Hôi miệng là tình trạng hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu có thể gặp ở rất nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên có chế độ làm sạch và chăm sóc răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, một số người thắc mắc tại sao họ đánh răng thường xuyên mà vẫn bị hôi miệng? Hãy cùng Oralmart giải đáp.
Nhận biết tình trạng hôi miệng và hậu quả
Hơi thở có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu nhận biết rõ nhất của tình trạng hôi miệng. Bạn có thể gặp tình trạng này sau khi vừa ngủ dậy, sau khi ăn các món ăn có mùi hoặc sau khi hút thuốc,… Lúc này bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì hơi thở sẽ không còn mùi hôi nữa.
Trong một số trường hợp sau khi đã vệ sinh răng miệng rất kỹ mà vẫn còn mùi hôi thì có thể tìm ẩn các nguyên nhân khác. Bạn nên kiểm soát thật kỹ chứng hôi miệng để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
Tại sao đánh răng thường xuyên mà vẫn hôi miệng?
Mặc dù đã đánh răng thường xuyên và chăm sóc răng miệng thật tốt nhưng tình trạng này vẫn không suy giảm. Vậy nguyên nhân gây ra việc đánh răng thường xuyên mà vẫn hôi miệng có thể là do các yếu tố sau đây.
1. Sâu răng
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tấn công và phá hủy các cấu trúc của răng tạo thành những ổ sâu. Khi vi khuẩn phân hủy thức ăn thừa và các chất có trong nước bọt hoặc các mảng bám mắc vào các ổ sâu không được làm sạch kỹ là nguyên nhân gây nên hôi miệng.
Khi bị sâu răng, cho dù bạn đã đánh răng thật kỹ nhưng mùi hôi miệng vẫn còn tồn tại vì số lượng vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng rất nhiều. Bạn nên điều trị sâu răng sớm để cải thiện tình trạng hôi miệng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.
2. Ăn các loại thực phẩm có mùi
Hôi miệng xảy ra khi bạn sử dụng các loại thực phẩm có mùi nặng như mắm, ruốc, tỏi,… mà không vệ sinh răng miệng và làm sạch kỹ lưỡng. Lúc này, các mảng bám tồn tại trong các kẽ răng hoặc trong khoang miệng gây nên các mùi hôi khó chịu.
3. Không vệ sinh lưỡi khi đánh răng
Khi vệ sinh răng miệng, bên cạnh việc đánh răng thật kỹ bạn nên kết hợp vệ sinh lưỡi để tăng hiệu quả làm sạch. Lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn có hại cần được làm sạch mỗi ngày để hạn chế tình trạng hôi miệng.
4. Amidan có sỏi
Đánh răng rồi mà vẫn còn hôi miệng có thể nguyên nhân đến từ sỏi amidan. Sỏi amidan được tạo thành do sự tích tụ lâu ngày của vi khuẩn, những vi khuẩn này tạo mùi hôi khó chịu và gây cảm giác đau buốt cổ họng cho người bệnh. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh Amidan có sỏi, bệnh nhân sẽ bị hôi miệng kéo dài mặc dù đã đánh răng rất kỹ trước đó.
5. Cơ thể thiếu nước
Cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng vì lúc này tuyến nước bọt bị hạn chế hoạt động. Trong nước bọt có enzyme Lysozyme, đây là enzyme có tác dụng diệt vi khuẩn, làm sạch và bảo vệ răng miệng rất tốt.
Khi cơ thể không tiết được nhiều nước bọt thì lượng enzyme Lysozyme sẽ bị hạn chế, số lượng enzyme tạo ra không đủ để diệt vi khuẩn gây hại cho răng miệng vì thế khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Để khắc phục tình trạng thiếu nước bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh nước ngọt và bia rượu làm khô miệng. Kết hợp việc dùng singum để kích thích tuyến nước bọt được tiết nhiều hơn.
6. Tình trạng ợ hơi từ dạ dày
Người bị đau dạ dày thường bị hôi miệng do các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng,… làm đẩy luồng hơi từ dạ dày lên trên khoang miệng. Đôi khi, thức ăn đang tiêu hóa, vi sinh vật ở dạ dày và axit dạ dày cũng bị đẩy ngược lên trên. Các vi sinh vật ở dạ dày bị đẩy ngược lên cùng với axit dạ dày sẽ kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng gây ra tình trạng hôi miệng.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hơi thở có mùi. Bạn nên tránh sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại đồ chiên xào, uống nước có gas,… để hạn chế tối đa tình trạng đầy hơi. Ngoài ra bạn nên điều trị tận gốc các bệnh lý dạ dày để không gây ra hôi miệng nữa.
7. Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn xảy ra do rối loạn chức năng của các tuyến ngoại tiết trên cơ thể với các triệu chứng như tình trạng khô mắt, khô miệng và khô niêm mạc. Khi mắc hội chứng này, người bệnh sẽ bị giảm tiết nước bọt. Lúc này các enzyme Lysozyme diệt khuẩn và bảo vệ răng miệng không được tạo ra hoặc tạo ra quá ít không đủ để làm sạch cũng như tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó gây nên tình trạng hôi miệng.
Cách chăm sóc răng miệng toàn diện đẩy lùi hôi miệng
Bên cạnh việc điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra tình trạng hôi miệng như sỏi amidan, ợ hơi – khó tiêu, hội chứng Sjogren,… bạn nên có một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, hợp lý để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện. Oralmart sẽ gợi ý cho bạn các biện pháp chăm sóc răng miệng dưới đây để tăng hiệu quả làm sạch và ngăn ngừa hôi miệng:
- Đánh răng thật kỹ 2 lần/ ngày để làm sạch mảng bám và tránh tích tụ vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng.
- Dùng chỉ nha khoa và tăm nước sau mỗi lần đánh răng để làm sạch thật kỹ các mảng bám trong các kẽ răng, từ đó hạn chế việc bị vi khuẩn phân hủy tạo nên mùi hôi miệng.
- Vệ sinh lưỡi bằng cây cạo lưỡi sau mỗi lần đánh răng vì lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn vì thế cần làm sạch kỹ để phòng ngừa hôi miệng tối ưu.
- Thay mới bàn chải đánh răng sau mỗi 3 tháng hoặc sau đợt cúm để đảm bảo sức khoẻ răng miệng, hạn chế việc tích tụ vi khuẩn khiến miệng bị hôi.
- Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh gây ra tình trạng khó tiêu, ợ hơi. Bên cạnh đó nếu bạn sử dụng các thực phẩm có mùi nặng thì phải vệ sinh ngay để làm sạch các mùi hôi này trong khoang miệng.
- Bổ sung đủ nước khiến cơ thể tiết nhiều nước bọt dẫn đến số lượng enzyme diệt khuẩn tự nhiên trong khoang miệng tăng cao, từ đó làm sạch răng miệng hiệu quả.
Sản phẩm phòng ngừa và điều trị hôi miệng hiệu quả
Oralmart giới thiệu đến bạn dòng sản phẩm chuyên dùng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hôi miệng hiệu quả HALITA. Đây là dòng sản phẩm đầu tiên mang lại hiệu quả đã được khoa học chứng minh giúp điều trị và kiểm soát hơi thở có mùi.
HALITA là một thương hiệu uy tín được thành lập tại Tây Ban Nha của công ty Dentaid. Công ty Dentaid chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm chăm sóc răng miệng chuyên sâu dành riêng cho nhiều tình trạng bệnh răng miệng. Từ đó cung cấp cho người dùng những sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả các bệnh này.
Kem đánh răng HALITA Toothpaste With Fluoride
Kem đánh răng HALITA Toothpaste With Fluoride sở hữu công thức đặc biệt giúp điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng tận gốc bằng cách ức chế sự sản sinh của các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi khó chịu và giữ cho hơi thở được thơm tho suốt 24h nhờ vào các thành phần hoạt tính:
- Chlohexidine và Cetylpyridium: Có tác dụng kháng khuẩn, ngừa hình thành mảng bám và sản sinh những mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
- ZinC Lactate: Giúp vô hiệu hóa và ức chế giải phóng những mùi hôi khó chịu, đồng thời làm tăng hiệu quả kháng khuẩn và làm sạch mảng bám của Chlorhexidine trong sản phẩm.
- Xylitol: Giảm thiểu sự sản sinh acid, giảm hình thành mảng bám và lượng vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
Nước súc miệng HALITA Mouthwash
Nước súc miệng HALITA Mouthwash với các thành phần hoạt tính như trên hỗ trợ làm sạch các mảng bám, vi khuẩn tích tụ ở những nơi bàn chải không làm sạch tới từ đó tăng hiệu quả loại bỏ mùi hôi miệng. Bạn nên súc miệng sau khi sử dụng kem đánh răng HALITA Toothpaste With Fluoride và không súc miệng lại bằng nước để cho hiệu quả điều trị tối ưu.
Lời kết
Oralmart đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các thắc mắc tại sao tình trạng hôi miệng vẫn không suy giảm dù đã làm sạch răng miệng thường xuyên , từ đó giúp bạn có cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu bạn có ý kiến muốn đóng góp thêm, hãy bình luận xuống phía dưới đây cho Oralmart biết nhé!