Để giữ cho răng của bé luôn khỏe mạnh từ khi còn nhỏ bạn cần theo dõi sức khỏe răng miệng của bé và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi em bé ăn kẹo bị sâu răng. Cùng theo dõi nhé.
Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?
Kẹo nói riêng, đồ ngọt nói chung là những loại thực phẩm đều chứa một lượng lớn đường, có tác động xấu đến sức khỏe toàn diện của răng miệng. Có thể nói, đường là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng sâu răng nhưng không phải là gốc rễ của vấn đề. Nguyên nhân chính ở đây vẫn là là vi khuẩn, bởi chúng sẽ hình thành những lỗ sâu trên bề mặt răng của trẻ nhỏ.
Sau khi tiêu hóa đường hoặc carbohydrate, một lớp mảng bám hỗn hợp của vi khuẩn và nước bọt có thể hình thành trong miệng. Nếu mảng bám này tích tụ theo thời gian, vi khuẩn và nước bọt sẽ phá hủy men răng, tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng, đó chính là giai đoạn đầu tiên của sâu răng.
Đường trong kẹo có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, nhưng thực tế, khả năng gây sâu răng của kẹo được xem xét chủ yếu do việc vi khuẩn có thể ẩn náu trong các mảnh kẹo nhỏ và khó lấy ra nếu chúng bị mắc kẹt trong kẽ răng. Do đó, kẹo có khả năng gây sâu răng cao hơn nhiều so với các thực phẩm khác.
Hơn nữa, hàm răng ở trẻ nhỏ thường là răng sữa, chưa phát triển hoàn thiện có lớp men mỏng và ít cứng hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó, việc trẻ nhỏ ăn kẹo và bị sâu răng là rất dễ gặp và thường xuyên xảy ra.
Nội dung trên đây đã giải đáp thắc mắc vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng hoặc vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng cho nhiều cha mẹ. Theo dõi nội dung tiếp theo để biết được những ảnh hưởng của việc bé ăn kẹo bị sâu răng nhé.
Các ảnh hưởng khi bé ăn kẹo bị sâu răng
Tương tự như sâu răng ở người trưởng thành, sâu răng ở bé do ăn kẹo cũng gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gồm:
Đau nhức răng
Trong giai đoạn đầu của quá trình trẻ ăn kẹo bị sâu răng, có thể chưa xuất hiện các triệu chứng như ê buốt hay đau nhức răng. Nhưng khi các lỗ sâu trên răng ngày càng lớn, thậm chí lan đến tủy răng, trẻ sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội và tình trạng này rất khó chịu. Điều này tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và tâm trạng của trẻ.
Ngoài ra, nhiều trẻ có thể thay đổi tính cách, trở nên dễ cáu gắt, khó tính và không muốn tương tác với mọi người do những chiếc răng sâu đang tồn tại trong miệng của trẻ.
>> Xem thêm: Bị đau răng nên kiêng ăn gì?
Khả năng ăn nhai của bé không tốt
Trong trường hợp trẻ nhỏ ăn kẹo và bị sâu răng, cơ quan tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Sâu răng có thể làm trẻ giảm khả năng trong việc nhai và nghiền thức ăn, dẫn đến tình trạng dạ dày làm việc quá tải và có thể gây viêm đau.
Ảnh hưởng đến nướu răng và tủy của bé
Dưới mỗi chiếc răng sữa, có mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy, khi sâu răng trở nên nghiêm trọng, vi khuẩn không chỉ gây hại cho răng sữa mà còn ảnh hưởng đến mô nướu và mầm răng vĩnh viễn ở dưới.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nghiêm trọng, sâu răng sữa có thể gây ra viêm tủy, áp xe răng, viêm nha chu, viêm nhiễm lan rộng sang vùng hàm mặt,… nặng hơn có thể gây nhiễm trùng máu, lúc này sẽ vô cùng nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của trẻ
Khi bị sâu răng trẻ sẽ luôn ở trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu giận thậm chí không muốn tiếp xúc với ai vì những cơn đau nhức kéo dài. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ tác động đến quá trình hình thành tính cách của trẻ, từ đó trẻ trở nên khó gần hơn.
