GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Có nên nhổ răng sâu không? Lưu ý và chăm sóc sau khi nhổ răng sâu

Thông thường, các nha sĩ sẽ ưu tiên việc bảo tồn răng tối đa, nhưng nếu răng đã bị tổn thương quá nặng thì nhổ răng sâu là phương pháp giúp bảo vệ những răng còn lại khỏi bị viêm nhiễm. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu về phương pháp nhổ răng sâu, quy trình và lưu ý sau khi điều trị trong bài viết sau.

Tổng quan về các giai đoạn sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về sức khỏe răng miệng. Theo Thư viện Quốc gia về Thuốc của Hoa Kỳ: Sâu răng được xem là một trong những bệnh lâu đời nhất và phổ biến nhất được tìm thấy ở người. Đây là là một bệnh nhiễm trùng mãn tính phổ biến do vi khuẩn gây sâu răng bám chặt vào răng, sau đó chúng chuyển hóa đường để tạo ra axit phá hủy cấu trúc răng theo thời gian.

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến

Sâu răng có thể chia thành 4 giai đoạn tiến triển chính để có phương án điều trị phù hợp với từng giai đoạn.

Giai đoạn 1: Men răng bị ăn mòn

Đây là giai đoạn đầu tiên của sâu răng, nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu của giai đoạn này vì nó khó nhận biết. Chúng ta chỉ có thể nhận ra thông qua các chấm màu đục hay đen khi soi thật kĩ thân răng, các vị trí kẽ giữa răng. Và sâu kẽ răng cũng chính là tình trạng khá phổ biến.

Nếu có thể phát hiện và xử lí vùng răng bị sâu sớm, chúng ta có thể ngăn chặn nó tiến triển nghiêm trọng hơn.

Men răng bị ăn mòn là giai đoạn đầu của sâu răng
Men răng bị ăn mòn là giai đoạn đầu của sâu răng

Giai đoạn 2: Sâu răng lan đến ngà

Sâu răng phát triển lớn hơn, xuyên qua men răng và lan tới ngà răng. Ở trong giai đoạn này, chúng ta thường hay gặp tình trạng ê buốt răng khi tiếp xúc với các tác nhân nóng, lạnh. Đây là giai đoạn cần được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hằng ngày.

Tốt nhất bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra ngay khi có dấu hiệu sâu răng, việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau có thể khiến tình trạng của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sâu răng lan đến ngà
Sâu răng lan đến ngà

Giai đoạn 3: Nhiễm khuẩn buồng tủy

Tủy răng là mô mềm bên trong răng có chứa các mạch máu và dây thần kinh, được bảo vệ bởi ngà răng và men răng. Khi buồng tủy bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra tình trạng đau nhức và ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai của hàm cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Sâu răng lan đến tủy
Sâu răng lan đến tủy

Giai đoạn 4: Chết tủy

Khi răng bị chết tủy, các dây thần kinh trong răng không còn hoạt động dẫn đến việc bạn sẽ không cảm nhận cảm giác ê buốt hay đau đớn. Tuy nhiên, răng sẽ dần yếu đi do không được cung cấp dinh dưỡng và dẫn đến mất răng.

Ngoài ra, tủy bị chết còn tạo điều kiện để vi khuẩn lan sang khu vực nha chu, gây ra các triệu chứng, tổn thương nghiêm trọng như sưng vùng hàm mặt, tiêu xương, mất các răng kế cận,…

Chết tủy răng
Chết tủy răng

Khi nào nên nhổ răng sâu

Tùy vào tình trạng sức khỏe của răng mà nha sĩ quyết định phương án nhổ răng sâu hay bảo tồn răng. Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hàm, nhiễm trùng răng,…

Trường hợp răng sâu được bảo tồn

Nha sĩ sẽ ưu tiên những phương án để bảo tồn răng khi sâu răng chỉ ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến phần chân răng.

