GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Cần làm gì khi phát hiện bé bị sâu răng?

Bé bị sâu răng là tình trạng phổ biến ở trẻ em trong giai đoạn tiểu học. Cha mẹ cần biết các nguyên nhân và những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ bị sâu răng. Từ đó có các biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Oralmart sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về vấn đề em bé sâu răng và đề xuất các sản phẩm giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.

Trẻ bị sâu răng sữa sớm đang ở mức báo động

Theo Bộ Y tế Việt Nam, Việt Nam hiện có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó hơn 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Tỉ lệ sâu răng ở trẻ em vẫn ở mức cao đáng báo động.

Các trường tiểu học tại Việt Nam luôn tổ chức các chương trình giảng dạy phòng ngừa sâu răng và bảo vệ răng cho học sinh. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ bị sâu răng thay đổi không nhiều. Tình trạng trẻ bị sâu răng đã và đang diễn ra rất phổ biến. Nếu không phát hiện sớm và ngăn chặn tình trạng này, răng sâu sẽ lây lan và trẻ bị sún răng sớm.

80% Trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa
85% Trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa

>>Xem thêm: Răng sâu có niềng được không? Cách khắc phục và phòng ngừa

Các nguyên nhân chính gây sâu răng sữa ở trẻ em

Răng sữa bị sâu do những nguyên nhân sau đây:

  • Lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con trong thời gian mang thai: Phụ nữ trong thời gian có thai nếu mắc các bệnh viêm nha chu, viêm nướu sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh ra không phát triển hoàn thiện về thể chất cũng như gây nên khiếm khuyết men răng, răng thiếu khoáng, dễ sứt mẻ, và gia tăng tình trạng sâu răng ở trẻ.
  • Bệnh lý răng miệng: Các bệnh như viêm nướu, viêm tủy, răng mọc lệch do các mảnh vụn thức ăn mắc vào các kẽ răng ở răng mọc lệch sẽ gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Men răng yếu là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng
Men răng yếu là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng
  • Men răng của trẻ còn yếu: Men răng và ngà răng sữa vốn dĩ có cấu tạo mỏng hơn so với người lớn. Vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng sẽ dễ dàng tấn công phá hủy men răng gây nên tình trạng sâu răng nghiêm trọng.
  • Do cách vệ sinh răng chưa đảm bảo: Trẻ em thường lười chải răng hoặc các bé chỉ vệ sinh qua loa, nhiều trường hợp trẻ không đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày và không chú trọng vệ sinh răng sau ăn. Các mảnh vụ thức ăn kẹt lại giữa các kẽ răng, đường viền nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh sinh ra các mảng bám và gây sâu răng. Bên cạnh đó, nhiều trẻ có thói quen chải răng rất mạnh có thể dẫn đến chảy máu nướu và bào mòn men răng.
Các bé chỉ chải răng qua loa
Các bé chỉ chải răng qua loa
  • Do sản phẩm chăm sóc răng không phù hợp: Nhiều gia đình thường sử dụng một loại kem đánh răng cho cả nhà mà không biết răng các thành phần trong sản phẩm không phù hợp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều loại kem đánh răng cho trẻ em có thành phần không khác gì so với người lớn mà chỉ có thêm các chất tạo ngọt tạo mùi. Các kem đánh răng này không giúp bảo vệ răng sữa của trẻ trái lại còn gây bào mòn men răng. Trẻ nhỏ tùy từng độ tuổi mà có những kem đánh răng chuyên dùng. Bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến các hoạt chất có trong sản phẩm chăm sóc răng miệng và cân nhắc lựa chọn chúng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc răng cho bé đúng cách theo từng độ tuổi

Sản phẩm chăm sóc răng không phù hợp
Sản phẩm chăm sóc răng không phù hợp
  • Do thói quen ăn uống: Các trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi thực phẩm có nhiều vị ngọt như: bánh kẹo, nước có gas,… Chế độ ăn giàu đường tạo nên môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển trong miệng. Vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc chứa nhiều gia vị và chất tạo màu cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe và men răng của con bạn.
Thói quen ăn uống không tốt làm trẻ dễ sâu răng hơn
Thói quen ăn uống không tốt làm trẻ dễ sâu răng hơn

>> Xem thêm: Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?

Những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ bị sâu răng sữa

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ răng răng sữa bị sâu thì không cần quá lo lắng vì theo thời gian răng vĩnh viễn sẽ được mọc lên thay thế vị trí của răng sữa. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai, em bé bị sâu răng sữa dẫn đến nhiều hệ lụy sau đây:

  • Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn: Răng sữa bị sâu và rụng sớm tác động đến cả lợi răng và cấu trúc xương dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch, gây mất thẩm mỹ và khả năng nhai của trẻ sau này.

>>> Xem thêm: Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?

