GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Viêm nha chu và những điều cần biết

Viêm nha chu hay một bệnh lý răng miệng phổ biến ở mọi độ tuổi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh càng nguy hiểm và dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu thông tin về viêm nha chu trong bài viết sau.

Bệnh viêm nha chu là gì?

Bệnh viêm nha chu, còn được gọi là viêm nướu răng, là một tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương mô mềm xung quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể gây tổn hại cho xương chống đỡ răng của bạn. Tình trạng này có thể dẫn đến lung lay răng hoặc thậm chí mất răng.

Viêm nha chu gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng
Viêm nha chu gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng

Viêm nha chu xuất hiện khi các tổ chức xung quanh răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến sưng, viêm. Tình trạng bệnh lý này thường bị bỏ qua dẫn đến những nguy hiểm lớn đối với sức khỏe răng miệng. Liên đoàn Nha chu Châu Âu cho biết: Viêm nha chu có thể chia thành viêm lợi và viêm nha chu.

Việc vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra viêm lợi, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm nha chu ở độ tuổi lớn hơn. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến một số yếu tố gây bệnh như:

  • Không chăm sóc răng miệng hợp lý.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học.
  • Suy giảm sức đề kháng do bệnh lý (HIV/AIDS) hoặc đang mang thai.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Mắc một số bệnh như đái tháo đường, cơ thể bị nhiễm trùng,…

Đối tượng nào dễ mắc bệnh nha chu?

Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng rất phổ biến, mọi người ai cũng có thể mắc, do thói quen vệ sinh răng miệng kém, chủ quan và thiếu quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bệnh nha chu thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên hoặc người lớn tuổi người lớn tuổi.

1. Phụ nữ mang thai

Khi người phụ nữ mang thai, trong cơ thể có nhiều sự thay đổi về hormone, chế độ ăn uống, sức đề kháng cũng thay đổi, nên sức khoẻ răng miệng dễ bị tác động, dễ bị sưng viêm nướu răng khi mang thai. Nếu bệnh nha chu không được điều trị sớm và kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.

Đặc biệt, nguy cơ bị tiền sản giật ở mẹ bầu bị bệnh viêm nha chu trong thai kỳ tăng gấp 2 lần. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị tiền sản giật cũng bị nha chu viêm nặng hơn so với thai phụ khỏe mạnh. 

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc viêm nha chu
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc viêm nha chu

2. Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém

Các mảng bám thức ăn không được vệ sinh kỹ, bám tụ vào răng, tích tụ vi khuẩn, tạo vôi răng bám vào răng lâu ngày sẽ gây viêm nướu, sưng đỏ nướu, chảy máu chân răng. Mặc khác, những mảng bám thức ăn rơi vào túi nha chu ngày càng nhiều sẽ gây nên các viêm nhiễm nha chu, áp xe răng và gây nguy cơ chết tủy ngược dòng.

Viêm nha chu do vệ sinh răng miệng kém
Viêm nha chu do vệ sinh răng miệng kém

3. Người có bệnh lý

Nếu trong gia đình có thành viên bị bệnh nha chu, bệnh nhân ở độ tuổi 10 – 35 dễ bị viêm nha chu cấp tính, xuất hiện hàng loạt các dấu hiệu bệnh cùng một lúc, gây tổn thương mô nướu, xuất hiện dấu hiệu tiêu xương, dẫn đến nguy cơ mất răng.

Người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV/ AIDS, tiểu đường, béo phì, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn,… khiến vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, bám vào nướu, chân răng gây viêm nhiễm, sưng tấy, chảy máu thậm chí gây lở loét, hoại tử nướu, tiêu xương và mất răng.

Người bị béo phì dễ bị mắc các bệnh răng miệng

4. Người có thói quen xấu

Thói quen dùng vật nhọn xỉa răng làm cho vùng khoang miệng dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, hở răng, vi khuẩn tích tụ.

Hút thuốc lá gây hôi miệng, hư men răng, tăng mức độ nặng và lan rộng bệnh vùng quanh răng, có nguy cơ viêm lợi, có nhiều mảng bám, mắc cao răng dẫn đến viêm nha chu.

Hút thuốc lá gây hôi miệng và làm hư men răng
Hút thuốc lá gây hôi miệng và làm hư men răng

Bệnh viêm nha chu gồm những giai đoạn nào?

Nguyên nhân chính của bệnh là do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn trong mảng bám răng. Khi bạn không thực hành vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây sưng, viêm xung quanh răng, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng.