  • Nếu răng chỉ bị sâu tại men răng: Nha sĩ sẽ lựa chọn phương án trám răng, hàn răng để giải quyết vấn đề.
  • Nếu răng hàm bị sâu vào trong tủy nhưng chưa gây hại đến chân răng: Nha sĩ sẽ điều trị tủy sau đó trám lại răng. Bên cạnh đó, răng bọc sứ cũng là một phương pháp xử lý được nhiều bệnh nhân quan tâm khi bảo tồn răng.
Sử dụng phương pháp trám răng để bảo tồn răng
Sử dụng phương pháp trám răng để bảo tồn răng

>>Xem thêm: Răng số 8 bị sâu vỡ có nên nhổ không? 2 cách tránh răng sâu

Trường hợp răng sâu cần phải nhổ

Nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu trong những trường hợp khi tình trạng sâu, viêm quá nặng không thể phục hồi. Tình trạng này gây nên nhiều tổn thương đến đến phần tủy răng bên trong, mạch máu cũng như dây thần kinh. 

Nếu không nhổ răng sâu kịp thời, các răng còn lại có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Nhổ răng đã bị sâu viêm quá nặng
Nhổ răng đã bị sâu viêm quá nặng

>> Xem thêm: Cách chữa và chăm sóc khi người lớn bị sâu răng

Có nên nhổ răng hàm bị sâu?

Răng hàm đóng vai trò chính trong khả năng chịu lực và ăn nhai của hàm, vì thế cần suy xét kĩ trước khi đưa ra quyết định nhổ răng hàm bị sâu. Một vài tình huống bắt buộc phải nhổ răng hàm như: sâu răng nặng gây tụt lợi, viêm nha chu, răng số 8 mọc ngầm,… Tuy nhiên, nó có thể kéo theo một vài hậu quả như:

  • Giảm khả năng chịu lực và ăn nhai của hàm: Mất răng gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng của hàm. Ngoài ra, các phương pháp trồng răng sau khi mất răng gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Lệch khớp cắn: Khớp cắn bị ảnh hưởng dẫn đến sưng tấy nướu, viêm nha chu,…
  • Biến chứng tiêu xương hàm: Mất răng có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm nếu không có phương án điều trị phù hợp.
Mất răng gây tiêu xương hàm nếu không có phương án điều trị
Mất răng gây tiêu xương hàm nếu không có phương án điều trị

>> Xem thêm: Khi nào nên nhổ răng sâu? 5 tác hại của việc không nhổ răng sâu

Các bước trong quy trình nhổ răng sâu

Sau khi chẩn đoán, xác nhận tình trạng răng miệng của bệnh nhân, nha sĩ sẽ tiến hành quy trình sau để tiến hành nhổ răng đã được chỉ định.

Bước 1: Gây tê

Sau khi làm sạch khoang miệng, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ ở vùng nướu xung quanh răng cần nhổ bỏ. Trường hợp răng sâu quá nghiêm trọng, thuốc gây mê có thể giúp bạn chìm trong giấc ngủ và hạn chế tối đa sự đau đớn toàn cơ thể.

Nha sĩ bắt đầu gây tê cục bộ ở nướu
Nha sĩ bắt đầu gây tê cục bộ ở nướu

Bước 2: Nhổ răng

Sau khi gây tê, nha sĩ sẽ sử dụng các công cụ chuyên dụng như kìm, cây nạy,… để loại bỏ răng sâu. Quá trình này thường kéo dài 20 – 30 phút và đòi hỏi nha sĩ phải khéo léo và tỉ mỉ.

Nha sĩ sử dụng các công cụ chuyên dụng để nhổ răng
Nha sĩ sử dụng các công cụ chuyên dụng để nhổ răng

Bước 3: Đóng vết thương

Nha sĩ sẽ làm sạch vết thương lần cuối trước khi kết thúc quá trình nhổ răng. Ngoài ra, nha sĩ còn đặt một miếng gạc sạch tại vị trí răng nhổ và yêu cầu bạn ngậm để cầm máu. Trường hợp phải mổ nướu, bạn sẽ được khâu liền nướu bằng chỉ tự tiêu.

Khâu lại vết thương nếu phải phẫu thuật nướu
Khâu lại vết thương nếu phải phẫu thuật nướu

>>Xem thêm: Răng sâu có niềng được không? Cách khắc phục và phòng ngừa

Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sâu

Chăm sóc sau khi nhổ răng là việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau tiểu phẫu này. Ngoài ra, nếu bạn không thực hiện kĩ lưỡng việc chăm sóc này, rất nhiều nguy cơ và tai biến có thể xảy ra.

