GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng là tình trạng thường gặp khiến trẻ tự ti trong giao tiếp hằng ngày, ảnh hưởng tâm lý và sự phát triển của trẻ. Tình trạng này có thể tìm ẩn các bệnh lý răng miệng và toàn thân của bé mà phụ huynh cần lưu ý. Cùng Oralmart tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng và cách phòng ngừa qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu tình trạng bé bị hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu khi giao tiếp hằng ngày hoặc khi thở ra bằng miệng. Tình trạng này khá phổ biến hiện nay, tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ bị hôi miệng thường đi kèm với các triệu chứng như: lưỡi bẩn trắng, chảy máu răng và nướu, khô miệng,…

Bé bị hôi miệng là tình trạng thường gặp hiện nay
Bé bị hôi miệng là tình trạng thường gặp hiện nay

Các nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Hôi miệng do sự giải phóng của các hợp chất sulphur trong khoang miệng của trẻ, đây là các chất dễ bay hơi và tạo nên các mùi hôi khó chịu. Vì vậy cần tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hôi miệng.

1.Cách vệ sinh răng miệng chưa đúng

Trẻ nhỏ thường chưa được hình thành thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày nên đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng ở trẻ. Khi trẻ lười đánh răng hoặc vệ sinh không sạch sẽ, những mảng bám và thức ăn sẽ mắc vào các kẽ răng và bên trong khoang miệng sản sinh ra vi khuẩn tạo nên mùi hôi khó chịu.

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hôi miệng
Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hôi miệng

2.Trẻ mắc bệnh lý răng miệng

Khi trẻ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng, viêm nướu,… cũng khiến cho tình trạng hôi miệng trở nên phức tạp hơn. Cần xác định rõ nguyên nhân gây hôi miệng có phải do các bệnh lý răng miệng hay không để có biện pháp điều trị kịp thời. Những căn bệnh này không chỉ khiến trẻ bị hôi miệng mà còn có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.

Các bệnh lý răng miệng khiến tình trạng hôi miệng ở trẻ trở nên phức tạp hơn
Các bệnh lý răng miệng khiến tình trạng hôi miệng ở trẻ trở nên phức tạp hơn

3.Trẻ bị khô miệng

Khô miệng cũng là một trong các nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em. Khi miệng bị khô nước bọt sẽ không tiết ra đủ, vì thế các enzyme diệt khuẩn tự nhiên trong nước bọt cũng bị thiếu hụt dẫn đến các vi khuẩn tích tụ và sinh sôi gây ra mùi hôi. Tình trạng khô miệng có thể là hậu quả của việc thở bằng mũi khi trẻ bị nghẹt mũi, do thói quen mút tay, ngậm đồ chơi,…

Khô miệng khiến nước bọt không được tiết nhiều có thể khiến bé bị hôi miệng
Khô miệng khiến nước bọt không được tiết nhiều có thể khiến bé bị hôi miệng

4.Trẻ mắc bệnh lý khác

Hôi miệng có thể tiềm ẩn những bệnh lý toàn thân ở trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Một trong các bệnh lý toàn thân có thể gây hôi miệng cho trẻ:

  • Bệnh lý hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, rối loạn hô hấp,… Khi mắc bệnh lý hô hấp thường sẽ tiết nhiều dịch đờm, những dịch đờm này đặc lại theo thời gian sẽ gây nên mùi hôi miệng cho trẻ. Ngoài ra trẻ có thể bị viêm mũi dẫn đến phải thở bằng miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng.
  • Viêm amidan: Thức ăn và vi khuẩn tích tụ trong các hốc amidan gây ra mùi hôi rất khó chịu cho trẻ.
  • Bệnh lý tiêu hóa: Khi trẻ mắc các bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày do vi khuẩn Hp,… thì acid dạ dày trào ngược lên đồng thời kết hợp với các vi khuẩn trong khoang miệng tạo nên mùi hôi.
  • Các bệnh lý toàn thân khác: Các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, các bệnh gan, thận,… cũng có thể khiến trẻ bị hôi miệng.
Hôi miệng tìm ẩn các bệnh lý toàn thân ở trẻ em
Hôi miệng tìm ẩn các bệnh lý toàn thân ở trẻ em

6.Trẻ bị mắc dị vật ở mũi

Trẻ nhỏ thường có các thói quen khám phá nên rất dễ nhét các đồ chơi nhỏ hoặc những vật nhỏ như: hạt đậu, cúc áo,… vào trong mũi và miệng nếu cha mẹ không để ý kỹ. Việc này có thể làm niêm mạc mũi của bé bị tổn thương và viêm nhiễm dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây hôi miệng.

Mắc dị vật ở mũi có thể khiến cho mũi bị viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
Mắc dị vật ở mũi có thể khiến cho mũi bị viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

7.Trẻ ăn thức ăn nặng mùi

Các thực phẩm giàu protein có thể bị thủy phân trong khoang miệng trẻ tạo ra các hợp chất sulfur khiến hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra một số các thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng sulfur cao dễ gây hôi miệng sau khi ăn xong như các loại gia vị mạnh, hành, tỏi,… Tuy nhiên tình trạng hôi miệng do thức ăn sẽ hết sau khi trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Thực phẩm nặng mùi chứa lượng sulfur cao khiến hơi thở có mùi sau khi ăn xong
Thực phẩm nặng mùi chứa lượng sulfur cao khiến hơi thở có mùi sau khi ăn xong

8.Trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên

Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà người lớn cần đặc biệt chú ý. Khi trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc dễ gây ra các bệnh lý răng miệng và hô hấp, đặc biệt với các bé có sức đề kháng yếu thì khói thuốc có thể khiến bé bị suy hô hấp rất nguy hiểm.