Cách phòng ngừa sâu răng cho bé
Để hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây sâu răng và bảo vệ cấu trúc răng của trẻ, cha mẹ nên chú ý thực hiện một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả khi em bé ăn kẹo sâu răng, bao gồm:
Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bé
Ngay cả khi trẻ chưa mọc răng, các bậc cha mẹ cũng nên chú trọng đến vệ sinh răng miệng của bé. Bạn có thể sử dụng tấm gạc mềm, nhẹ nhàng nhúng nước để lau vùng nướu của bé sau mỗi lần ăn dặm và bú mẹ.
Khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, hãy hỗ trợ bé thực hiện việc chải răng hàng ngày bằng một bàn chải trẻ em nhỏ gọn, có đầu lông mềm để làm sạch mảng bám, từ đó ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu.
Cho đến khi trẻ trưởng thành hơn và đã có khả năng tự mình chải răng, hãy hướng dẫn và động viên trẻ xây dựng thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Cha mẹ cần theo dõi và hướng dẫn trẻ cho đến khi trẻ có khả năng tự xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh việc chải răng, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để diệt khuẩn hiệu quả hơn.
Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cho bé
Cha mẹ cần lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cho bé. Điều này bao gồm việc chọn một bàn chải có đầu lông mềm và kích thước phù hợp với răng của bé. Kem đánh răng cũng nên được chọn dựa trên độ tuổi của trẻ và nên chứa những thành phần giúp bảo vệ men răng của bé khỏi sâu răng.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo bộ sản phẩm giúp việc chăm sóc răng miệng hiệu quả và phù hợp với trẻ em mà Oralmart dưới đây
Kem đánh răng dành cho trẻ sơ sinh Oral7 Tiny Teeth
Kem đánh răng ORAL7 For Tiny Teeth là sản phẩm đặc biệt dành riêng cho trẻ từ 3 tuổi giúp vệ sinh răng và nướu. Với công thức đặc biệt chứa các enzyme có trong sữa mẹ giúp xoa dịu cơn đau và tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trong giai đoạn mọc răng hoặc bị đau nướu.
Đặc biệt, kem đánh răng ORAL7 For Tiny Teeth không chứa chất tạo màu nhân tạo, Fluoride, đường và chất tẩy rửa, không có hóa chất, cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm cho trẻ sử dụng, không phải lo lắng nếu trẻ lỡ nuốt phải.
Kem đánh răng ORAL7 Kids
Kem đánh răng ORAL7 Kids là sản phẩm chứa các enzyme tự nhiên giúp tạo lớp phòng vệ cho bé, tăng cường hệ thống phòng vệ tự nhiên trong khoang miệng. Sản phẩm có hương trái cây, đường tự nhiên và không có hóa chất, không chứa Sodium Laudryl Sulphate (SLS), cha mẹ có thể an tâm cho trẻ sử dụng.
Kem đánh răng VITIS Anticaries
Kem đánh răng VITIS Anticaries là sản phẩm duy nhất trên thị trường sở hữu công nghệ DENTAID haprepair với khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả ở ba cấp độ: sửa chữa, củng cố và tái khoáng hóa men răng từ tận sâu bên trong. Các hạt hydroxyapatite có khả năng lưu lại trên bề mặt của men răng một lớp bảo vệ giúp ngăn ngừa sâu răng và hạn chế mòn răng.
Hướng dẫn bé cách dùng nước súc miệng
Nước súc miệng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và chống mòn răng
Nước súc miệng VITIS Anticaries với khả năng ngăn ngừa sâu răng theo ba mức độ khác nhau gồm: sửa chữa, củng cố và tái khoáng hóa men răng. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng kết hợp với kem đánh răng VITIS Anticaries để nâng cao hiệu quả ngăn ngừa sâu răng từ sớm và chống xói mòn men răng.
Để đạt hiệu quả tốt khi sử dụng sản phẩm, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây của Oralmart:
- Hằng ngày, bạn nên sử dụng 15ml của sản phẩm VITIS Anticaries mà không pha loãng, rồi súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Hãy làm điều này hai lần mỗi ngày, sau khi ăn và sau khi chải răng. Đặc biệt, nên sử dụng sản phẩm này cùng với kem đánh răng VITIS Anticaries.
- Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy tránh súc miệng bằng nước hoặc ăn uống ngay sau khi sử dụng sản phẩm súc miệng này trong vòng 30 phút.
- Sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Khám nha khoa định kỳ
Cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám, kiểm tra và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần. Tại những lần khám răng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của trẻ và đưa ra những phương pháp ngăn chặn hoặc xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.
