GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Thiểu sản men răng là gì? Nguyên nhân và cách để phòng ngừa

Thiểu sản men răng là bệnh liên quan khiếm khuyết men răng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng nhai. Bài viết sau đây, Oralmart sẽ trình bày các thông tin liên quan đến thiểu sản men răng, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện bệnh và các đối tượng dễ bị thiểu sản men. Oralmart sẽ nói về cách chẩn đoán và phòng ngừa bệnh, những cách điều trị bệnh chuẩn nha khoa.

Thiểu sản men răng là gì?

Thiểu sản men răng còn gọi là giảm sản men răng, là bệnh mà men răng hình thành không hoàn toàn hoặc cấu trúc men răng bị lỗi trong quá trình hình thành. Thiểu sản men răng khiến men răng không đủ độ dày, kém chất lượng, men răng yếu và mềm, do đó men răng dễ vỡ và dễ lộ lớp ngà răng. Bên cạnh đó, trên bề mặt răng có những đốm trắng hoặc vàng đục hoặc lốm đốm đen. Thiểu sản men răng chia làm 2 loại chính:

Thiểu sản men răng di truyền: Là bệnh do yếu tố di truyền có tác động đến cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Trường hợp này, bệnh chỉ tác động đến men răng còn phần nội bì không bị ảnh hưởng và vẫn phát triển bình thường. Thiểu sản men di truyền được chia làm 3 dạng như sau:

  • Dạng thiểu sản men: xảy ra bất thường trong sự hình thành khung hữu cơ.
  • Dạng kém khoáng hóa: xảy ra bất thường trong quá trình khoáng hóa khung hữu cơ.
  • Dạng kém trưởng thành: xảy ra bất thường trong quá trình trưởng thành của khung hữu cơ.
Thiểu sản men răng là gì?
Thiểu sản men răng là gì?

Thiểu sản men răng do yếu tố môi trường: Là bệnh mà các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến cả men răng và ngà răng ở nhiều mức độ khác nhau, bệnh xảy ra ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây ra thiểu sản men răng

Thiểu sản men răng xảy ra do các hội chứng di truyền hoặc các yếu tố khác liên quan đến quá trình mang thai. Sau đây là những nguyên nhân gây nên bệnh thiểu sản men:

Hội chứng di truyền dẫn đến thiểu sản men răng

Các hội chứng di truyền sau đây hiếm gặp nhưng là một trong những nguyên nhân của thiểu sản men răng di truyền: hội chứng Heimler, hội chứng Treacher Collins, hội chứng Ellis-van Creveld, hội chứng Usher, hội chứng Seckel, hội chứng vi mất đoạn 22q11.2.

Các yếu tố tác động trong quá trình mang thai dẫn đến thiểu sản men răng

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh. Sau đây là những vấn đề trong khi mang thai và trước sinh góp phần gây nên thiểu sản men răng ở trẻ:

Chế độ dinh dưỡng kẽm trong thai kỳ dễ gây thiểu sản men cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng kém trong thai kỳ dễ gây thiểu sản men cho trẻ
  • Chế độ dinh dưỡng kém trong thai kỳ: Nếu bạn có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt vitamin A, C, D, thiếu hụt canxi và fluor thì trẻ sinh ra dễ bị thiểu sản men. Bệnh cũng xảy ra khi trẻ còn nhỏ mà không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, men răng của trẻ sẽ không được hoàn thiện đầy đủ, mỏng và yếu.
  • Sinh non hoặc trẻ sinh nhẹ cân: Trẻ em sinh non dễ bị thiểu sản men vì mẹ và bé không được chăm sóc đầy đủ nên trẻ không phát triển toàn diện.
Mẹ bầu hút thuốc lá tăng nguy cơ thiểu sản men cho trẻ
Mẹ bầu hút thuốc lá tăng nguy cơ thiểu sản men cho trẻ
  • Sử dụng ma túy, thuốc lá trong thời gian mang thai: Ma túy, thuốc lá và các chất kích thích khác được xem là những chất nguy hiểm cho mẹ và bé. Người mẹ sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai khiến trẻ có nguy cơ cao bị thiểu sản men răng, trẻ bị chậm tăng trưởng, dễ bị dị tật và mắc nhiều bệnh khác.