  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa và chế độ dinh dưỡng của trẻ: Răng sữa bị sâu gây đau nhứt, ảnh hưởng đến khả năng nhai của trẻ, trẻ trở nên biếng ăn. Từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Phát triển về thể chất và trí tuệ của bé sẽ bị tác động không nhỏ.
Răng sữa bị sâu khiến bé trở nên biếng ăn
Răng sữa bị sâu khiến bé trở nên biếng ăn
  • Hạn chế về mặt ngôn ngữ: Giai đoạn từ 2-8 tuổi là quãng thời gian trẻ học nói và học đọc, học cách phát âm chuẩn để hoàn thiện trong giao tiếp. Răng sữa bị sâu trong giai đoạn này sẽ khiến trẻ khó phát âm, khó đọc và nói, khả năng ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế.
  • Gây nên một số nhiễm trùng khác: Trường hợp răng sữa bị sâu nặng mà không điều trị sẽ dẫn đến áp xe răng, nhiễm trùng nướu và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu.
  • Gây nên tình trạng hôi miệng: Khi trẻ bị sâu răng, tích tụ nhiều vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ trở nên phức tạp hơn.
Không điều trị cho bé bị sâu răng gây nên nhiễm trùng nướu
Không điều trị cho bé bị sâu răng gây nên nhiễm trùng nướu

Có nên trám răng sữa hay không?

Độ tuổi trẻ bị sâu răng cao nhất chính là giai đoạn 4-12 tuổi. Nhưng rất nhiều phụ huynh quan niệm rằng răng sữa không quan trọng nên không cần quan tâm đến các vấn đề sâu răng ở giai đoạn này. Thực tế nếu răng sữa gặp vấn đề nếu không trị triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng vĩnh viễn sau này. Vậy khi răng trẻ bị sâu, có nên trám răng hay không?

Vì thế nếu răng trẻ bị sâu cần cân nhắc điều trị trước khi phải nhổ bỏ răng sâu. Trường hợp răng sâu nặng nhưng vẫn có thể giữ lại thì việc trám răng là giải pháp thích hợp cho trẻ. Răng sữa giữ vai trò vô cùng quan trọng, đừng vì xem thường chúng mà đưa ra quyết định nhổ bỏ một cách vội vàng nhé!

Có nên trám răng sữa hay không?

Để tăng tính hiệu quả cho việc trám răng trẻ em, phụ huynh cần kiểm tra răng trẻ thường xuyên, đến nha sĩ khám định kỳ mỗi 6 tháng/1 lần để theo dõi tiến triển thay răng của trẻ cũng như phát hiện những lỗ sâu mới kịp thời điều trị.

Có nên trám răng sữa hay không?

Cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để các nha sĩ đánh giá tình trạng sâu răng và đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng sâu răng.

  • Sâu răng mới chớm: Trường hợp mới xuất hiện những đốm màu trắng chưa hình thành lỗ sâu. Nha sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của trẻ mà dùng thuốc trị sâu răng cho trẻ em chấm vào chỗ sâu để sát khuẩn và tái khoáng hóa men răng.
  • Sâu răng nặng hơn: Nha sĩ sẽ cân nhắc loại bỏ những phần bị sâu hoặc nhổ cả chiếc răng bị sâu và tiến hành trám răng, lấp kín những chỗ bị sâu ngăn chặn tổn thương men răng, phòng ngừa tổn thương các răng xung quang và phần nướu răng.
Nên đưa bé đến nha khoa uy tín để điều trị sâu răng
Nên đưa bé đến nha khoa uy tín để điều trị sâu răng

>>Xem thêm: Sâu chân răng – Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Các cách phòng ngừa bệnh sâu răng sữa ở trẻ em

Để phòng ngừa trường hợp em bé bị sâu răng sữa, gia đình cần chú ý thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi, protein, phospho, vitamin A, D.
  • Thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm để cơ thể trẻ tăng cường tổng hợp vitamin D giúp chống còi xương, hạn chế tìm trạng xương hàm kém phát triển.
Hạn chế thức ăn chứa đường
Hạn chế thức ăn chứa đường
  • Trẻ em từ 6 tháng – 2.5 tuổi là giai đoạn quan trọng cho răng mọc và phát triển. Thời gian này nên chú ý thêm các thực phẩm như: thịt, tôm, cá, sữa, cà rốt vào khẩu phần ăn của bé để tăng cường phát triển xương và men răng. Hạn chế cho trẻ dùng đồ ngọt, nhất là thời điểm sau ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không cho trẻ ngậm thức ăn trong miệng quá lâu nhằm tránh các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong miệng.
  • Sử dụng các loại gel bôi nướu dành riêng cho bé để vừa giúp làm sạch, chăm sóc nướu vừa giúp bé giảm cảm giác khó chịu trong thời kỳ mọc răng.
Dùng gel bôi nướu dành riêng cho bé
Dùng gel bôi nướu dành riêng cho bé
  • Khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, bố mẹ hãy cân nhắc lựa chọn những sản phẩm vệ sinh răng miệng bao gồm bàn chải, kem đánh răng và nước súc miệng phù hợp với bé.
Tập cho trẻ thói quen đánh răng trước khi ngủ
  • Bố mẹ thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn và cùng bé vệ sinh răng mỗi ngày giúp trẻ hình thành thói quen và vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Đưa trẻ đi khám định kì mỗi 6 tháng.
Đưa trẻ đi khám định kì
Đưa trẻ đi khám định kì

4 mẹo giúp trẻ ăn vặt mà không lo sâu răng

Hàm răng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình ăn uống, giao tiếp, thẩm mỹ và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Muốn con có hàm răng khỏe mạnh, ba mẹ cần theo dõi chế độ ăn vặt của bé và quá trình vệ sinh răng miệng để đảm bảo răng bé luôn được bảo vệ. 