Viêm nha chu diễn tiến thầm lặng nên thường bị bỏ qua
Viêm nha chu diễn tiến thầm lặng nên thường bị bỏ qua

Bệnh gồm 4 giai đoạn, nhưng do diễn tiến thầm lặng, tình trạng bệnh này rất dễ bị mọi người bỏ qua:

  • Giai đoạn 1: Do quá trình vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hình thành cao răng và vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ ở các mảng bám giữa răng, cổ răng và viền nướu, kích thích nướu và gây viêm lợi.
  • Giai đoạn 2: Viêm lợi khiến nướu sưng và chảy máu, nhất là khi nhai thức ăn hoặc đánh răng.
  • Giai đoạn 3: Viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nha chu. Đây là những ổ vi khuẩn chứa đầy mủ trong nướu.
  • Giai đoạn 4: Viêm nha chu phá hủy xương ổ răng khiến nướu bị tụt. Khi mô xung quanh răng không còn chắc khỏe, răng có thể bị lung lay và khiến bạn mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu

Sau đây, Oralmart sẽ liệt kê cho bạn một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu:

  • Cao răng đóng quanh răng quá nhiều: Cao răng hay vôi đóng quanh răng quá nhiều, không được làm sạch, lâu dần khiến vi khuẩn tấn công và phá hoại tổ chức nha chu.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng hằng ngày không đúng cách dẫn đến tồn đọng vi khuẩn, mảng bám trong khoang miệng dày đặc.
  • Sâu răng: Bệnh sâu răng không sớm được điều trị, vi khuẩn từ mô răng sâu trực tiếp gây viêm nướu và dẫn tới viêm nha chu.
  • Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố suy giảm, hormone thay đổi khiến cho hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh nướu răng, nha chu.
  • Mảng bám đọng ở chân răng: Hằng ngày sau khi ăn, mảng bám thường đọng lại ở chân răng, nếu không làm sạch, nguy cơ dẫn đến viêm nướu là rất lớn. 
Mảng bám đọng quanh răng dẫn đến nguy cơ bị viêm nha chu
Mảng bám đọng quanh răng dẫn đến nguy cơ bị viêm nha chu

Các dấu hiệu viêm nha chu

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã thống kê: Khoảng 47% người trưởng thành hơn 30 tuổi bị viêm nha chu. Tuy nhiên, bệnh nha chu đã có thể bắt đầu từ lâu trước đó với những dấu hiệu bạn không để ý, nếu bỏ qua những dấu hiệu này sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy, cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám nha sĩ và điều trị.

  • Nướu răng dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Nướu có màu hồng đậm chuyển sang đỏ thẫm và sưng
  • Nướu răng mềm, có dấu hiệu không vững chắc khi nâng đỡ răng.
  • Hơi thở hôi dai dẳng hoặc vị khó chịu trong miệng
  • Răng lỏng lẻo, cảm giác răng còn bám vào lợi
  • Khoảng cách các răng có sự thay đổi
  • Mủ đọng lại ở xung quanh răng và nướu răng
  • Răng quá nhạy cảm với nhiệt độ lạnh hoặc nóng
  • Vôi răng, cao răng đóng thành mảng ở cổ răng.
  • Sưng, viêm và chảy máu ở lợi, nướu, đặc biệt là khi chải răng hoặc nhai thức ăn.
  • Xuất hiện dịch mủ ở vùng nướu, lợi.
  • Tình trạng nhiệt miệng bị lặp lại nhiều lần.
  • Tụt nướu.
Tụt nướu khi bị viêm nha chu
Tụt nướu khi bị viêm nha chu

Những việc cần làm khi cảm thấy có dấu hiệu bị viêm nha chu

Bạn cần đến gặp nha sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm nha chu, để nha sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho vấn đề của bạn.

1. Điều trị khẩn cấp

  • Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc đã xuất hiện khối áp xe.
  • Niêm mạc bị sưng đỏ và đau.
  • Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mãn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát và tiếp tục tái diễn trầm trọng hơn theo chu kỳ.
Lạm dụng thuốc chống viêm có thể gây viêm nha chu mãn tính
Lạm dụng thuốc chống viêm có thể gây viêm nha chu mãn tính

2. Điều trị không phẫu thuật

  • Đánh giá và chỉ định nhổ những răng không thể giữ được.
  • Cố định răng đang bị lung lay.
  • Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
  • Kiểm tra và chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật.
  • Lấy vôi răng, cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng
  • Sử dụng các thuốc sát khuẩn, chống viêm vào vùng lợi đang bị sưng viêm.
Cạo vôi răng trong điều trị không phẫu thuật
Cạo vôi răng trong điều trị không phẫu thuật

3. Điều trị phẫu thuật

Trước khi tiến hành việc điều trị viêm nướu, viêm nha chu, nha sĩ cần phải thực hiện vệ sinh chuyên sâu, sử dụng máy cạo vôi răng để làm sạch răng. Quá trình này gôm 2 bước:

  1. Làm sạch sâu dưới đáy của túi nha: Nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ từ sâu dưới đáy của túi nha chu và kéo dài trong vài lần hẹn, tuỳ vào tình trạng viêm nha chu của bệnh nhân. Bề mặt chân răng được làm sạch, trơn láng, tạo điều kiện cho tế bào nướu lành thương và kết nối lại với chân răng.
  2. Kiểm tra tình trạng nướu và đo độ sâu của túi nha chu: Khi quá trình làm sạch sâu chân răng hoàn thành, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng nướu và tiến hành đo độ sâu túi nha chu. Trường hợp viêm nha chu chuyển sang giai đoạn viêm nha chu tiến triển, túi nha chu sẽ sâu hơn và tình trạng tiêu xương ổ răng diễn ra. 
Nha sĩ tiến hành vệ sinh túi nha chu trước khi điều trị
Nha sĩ tiến hành vệ sinh túi nha chu trước khi điều trị

Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng không đạt hiệu quả mong muốn. Một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng như sau:

  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Làm giảm độ sâu túi nha chu, thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: Xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng bị bộc lộ là hậu quả của sự tụt lợi. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng ê buốt răng.
Điều trị phẫu thuật viêm nha chu
Điều trị phẫu thuật viêm nha chu

4. Điều trị duy trì

Bệnh nhân cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ, áp dụng điều trị duy trì sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và đã chuyển biến tốt. Cần kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Kiểm tra và theo dõi định kì để ngăn ngừa bệnh
Kiểm tra và theo dõi định kì để ngăn ngừa bệnh

Viêm nha chu gây ra những biến chứng gì?

Không chỉ dừng lại ở bệnh lý răng miệng thông thường, viêm nha chu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ toàn thân mà ít người nghĩ tới.

1. Viêm nha chu dẫn đến mất răng

Khi nướu răng bị viêm khiến dây chằng bị lỏng lẻo, vì thế răng và nướu không thể liên kết chặt chẽ với nhau. Tình trạng này sẽ khiến ổ xương bị tiêu, răng rất dễ lung lay và dẫn đến việc mất răng khi tình trạng viêm đã đến mức nặng.

Viêm nha chu gây mất răng
Viêm nha chu gây mất răng

2. Bệnh tiểu đường

Nhiễm trùng nha chu theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây ra hiện tượng “kháng insulin”. Và tuyến tụy phải tăng tiết insulin để tế bào hấp thu glucose nhằm giữ đường lượng trong máu luôn ổn định. Khi phải cố gắng tăng tiết insulin thời gian dài tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.

Nhiễm trùng nha chu gây ra bệnh tiểu đường
Nhiễm trùng nha chu gây ra bệnh tiểu đường

3. Bệnh tim mạch

Viêm nha chu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, đường kính mạch máu bị thu nhỏ do phản ứng viêm, nhiễm trùng nội tâm mạc, máu dễ vón cục do tác động của CRP, fibrinogen, LDL,…

Viêm nha chu có thể dẫn đến nhiều bệnh về tim mạch
Viêm nha chu có thể dẫn đến nhiều bệnh về tim mạch

4. Sinh non, thiếu cân

Phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu có nguy cơ sinh non ở tuần thứ 37 và sinh con thiếu cân rất cao. Nguyên nhân là do, vi khuẩn nha chu làm tăng tiết Prostaglandin, gây nên sự giãn nở  và co thắt của tử cung dẫn đến sinh non.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu có nguy cơ sinh non

Các phương pháp để phòng ngừa bị viêm nha chu

Chúng ta có thể chủ động phòng ngừa viêm nha chu bằng cách chủ động giữ gìn và chăm sóc răng miệng. Đặc biệt khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hai điều quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh nha chu là:

  • Đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Gặp nha sĩ ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo.

Nguồn: https://www.cdc.gov/oralhealth/conditions/periodontal-disease.html

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ
Đánh răng rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh nha chu
Đánh răng rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh nha chu

Ngoài ra, chúng ta còn có những phương pháp và lưu ý hữu hiệu khác như:

  • Lựa chọn những loại bàn chải mềmkem đánh răng có chứa flour.
  • Nên sử dụng kết hợp nước súc miệng để tăng hiệu quả ngăn ngừa bệnh.
  • Lấy cao răng định kì 6 tháng 1 lần.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp cho người bị viêm nha chu

Sau đây, Oralmart xin giới thiệu cho bạn dòng sản phẩm VITIS Gingival – được nha sĩ khuyên dùng cho những người có khả năng mắc phải bệnh viêm nướu, nướu răng nhạy cảm. Sản phẩm sử dụng được cho nhiều đối tượng bao gồm phụ nữ có thai, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bị chứng ức chế miễn dịch,…

Sản phẩm chăm sóc răng miệng cho người bị viêm nha chu
Sản phẩm chăm sóc răng miệng cho người bị viêm nha chu