Các tác động của môi trường gây thiểu sản men răng

Những yếu tố môi trường có thể dẫn đến thiểu sản men răng:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Người ăn uống kém dinh dưỡng, không cân bằng giữa các nhóm thực phẩm và đặc biệt là thiếu hụt canxi, vitamin A, C và D dễ bị thiểu sản men răng. Đặc biệt đối với trẻ em trong quá trình hình thành răng và thay răng tình trạng thiểu sản men càng dễ xảy ra nếu có chế độ ăn thiếu chất.
Thiếu hụt dinh dưỡng gây thiểu sản men răng
Thiếu hụt dinh dưỡng gây thiểu sản men răng
  • Một số bệnh lý gây thiểu sản men: Các bệnh như bệnh celiac, bệnh thận, bệnh gan, bệnh thủy đậu, giang mai, sởi, hạ canxi máu,… là những bệnh góp phần gây thiểu sản men.
  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Trong quá trình hình thành răng ở trẻ em nếu trẻ có tình trạng chấn thương và nhiễm trùng răng miệng thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thiểu sản men răng.
  • Hóa chất: Tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc thuốc gây hại cho men răng sẽ khiến men răng yếu, mỏng và kém chất lượng.
Tiếp xúc hóa chất gây thiểu sản men răng
Tiếp xúc hóa chất gây thiểu sản men răng
  • Chăm sóc răng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng không đảm bảo và thường xuyên dùng thực phẩm chứa nhiều acid sẽ dẫn đến men răng bị bào mòn. Đây là một trong những vấn đề quan trọng và tác động lâu dài đến sức khỏe răng miệng mà nhiều người thường hay bỏ qua.

Thiểu sản men răng có những biểu hiện gì?

Có thể nhận biết bệnh thiểu sản men răng qua các dấu hiệu sau:

  • Lộ lớp ngà răng: Men răng có tác dụng bao bọc, bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong. Ở người bị thiếu sản men, men răng thường mềm, mỏng hơn và rất dễ vỡ so với người bình thường. Khi men răng mỏng hoặc vỡ, lớp ngà răng sẽ lộ ra bên ngoài khiến răng có màu vàng nhạt và răng dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Ê buốt, đau nhức: Lớp ngà răng bên dưới bị lộ ra ngoài khiến răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ và acid có trong thức ăn. Ban đầu, những cơn ê buốt chỉ thoáng qua và không quá khó chịu. Tuy nhiên khi tình trạng bệnh kéo dài, cơn ê buốt sẽ kéo dài hơn và thậm chí gây buốt nhức vùng hàm và đầu.
Thiểu sản men răng dễ gây ê buốt và đau nhức
Thiểu sản men răng dễ gây ê buốt và đau nhức
  • Bề mặt răng đổi màu: Lớp ngà răng bị lộ sẽ làm răng chuyển sẽ màu vàng nhạt. Ngoài ra, bệnh thiếu sản men khiến bề mặt răng xuất hiện những đốm vàng, nâu hoặc màu đen nằm rải rác.
  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng: Men răng bị yếu và kém chất lượng thì chức năng nhai sẽ giảm đáng kể, hiệu quả nhai nghiền thức ăn giảm sút rõ, ảnh hưởng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. 
  • Tụt nướu: Thiểu sản men răng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tụt nướu, gây nguy cơ ê buốt răng, sâu răng.
Hình dáng răng thiểu sản men
Hình dáng răng thiểu sản men
  • Xuất hiện vết lõm trên răng: Nếu răng có màu nâu nhạt và xuất hiện các vết lõm trên răng thì đó là dấu hiệu của trường hợp thiểu sản men răng do nhiễm trùng hoặc chấn thường trong giai đoạn hình thành răng.
  • Mủn, cụt răng và dễ gãy răng: Tình trạng này thường bắt gặp ở trẻ em bị thiểu sản men răng, răng sữa của trẻ sẽ mủn và cụt dần, thường cụt ở phía chân răng và dễ gãy răng.Một số trường hợp trẻ bị thiểu sản men răng do giang mai kể từ khi sinh ra, sẽ có biểu hiện là hai răng cửa trên bị lệch hướng và bề lõm có hình bán nguyệt.