  • Theo dõi vết thương sau khi nhổ răng: Nếu sau khi nhổ răng máu chảy quá nhiều hoặc cơ thể có những biểu hiện lạ bạn phải lập tức đến gặp nha sĩ.
  • Chườm lạnh và chườm nóng: Để giảm sưng, viêm và ngăn ngừa cảm giác đau đớn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Hãy hỏi ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đây là cách để loại bỏ vi khuẩn và tránh nguy cơ viêm nhiễm sau phẫu thuật răng miệng.
  • Chế độ vận động và sinh hoạt hợp lý: Các hoạt động thể chất sẽ tác động trực tiếp đến cơ hàm, và ảnh hưởng đến sức khỏe chưa hồi phục hẳn sau khi trải qua một ca tiểu phẫu của bạn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cũng là một phần của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Chườm để giảm sưng và đau
Chườm để giảm sưng và đau

Cách vệ sinh và chăm sóc sau khi nhổ răng

Cảm giác sưng đau sau khi nhổ răng sẽ khiến bạn gặp nhiều trở ngại trong việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên để tránh các biến chứng, bạn nên chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật kĩ càng hơn.

  • Chải răng sau ít nhất 6 giờ nhổ răng: Bạn nên vệ sinh răng miệng sau khi các vết thương đã được bịt kín, ít nhất là 6 giờ sau phẫu thuật, nhưng nên tránh những vị trí vừa nhổ răng. Sử dụng bàn chải đánh răngchải răng đúng cách để chăm sóc sức khỏe răng miệng sau phẫu thuật.
  • Sử dụng nước súc miệng: Nên súc miệng với sản phẩm có chứa chlorhexidin giúp sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tốt hơn.
  • Sử dụng cây cạo lưỡi: Để loại bỏ vi khuẩn còn bám dính, ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.
Chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật kĩ càng
Chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật kĩ càng

Sau đây, Oralmart xin giới thiệu cho bạn những sản phẩm đặc biệt, được sử dụng để chăm sóc trước và sau khi phẫu thuật răng miệng.

1. Kem đánh răng PERIO-AID Intensive Care

Kem đánh răng PERIO•AID Intensive Care là kem đánh răng kháng khuẩn, ngăn cản quá trình hình thành mảng bám răng. Kem đánh răng PERIO•AID Intensive Care giúp giảm bệnh nha chu và hiệu quả trong việc chăm sóc sau phẫu thuật. Ngoài ra, sản phẩm này có thể được thoa lên mặt ngoài nhằm kiểm soát vết lở miệng thông thường và tình trạng nhiễm candida miệng (nhiễm nấm).

Kem đánh răng PERIO-AID Intensive Care chăm sóc sau khi nhổ răng
Kem đánh răng PERIO-AID Intensive Care chăm sóc sau khi nhổ răng

2. Nước súc miệng PERIO-AID Active Control

Nước súc miệng PERIO-AID Active Control là sản phẩm chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật, có thể dùng liên tục hằng ngày trong 6 tháng. Sản phẩm này được khuyến khích sử dụng cho những đối tượng như:

  • Dùng sau điều trị nha khoa. – Dùng cho người gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng. – Dùng cho người bị viêm nướu hoặc có nguy cơ cao bị viêm nướu và sâu răng.
  • Dùng cho người cấy ghép implant.
  • Dùng cho người bị viêm nướu khi đang chỉnh nha.
  • Dùng hỗ trợ điều trị cho người bị loét miệng.
Nước súc miệng PERIO-AID Active Control sử dụng sau khi nhổ răng

3. Bàn chải siêu mềm chăm sóc đặc biệt sau phẫu thuật răng miệng TEPE Special Care

Bàn chải siêu mềm cho người sau phẫu thuật TEPE Special Care được khuyến khích sử dụng sau phẫu thuật liên quan đến răng hàm mặt, người bị viêm nha chu, sau nhổ răng và người bị viêm quanh răng, đặc biệt phù hợp với người có răng ê buốt, bị tụt nướu, mòn men răng, bề mặt chân răng bị lộ.

Bàn chải chăm sóc sau phẫu thuật TEPE Special Care
Bàn chải chăm sóc sau phẫu thuật TEPE Special Care

Lời kết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart. Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin về các giai đoạn sâu răng, nhổ răng sâu: quy trình và cách chăm sóc. Nếu bạn có ý kiến cần đóng góp, hãy comment xuống dưới cho chúng tôi biết nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87