1. Kem đánh răng VITIS Gingival

Kem đánh răng VITIS Gingival là sản phẩm dùng hằng ngày có công thức đặc biệt để cải thiện, ngăn ngừa các bệnh về nướu và giúp men răng chắc khỏe hơn. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày trong vòng 2 – 3 phút sẽ giúp bạn:

  • Làm giảm sự hình thành các mảng bám ngay cả vùng khó tiếp cận.
  • Kháng khuẩn, ức chế sự hình thành mảng bám.
  • Bảo vệ và phục hồi nướu, giúp cho nướu khỏe mạnh.
  • Chống sâu răng.
Kem đánh răng VITIS Gingival ngăn ngừa bệnh về nướu
Kem đánh răng VITIS Gingival ngăn ngừa bệnh về nướu

2. Nước súc miệng VITIS Gingival

Nước súc miệng VITIS Gingival cung cấp sự bảo vệ nâng cao cho người có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, chăm sóc nướu răng hằng ngày giúp điều trị các triệu chứng sưng viêm và chảy máu chân răng. Các bệnh có nguy cơ cao mắc phải vấn đề về nướu như: tim mạch, tiểu đường, biến chứng trong thai kỳ, bệnh đường hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Celiac.

Nước súc miệng VITIS Gingival ngăn ngừa viêm nha chu
Nước súc miệng VITIS Gingival ngăn ngừa viêm nha chu

3. Bàn chải đánh răng VITIS Gingival

Nếu bạn đang trong tình trạng viêm nướu hay viêm nha chu nhưng lại chọn loại bàn chải lông cứng sẽ có nguy cơ khiến tình trạng viêm nặng hơn. Bàn chải VITIS Gingival đem lại nhiều lợi ích như:

  • Bàn chải đánh răng Vitis Gingival với phần lông bàn chải được chế tạo từ chất liệu sợi Tynex mềm mại. Với đầu lông được bo tròn tỉ mỉ hạn chế chọc vào viền nướu.
  • Chiều dài lông bàn chải lý tưởng, không quá dài với mật độ lông được dàn trải phù hợp với tình trạng nướu nhạy cảm.
  • Đầu bàn chải nhỏ hơn so với bàn chải thông thường, giúp dễ dàng chải răng mà không lo chạm vào vùng nướu.
  • Tay cầm được thiết kế tiện lợi và có rãnh chống trượt để dễ dàng sử dụng và tạo cảm giác cầm nắm thoải mái.
  • Là sản phẩm dùng hàng ngày giúp cải thiện tình trạng răng miệng cho người nhạy cảm về nướu (viêm, tấy đỏ hoặc chảy máu).
Bàn chải VITIS Gingival hạn chế tổn thương nướu
Bàn chải VITIS Gingival hạn chế tổn thương nướu

3 Cách chữa viêm nha chu tạm thời tại nhà

Những cách sau đây chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng viêm nha chu tạm thời, vì thế, hãy sắp xếp thowig gian gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

1. Gừng tươi

Trong gừng có chứa chất gingerol có công dụng diệt nấm và diệt khuẩn, ngoài ra gừng còn có tác dụng kháng viêm. Vì thế, để tạm thời làm giảm tình trạng của bệnh nha chu, bạn có thể sử dụng 1 củ gừng rửa sạch rồi cắt lát, sắc lấy nước uống như trà sau bữa ăn.

Sử dụng gừng tươi trị bệnh nha chu
Sử dụng gừng tươi trị bệnh nha chu

2. Cây lược vàng

Cây lược vàng được biết đến với nhiều công dụng điều trị dạ dày, ngăn khối u cơ thể,… và đặc biệt điều trị bệnh nha chu khá hiệu quả. Dùng cây lược vàng trên 1 năm tuổi, sau đó rửa sạch, cắt sợi mỏng và phơi héo. Sau đó bạn lấy rượu trắng ngâm cùng với lược vàng đã héo trong khoảng 20 ngày. Dùng thuốc đã ngâm súc miệng thật kỹ vào mỗi sáng và tối sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cây lược vàng có nhiều công dụng đặc biệt
Cây lược vàng có nhiều công dụng đặc biệt

3. Quả việt quất

Quả việt quất được sử dụng làm nguyên liệu điều chế ra thuốc chữa bệnh nha chu hiệu quả. Trong quả việt quất có thành phần tự nhiên chống lại bệnh về nướu. Vì thế, bạn có thể sử dụng quả việt quất để chữa bệnh nha chu.

Quả việt quất có thành phần tự nhiên chống lại bệnh về nướu
Quả việt quất có thành phần tự nhiên chống lại bệnh về nướu

Lời kết

Qua bài viết trên, Oralmart hi vọng bạn đã hiểu rõ về viêm nha chu, phương pháp và cách chăm sóc răng miệng phù hợp. Nếu bạn có ý kiến gì đóng góp, đừng ngần ngại mà comment xuống bên dưới nhé!

1/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87