất dễ xảy ra, bởi trẻ sức đề kháng kém nên hay ốm và sử dụng kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Tetracycline, Minocycline, Oxytetracycline và Doxycycline đều là những kháng sinh quen thuộc và rất dễ gặp bởi công dụng điều trị bệnh mà nó mang lại.
Vì vậy, để bảo vệ men răng của bé, trừ khi có thuốc kê đơn từ bác sĩ, các trường hợp còn lại ba mẹ hãy thận trọng trong việc cho con dùng thuốc.
4. Loại bỏ những thói quen xấu
Một trong những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại có sự ảnh hưởng không nhỏ đến men răng của trẻ là để trẻ bú bình hoặc ngậm bình sữa khi ngủ. Song song đó, ba mẹ hãy hạn chế cho trẻ dùng răng cắn vật cứng, hạn chế cho bé ăn kẹo, uống nước có ga và ăn đêm. Nếu bé đã có thói quen uống sữa đêm thì sau khi uống sữa cha mẹ hãy cho bé uống nước lọc để súc miệng.
Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên ngưng cho trẻ bú đêm khi bé được 8 – 10 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì việc bú về đêm sẽ cho trẻ bị gián đoạn giấc ngủ, kém phát triển chiều cao, dễ gây hư tổn đến răng sữa. Một số trẻ khác có thói quen ngậm cơm sau khi ăn làm tăng nguy cơ sún răng, ba mẹ hãy để ý tình trạng này và kiểm tra kỹ trẻ đã nuốt đồ ăn hay chưa.
5. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ
Chỉ bằng việc đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần, các ba mẹ có thể giúp con mình phòng ngừa và điều trị răng sún từ sớm, tránh được tình trạng lây lan của răng sún. Đây là việc làm không chỉ giúp kiểm soát được vấn đề sún răng mà còn ngăn chặn được hệ lụy sau này răng vĩnh viễn mọc chen chúc, mọc lệch, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của răng khi trưởng thành.
Lời kết
Qua những thông tin hữu ích mà Oralmart đã cung cấp về những điều ba mẹ nên làm khi trẻ bị sún răng, chúng tôi hi họng ba mẹ có thể áp dụng và ngăn chặn, phòng tránh được tình trạng sún răng ở trẻ hiệu quả. Hãy bình luận bên dưới cho Oralmart biết khi bạn có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!