Khói thuốc hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân
Khói thuốc hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân

Biện pháp cải thiện khi trẻ bị hôi miệng

Khi phát hiện trẻ bị tình trạng hôi miệng nên cho trẻ đến nha sĩ thăm khám và xác định các nguyên nhân, nếu nguyên nhân từ các bệnh lý nha chu cần được điều trị kịp thời để tránh để lại các biến chứng. Trẻ cần hình thành thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày đồng thời thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến việc trẻ bị hôi miệng như uống ít nước, thở bằng miệng, nhét đồ vào mũi,… Đồng thời cho bé vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn các thực phẩm có mùi nặng để tránh giữ các hợp chất sulfur trong khoang miệng.

Cha mẹ cần hình thành thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày cho trẻ
Cha mẹ cần hình thành thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày cho trẻ

Sử dụng dòng sản phẩm chuyên dụng điều trị hôi miệng

Hôi miệng khiến bé tự ti trong giao tiếp và các hoạt động hằng ngày vì thế ngay sau khi phát hiện tình trạng này cần được khắc phục nhanh chóng để bé không bị ảnh hưởng tâm lý. Oralmart giới thiệu đến bạn dòng sản phẩm chuyên dụng HALITA giúp điều trị kiểm soát tình trạng hôi miệng hiệu quả cho bé từ 7 tuổi trở lên.

Thương hiệu HALITA của DENTAID là công ty toàn cầu đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu sức khỏe răng miệng nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng. Dòng sản phẩm HALITA duy nhất chứng minh được hiệu quả khoa học trong việc kiểm soát tình trạng hôi miệng với công thức đặc biệt chứa chất làm sạch lưỡi độc quyền kết hợp Chlorhexidine với Cetylpyridium giúp diệt vi khuẩn hiệu quả, loại trừ các mảng bám và ngăn chặn sự xuất hiện của khí sulfur gây hôi miệng.

Dòng sản phẩm HALITA giúp điều trị và kiểm soát tình trạng hôi miệng hiệu quả
Dòng sản phẩm HALITA giúp điều trị và kiểm soát tình trạng hôi miệng hiệu quả

Cách phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ em

Để hạn chế tình trạng hôi miệng ở trẻ, cha mẹ nên hình thành và hướng dẫn cho bé vệ sinh răng miệng đúng cách:

Đánh răng thật kỹ

Đánh răng thật kỹ 2 lần/ ngày bằng bàn chải đánh răng chuyên dụng cho bé với các hình dáng đẹp và bắt mắt giúp bé thích thú hơn trong việc đánh răng.

Có chế độ ăn uống hợp lý

Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm ngọt và quá nhiều mùi vị để tránh tích tụ các mùi khó chịu trong khoang miệng vì thực phẩm ngọt sẽ bị các vi khuẩn có hại trong khoang miệng phân giải để tạo nên mùi hôi khó chịu.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp bé phát triển toàn diện, ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng
Chế độ ăn uống hợp lý giúp bé phát triển toàn diện, ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng

Chăm sóc răng miệng định kỳ

Cha mẹ nên cho bé kiểm tra và chăm sóc răng miệng định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng của bé. Nên cho bé làm sạch vôi răng 6 tháng/ lần để làm sạch các mảng bám, đồng thời khi phát hiện các bệnh lý răng miệng cần điều trị triệt để cho bé.

Chăm sóc răng miệng định kỳ cho bé
Chăm sóc răng miệng định kỳ cho bé

Dùng sản phẩm chăm sóc răng miệng dành riêng cho bé

Cha mẹ nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày với các sản phẩm dành riêng cho trẻ. Oralmart giới thiệu đến bạn dòng sản phẩm VITIS Junior giúp giảm thiểu sự tích tụ mảng bám gây nên tình trạng hôi miệng. Dòng sản phẩm VITIS Junior với kem đánh răng và nước súc miệng giúp bé chăm sóc và bảo vệ răng chắc khỏe với các thành phần lành tính như:

  • Sodium Fluoride: Tái khoáng hóa men răng và giúp bé ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Xylitol: Giảm hình thành mảng bám đồng thời tạo hương vị trái cây tươi mát giúp trẻ thoải mái sau mỗi lần đánh răng.
  • Panthenol: Bảo vê răng và tăng cường nướu chắc khỏe cho bé.
Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng VITIS Junior để vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé
Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng VITIS Junior để vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé

Lời kết

Qua bài viết trên, Oralmart đã chỉ ra những nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả ở trẻ em, từ đó giúp các bậc phụ huynh có chế độ chăm sóc và cải thiện tình trạng hôi miệng tốt hơn. Nếu bạn có ý kiến muốn chia sẻ với chúng tôi, hãy bình luận xuống phía dưới bài viết cho Oralmart biết nhé!

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87