Đối tượng nào dễ bị bệnh thiểu sản men răng?

Những đối tượng sau đây có khả năng cao mắc bệnh thiểu sản men răng:

  • Người có ông bà, cha mẹ bị thiểu sản men răng thì bản thân và con sinh ra có nhiều nguy cơ bị thiểu sản men.
  • Trẻ em sinh ra bởi người mẹ có chế độ dinh dưỡng kém, người mẹ sử dụng ma túy, thuốc lá.
  • Trẻ sinh non, sinh ra nhẹ cân, trẻ bị giang mai ngay khi sinh ra.
  • Người sống ở vùng sử dụng nước sinh hoạt có nồng độ fluor cao.
  • Người thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vitamin A, C, D,… thiếu hụt canxi.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên dùng nhiều đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh và có nhiều acid.
Trẻ có chế độ dinh dưỡng kém dễ bị thiểu sản men
Trẻ có chế độ dinh dưỡng kém dễ bị thiểu sản men

Thiểu sản men răng được chẩn đoán và điều trị ra sao?

Thiểu sản men răng được chẩn đoán dựa vào hình thái và màu sắc của răng, đặc điểm và tính chất của men răng và dựa vào các triệu chứng bệnh răng miệng kèm theo.

Bệnh thiểu sản men ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, ảnh hưởng đến cả răng sữa và răng vĩnh viễn, đặc biệt khi men răng bị mất thì rất khó để phục hồi trở lại. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở men răng bạn nên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra thăm khám. Thiểu sản men răng được điều trị theo những cách dưới đây:

Bổ sung fluor

Bổ sung fluor là phương pháp điều trị khi thiểu sản men răng diễn ra ở mức độ nhẹ. Fluor được bổ sung qua hai cách:

  • Dùng tại chổ: Sử dụng các sản phẩm chứa fluor trực tiếp lên bề mặt răng như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc dùng thủ thuật bổ sung fluor tại nha khoa.
  • Dùng toàn thân: Hấp thu fluor qua đường tiêu hóa như sử dụng muối ăn, thuốc viên, thuốc nhỏ giọt có chứa fluor.

Lưu ý khi dùng phương pháp:

  • Không nên sử dụng fluor bằng nhiều phương pháp khác nhau vì có khả năng cao bị ngộ độc.
  • Có thể dùng thêm phương pháp tẩy trắng răng để cải thiện tính thẩm mỹ của răng.
Bổ sung fluor điều trị thiểu sản men
Bổ sung fluor điều trị thiểu sản men

Trám răng

Trám răng hiện nay là một phương pháp nha khoa được áp dụng điều trị các tình trạng như sâu răng, mẻ răng, răng bị mòn, mòn cổ chân răng và đây cũng là phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh thiểu sản men răng. Trám răng giúp đảm bảo chức năng nhai và tái tạo tính thẩm mỹ bằng việc sử dụng các vật liệu trám chuẩn nha khoa.