Trường hợp nhận thấy trẻ có dấu hiệu đau nhức răng bất thường hoặc nguy cơ bị sâu răng bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra ngay lập tức. Không nên chủ quan kéo dài thời gian hoặc tự điều trị tại nhà sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt
Mỗi khi ăn uống, pH trong miệng giảm xuống, tạo môi trường axit, không tốt cho men răng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Axit cũng có thể làm men răng yếu đi và dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó, sau mỗi lần ăn, men răng phải tiếp xúc với axit và trải qua quá trình tự bảo vệ bằng cách sử dụng nước bọt.
Tuy nhiên, hàm răng chỉ chịu được một số lần tiếp xúc với axit nhất định, thường là từ 4-5 lần/ngày, trước khi mất khả năng tự bảo vệ khỏi tác động của axit. Nếu trẻ ăn đồ ngọt quá thường xuyên, nước bọt sẽ không thể duy trì cân bằng tự nhiên. Điều này làm cho vi khuẩn ưa axit phát triển mạnh mẽ, trong khi các vi khuẩn khỏe mạnh có thể chết và khoáng chất có thể tan ra khỏi men răng mà không có cơ hội bám lại. Thói quen ăn liên tục có thể đe dọa sức khỏe men răng của trẻ.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bé
Để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Tránh cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt và thực phẩm có độ axit cao như nước có gas. Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích ứng cho răng của trẻ.
- Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ nhiều rau củ và trái cây tươi để cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất. Điều này giúp duy trì sức khỏe của răng và lợi và hỗ trợ quá trình làm sạch răng hiệu quả hơn.
- Chế biến rau củ và trái cây thành sinh tố, nước ép hoặc các món ăn khác để trẻ có cảm giác ngon miệng hơn và tránh tình trạng trẻ cảm thấy ngán khi ăn.
- Tăng cường việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng tương tự có trong thịt, cá và hải sản. Điều này giúp răng trở nên chắc khỏe hơn và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc hàng ngày để duy trì khoang miệng luôn đủ ẩm, giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn gây hôi miệng và các vấn đề về răng miệng khác.
Cách xử lý khi em bé ăn kẹo bị sâu răng
Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao em bé ăn kẹo bị sâu răng, cách điều trị cũng là một khía cạnh quan trọng cần cha mẹ quan tâm. Hiện nay, có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng ăn kẹo sâu răng ở trẻ nhỏ và phương pháp cụ thể có thể thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của vấn đề.
Trường hợp răng bé đang ở giai đoạn mới chớm sâu
Thông thường, khi có các vết màu trắng hoặc những lỗ sâu đen nhỏ trên bề mặt răng, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp tái khoáng. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc trị sâu răng dành cho trẻ, chứa các chất như phosphate, fluoride và calcium để trám vào bề mặt răng bị sâu một cách nhẹ nhàng và đơn giản, không gây đau đớn cho trẻ. Khi thực hiện biện pháp này, răng của trẻ vẫn được bảo tồn tối đa, sức khỏe răng miệng của trẻ không bị tác động quá nhiều.
Trường hợp răng của bé bị sâu nặng
Nếu bệnh lý sâu răng của bé đã xuất hiện những lỗ sâu răng màu đen to làm cho răng bị sứt mẻ hoặc bắt đầu có những cơn đau kéo dài dữ dội thì lúc này bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa để đánh giá xem sâu răng đã lan đến tủy hay chưa. Trường hợp răng của trẻ đã bị viêm nhiễm thì buộc phải điều trị nội nha, sau đó mới bắt đầu trám răng.
Một số trường hợp khác khi sâu răng đã hình thành áp xe xương ổ răng hoặc viêm tủy mức độ nặng không thể điều trị. Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng sâu để tránh lây sang những răng bên cạnh, ngăn ngừa những biến chứng cho răng vĩnh viễn trong tương lai.
Lời kết
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tình trạng ăn kẹo bị sâu răng ở trẻ em. Răng miệng khỏe mạnh không chỉ giúp trẻ có hàm răng đẹp mắt mà còn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, ngôn ngữ và tự tin trong giao tiếp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng cho bé được giới thiệu bên trên, bạn có thể liên hệ với Oralmart để được tư vấn miễn phí nhé.