Có rất nhiều quan niệm khác nhau trong việc đánh răng hằng ngày. Có người cho rằng đánh răng càng nhiều càng sạch, một số khác lại có quan niệm rằng nên đánh răng ít để tránh mòn men răng. Vậy nên đánh răng mấy lần 1 ngày là đủ? Cùng Oralmart giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
1 ngày đánh răng mấy lần?
Đánh răng là bước quan trọng trong chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Đánh răng giúp răng sạch, sáng bóng, khỏe mạnh hơn. Vậy nên đánh răng bao nhiêu lần 1 ngày sẽ còn phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi, Oralmart chia theo từng giai đoạn như sau:
Với trẻ sơ sinh 2 tháng – 2 tuổi
Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, răng của trẻ lúc này chưa mọc hoặc chỉ vừa mới mọc răng sữa, nướu còn yếu và không nên đánh răng. Cha mẹ chỉ cần cho bé uống nước và dùng khăn lau răng và nướu cho bé để giữ cho răng, nướu luôn sạch sẽ.
Đối với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi đến dưới 2 tuổi, thường sẽ dùng loại kem bôi dạng gel được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi trở lên, giúp bảo vệ và dưỡng ẩm mô miệng một cách tự nhiên. Thường các loại gel sẽ có các thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính hoặc kể cả có thể chứa các enzyme tự nhiên có lợi được tìm thấy trong sữa mẹ. Việc dùng loại gel chăm sóc nướu này sẽ được coi như bước đánh răng làm sạch thông thường ở người lớn.
Với trẻ em từ 3 – 13 tuổi
Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi thứ 3, trẻ đã có thể bắt đầu sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em để tự vệ sinh răng miệng cho mình. Vậy trẻ em nên đánh răng mấy lần 1 ngày? Theo các nha sĩ, trẻ em trong độ tuổi này nên đánh răng 2 lần mỗi ngày. Vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, trẻ trong độ tuổi này cũng rất hiếu động, có sở thích ăn nhiều đồ ngọt, ăn dặm nhiều bữa và đang trong quá trình mọc, hoàn thiện răng sữa. Nếu không chăm sóc răng kỹ bằng việc đánh răng thông thường sẽ dễ dẫn tới tình trạng sâu răng.
Đối với người từ 14 tuổi trở lên
Khi bắt đầu bước sang tuổi 14, trẻ có thể bắt đầu đánh răng như một người trưởng thành. Lúc này, nên đánh răng 2 mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Vậy có nên đánh răng 3 lần 1 ngày không?
Câu trả lời là bạn có thể đánh răng thêm 1 lần sau khi ăn vào buổi trưa để đảm bảo răng luôn sạch, không vướng thức ăn, mảng bám lâu trên răng. Trong việc lựa chọn thời điểm đánh răng hợp lý buổi trưa, bạn hãy cân nhắc chế độ ăn uống của mình.
Nếu trong những món ăn hoặc đồ uống có chứa nhiều acid, bạn không nên đánh răng ngay lập tức. Các acid sẽ làm suy yếu men răng và đánh răng quá sớm có thể dẫn đến mòn men răng. Thay vào đó, sau bữa ăn 30 phút chính là thời điểm vàng để đánh răng vệ sinh răng miệng sau ăn.
Mỗi lần đánh răng bao lâu là đủ?
Để có sức khỏe răng miệng tối ưu, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cũng khuyên bạn nên đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần và để đảm bảo làm sạch kỹ càng. Các nghiên cứu cho thấy, việc đánh răng quá nhanh sẽ không thể loại bỏ những mảng bám còn tồn đọng trên răng. Trong khi đó, đánh răng quá lâu lại dẫn đến nguy cơ bào mòn men răng, có thể làm ảnh hưởng đến nướu.
Trên thực tế, đánh răng bao lâu là tốt còn tùy thuộc vào độ tuổi, người lớn khác với trẻ em nhỏ.
- Đối với trẻ em mới học chải răng: Trong giai đoạn này thường trẻ đang dần xây dựng thói quen chải răng, vì vậy ba mẹ thường thực hiện hướng dẫn song song các bước đánh răng hoặc đánh răng thay bé. Thao tác này thường tốn thời gian hơn so với tự chải răng cho chính mình, do đó thời gian chải răng có thể kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút.