Trám răng điều trị thiểu sản men
Trám răng điều trị thiểu sản men

Dán sứ và bọc răng sứ

Phương pháp dán sứ và bọc răng sứ giúp cách ly vùng răng bị thiểu sản men khỏi các yếu tố tác động bên ngoài, ngăn ngừa các cơn ê buốt cũng như ngăn chặn tác hại của acid có trong thức ăn, tránh gia tăng tình trạng mất men răng. Dán sứ và bọc răng sứ cũng là cách giúp phục hồi chức năng nhai hiệu quả và tăng cường tính thẩm mỹ. Dán sứ thường được dùng cho các răng ở trước cung hàm như răng cửa, bọc răng sứ có thể dùng cho các răng phía trước của cung hàm và các răng hàm.

Dán sứ điều trị thiểu sản men
Dán sứ điều trị thiểu sản men

Cách để phòng ngừa thiểu sản men răng

Để phòng ngừa các bệnh về răng miệng trong đó có phòng ngừa thiểu sản men răng thì hoạt động vệ sinh và chăm sóc răng miệng là yếu tố quan trọng nhất. Sau đây là những cách phòng ngừa thiểu sản men răng:

Chải răng đúng cách

Bạn nên thực hiện phương pháp chải răng theo đúng nha khoa, đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu và chải răng theo chuyển động xoay tròn. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và mỗi lần chải ít nhất 2-3 phút, trong khi chải chú ý vệ sinh tất cả các mặt của răng. Bạn không nên chà xát quá mạnh hoặc chải răng quá nhiều lần trong ngày để tránh bào mòn men răng và tránh tổn thương nướu.

Chải răng đúng cách phòng ngừa thiểu sản men
Chải răng đúng cách phòng ngừa thiểu sản men

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng

Bạn nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm vừa phải để các sợi lông chải vừa chải sạch nhẹ nhàng bề mặt răng vừa len lỏi vào các kẽ răng để làm sạch. Khi lựa chọn kem đánh răngnước súc miệng bạn nên chọn loại chứa các hoạt chất tái khoáng hóa men và tăng cường men răng, cũng như có hoạt chất nuôi dưỡng nướu răng. Bạn cũng nên chú ý chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín và nhà cung cấp có độ tin cậy cao để đảm bảo tính an toàn và chất lượng sản phẩm.

Chế độ ăn lành mạnh

Bạn hãy thường xuyên dùng những thực phẩm có lợi cho men răng, thức ăn giàu vitamin D, A, C và tăng cường bổ sung canxi. Bên cạnh đó, nên đặc biệt duy trì chế độ ăn lành mạnh cho phụ nữ có thai và trẻ em đang trong giai đoạn hình thành răng.

Ăn uống lành mạnh phòng ngừa thiểu sản men răng
Ăn uống lành mạnh phòng ngừa thiểu sản men răng

Loại bỏ các thói quen xấu

Hãy từ bỏ việc sử dụng chất kích thích, thuốc lá ở phụ nữ có thai để đảm bảo trẻ sinh ra được khỏe mạnh và không mắc bệnh thiểu sản men răng. Ngoài ra, thói quen ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn nhiều acid, nhiều phẩm màu và chất tạo ngọt nên được hạn chế và loại bỏ.

Thăm khám nha khoa định kỳ

6 tháng/lần là tần suất lý tưởng để bạn thăm khám nha khoa định kỳ. Bạn nên lựa chọn những bệnh viện nha khoa và cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện kịp thời bệnh lý răng miệng và có cách điều trị phù hợp.

Oralmart đã đưa ra một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh thiểu sản men răng. Giờ đây chúng tôi giới thiệu cho bạn một số sản phẩm vệ sinh chăm sóc răng miệng bởi lẽ chăm sóc răng miệng là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh nha khoa. Ba sản phẩm sau đây đặc biệt phù hợp với người thiểu sản men vừa giúp vệ sinh răng hiệu quả vừa tăng cường phục hồi men răng và tránh các tình trạng xói mòn, mất men răng.

Bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm – TEPE Gentle Care

Bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm – TEPE Gentle Care có sợi lông chải mềm giúp chải sạch mọi bề mặt của răng một cách dịu nhẹ mà vẫn đảm bảo sạch sâu. Đầu bàn chải được bo tròn giúp tránh va chạm vào nướu khi chải răng, tránh được các tổn thương cho răng và nướu. Cổ bàn chải có thể uốn cong mà không cần tác động của nhiệt độ giúp dễ dàng chải vào các vùng khó tiếp cận như các răng hàm, mặt trong răng cửa. Đặc biệt, TEPE chú trọng vào thiết kế tay cầm, với tay cầm chắc chắn, có rãnh chống trượt giúp kiểm soát lực chải một cách tốt nhất.

Bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm - TEPE Gentle Care
Bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm – TEPE Gentle Care

Bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm – TEPE Gentle Care phù hợp với những người đang gặp tình trạng răng và nướu nhạy cảm, người bị mòn men răng, men răng yếu, người tụt nướu. Sản phẩm còn phù hợp với những bệnh nhân sau phẫu thuật răng miệng hoặc bị tai nạn gây tổn thương răng và nướu.

Kem đánh răng VITIS Anticaries

Kem đánh răng VITIS Anticaries sở hữu công nghệ DENTAID technology nanorepair, là công nghệ tiên tiến nhất thị trường trong củng cố phục hồi và sửa chữa men răng. Hoạt chất Hydroxyapatite có khả năng phục hồi và củng cố men răng hiệu quả đồng thời lưu lại trên bề mặt răng tạo nên lớp bảo vệ thích hợp với người đang gặp tình trạng thiểu sản men răng. Sodium fluorophosphate cũng góp phần không nhỏ trong tái tạo và tái khoáng men răng vì nó có khả năng tạo liên kết với các thành phần có trong chính men răng.

Kem đánh răng VITIS Anticaries
Kem đánh răng VITIS Anticaries

Sản phẩm còn có khả năng ngừa sâu răng nhờ vào tác dụng của Xylitol, giúp giảm hình thành mảng bám, giảm sản sinh acid và trung hòa pH acid. Kem đánh răng VITIS Anticaries phù hợp với cả trẻ em và người lớn, người có nguy cơ mòn men răng, răng nhạy cảm, người giảm tiết nước bọt và bị đa sâu răng. Sản phẩm nên dùng hằng ngày để duy trì sức khỏe răng miệng.

Nước súc miệng VITIS Anticaries

Nước súc miệng VITIS Anticaries chứa các thành phần tương tự như kem đánh răng VITIS Anticaries, bao gồm Hydroxyapatite, Xylitol và Fluoride . Các hoạt chất trên giúp củng cố, tái tạo cấu trúc men răng và sửa chữa các vết nứt, rãnh và các khiếm khuyết ở men răng, đồng thời tạo lớp bảo vệ ngừa sâu răng vượt trội.

Nước súc miệng VITIS Anticaries
Nước súc miệng VITIS Anticaries

Công thức đặc biệt của sản phẩm sẽ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng cho người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những người vệ sinh răng miệng kém, người mòn răng, người có bệnh sử sâu răng hoặc đa sâu răng, người bị ê buốt răng và giảm tiết nước bọt.

Bạn hãy sử dụng nước súc miệng VITIS Anticaries 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả trong chăm sóc răng miệng. Sau khi dùng nước súc miệng VITIS Anticaries bạn không nên súc lại bằng nước cũng như không ăn uống trong vòng 30 phút nhằm giúp hoạt chất được giữ lại trong miệng lâu hơn, gia tăng hiệu quả làm sạch và phục hồi men răng.

Lời kết

Oralmart đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thiểu sản men răng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của thiểu sản men? Bài viết đã trình bày thông tin về cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa thiểu sản men răng. Nếu bạn có bất kỳ phản hồi nào về bài viết hoặc cần thêm thông tin về sản phẩm, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87