  • Cần có chế độ ăn rau và trái cây mỗi tuần: Chế độ này vừa giúp trẻ giữ răng khỏe mạnh, chống lại thức ăn chứa nhiều đường, vừa mang lại sức đề kháng tốt cho trẻ. Một số thực phẩm gợi ý: táo, cam quýt, cần tây, cà rốt,…
  • Sử dụng một số loại kẹo giảm đường hoặc không đường để hạn chế tối đa sâu răng: Ngoài ra phụ huynh nên chọn kẹo cao su có chứa xylitol giúp giảm sản sinh acid và trung hoà pH acid cho răng trẻ.
  • Phân chia nhiều buổi ăn nhẹ trong ngày: Biện pháp này vừa chủ động được chế độ ăn của trẻ vừa giảm tối đa lượng quà vặt gây hại đến răng trẻ khi trẻ đòi ăn. 
  • Tập trung vào bữa ăn chính: Thực chất trong bữa ăn chính, nếu đã cung cấp đủ lượng đường, trẻ sẽ tiết chế cảm thèm giác ăn những bữa phụ.
Những mẹo giúp trẻ ăn vặt không lo sâu răng
Những mẹo giúp trẻ ăn vặt không lo sâu răng

Một số sản phẩm phù hợp cho bé bị sâu răng

Bàn chải đánh răng và kem đánh răng là hai sản phẩm quan trọng trong vệ sinh răng miệng. Những sản phẩm sau đây mà Oralmart đề xuất sẽ góp phần bảo vệ bé khỏi tình trạng sâu răng.

Gel chải răng ORAL7 cho bé từ 3 tháng – ORAL7 Toothpaste Gel For Tiny Teeth

Gel chải răng ORAL7 giúp vệ sinh răng nướu cho bé từ 3 tháng tuổi. Sản phẩm chứa enzyme tự nhiên có lợi được tìm thấy trong sữa mẹ, bao gồm: lysozyme, locotoferrin và lactoperoxidasegiúp giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ khi mọc răng, bị đau nướu

Gel chải răng ORAL7
Gel chải răng ORAL7

Thiết kế đặc biệt có lợi và an toàn cho trẻ sơ sinh, không có hóa chất, không chứa Fluoride, đường, chất tạo màu nhân tạo hay chất tẩy rửa. Hoàn toàn an toàn khi trẻ nuốt.

Sản phẩm có kèm theo bàn chải ngón tay thuận tiện cho bố mẹ vệ sinh nướu cho bé. Bố mẹ bôi nhẹ nhàng Gel chải răng ORAL7 lên nướu răng của bé mỗi ngày để đảm bảo răng nướu của bé khỏe mạnh.

Kem đánh răng trẻ em ORAL7 dành cho trẻ em từ 3 -12 tuổi – ORAL7 Kids Toothpaste

Kem đánh răng trẻ em ORAL7 chứa các enxyme tự nhiên giúp tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn tạo lớp phòng vệ cho bé. Sản phẩm bổ sung thêm Fluoride và Calcium giúp tăng cường men răng, củng cố hệ thống phòng vệ tự nhiên trong khoang miệng. Xylitol trong thành phần giúp giảm thiểu hình thành mảng bám, trung hòa pH acid, mang lại vị ngọt tự nhiên dễ chịu. Công thức này đã được chứng minh là hữu ích, hiệu quả và phù hợp để sử dụng hàng ngày .

Kem đánh răng trẻ em ORAL7
Kem đánh răng trẻ em ORAL7

Kem đánh răng trẻ em ORAL7 hoàn toàn không chứa SLS (Sodium Lauryl Sulphate), hoàn toàn an toàn khi trẻ nuốt. Thích hợp cho trẻ em từ 3-12 tuổi. Khi mua 1 Kem đánh răng trẻ em ORAL7 được tặng 1 bàn chải đánh răng trẻ em, giúp làm sạch khuôn miệng nhỏ nhắn của trẻ.

Lời kết

Oralmart đã tổng hợp các thông tin liên quan đến răng sữa bị sâu. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra giải pháp phòng ngừa trường hợp trẻ bị sâu răng. Oralmart đã đề xuất cho bạn Gel chải răng ORAL7 và Kem đánh răng trẻ em ORAL7 . Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc muốn đóng góp ý kiến, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87