- Đối với trẻ em mầm non: Phụ huynh có thể hướng dẫn và tập cho bé chải răng đúng cách. Đa phần các bé thường thao tác chậm hơn người lớn, vì vậy thời gian mỗi lần đánh răng có thể rơi vào khoảng 3 – 4 phút.
- Đối với người lớn: Mỗi lần đánh răng nên kéo dài khoảng 2 – 3 phút là phù hợp.
Tác hại khi đánh răng quá nhiều lần
Theo Oralmart, không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc đánh răng 2 lần mỗi ngày đối với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc chải răng quá nhiều sẽ dẫn tới một số tác hại sau đây:
Mòn men răng và gây nên tình trạng ê buốt
Khi đánh răng quá nhiều lần và lực chải tác động quá mạnh thì có thể làm nướu bị tổn thương, trở nên nhạy cảm và dễ rỉ máu viền nướu. Từ đó có thể khiến các vi khuẩn tấn công vào phần nướu trở nên nhạy cảm, gây sưng đau và có thể dẫn đến viêm nướu.
Bên cạnh những tác động trên nướu, việc chải răng nhiều lần trong trong ngày trên bề mặt có thể làm mòn men răng, dần lộ ra lớp ngà răng phía bên dưới. Khi bạn ăn phải thực phẩm, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt, việc ăn nhai sẽ bị cản trở hơn.
Răng dễ xỉn màu
Tác hại tiếp theo đó là răng dễ bị xỉn màu. Rất nhiều người chăm chỉ chăm sóc răng tuy nhiên hơi thở vẫn có mùi và sưng nướu và kèm theo răng bị ố vàng. Việc chải răng trên bề mặt nhiều lần hoặc đánh răng ngay sau khi ăn xong làm cho lớp men răng bảo vệ bên ngoài mỏng dần đi. Từ đó răng rất dễ bị xỉn màu và ố vàng dưới tác động của thực phẩm, đồ uống sẫm màu như trà, cà phê,…
Vệ sinh răng miệng kém có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sức khỏe?
Khi chăm sóc vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn tới tích tụ nhiều mảng bám từ các mảnh thức ăn thừa, điều này dẫn đến loạt các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, nặng hơn có thể mất răng vĩnh viễn. Nhưng không dừng lại ở đó, việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo hiệu quả cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim.
Kết quả từ một nghiên cứu lớn năm 2019 cho thấy vệ sinh răng miệng tốt có thể làm giảm nguy cơ rung nhĩ (AFib) và suy tim.
Ngoài ra, theo Văn phòng Phòng ngừa Dịch bệnh và Nâng cao Sức khỏe, sức khỏe răng miệng kém ở phụ nữ mang thai có liên quan đến sinh non và sinh con nhẹ cân.
Bạn hãy đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để làm sạch răng miệng, lấy cao răng định kỳ và kiểm tra sức khỏe mỗi năm 2 lần để có thể giúp tăng cường vệ sinh răng miệng tổng thể và giảm nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe khác.
>> Xem thêm: Cách vệ sinh răng miệng đúng cách
Các sản phẩm vệ sinh răng miệng nên dùng sau bước đánh răng
Sau bước đánh răng với bàn chải thông thường, đôi khi các mảng bám dư thừa từ đồ ăn tại những vùng mà bàn chải thông thường khó tiếp cận tới sẽ không được lấy đi hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ sau bước đánh răng dưới đây:
1. Cây chải kẽ răng Tepe góc
Cây chải kẽ răng được sản xuất từ Tepe. Được thành lập vào năm 1965 tại Thuỵ Điển, Tepe không ngừng nỗ lực hoàn thiện từ khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kiểm định, thử nghiệm, đánh giá hiệu quả sử dụng cho đến khâu sản xuất để trở thành một thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc nha khoa. Cây chải kẽ răng có những công dụng như:
- Giúp làm sạch vùng kẽ răng bàn chải thông thường không với tới được.
- Giữ cho răng và nướu sạch mảng bám và khỏe mạnh.
2. Nước súc miệng VITIS Sensitive
Nước súc miệng VITIS Sensitive được khuyên dùng sau khi đánh răng hằng ngày với bàn chải và kem đánh răng VITIS Sensitive nhằm đảm bảo làm sạch các khu vực bàn chải khó tiếp cận được và giữ lại các thành phần hoạt tính trong khoảng thời gian lâu hơn. Để có kết quả tốt, bạn không nên súc miệng lại với nước.
Nước súc miệng VITIS Sensitive chứa công nghệ tái tạo nano Dentaid, nó tạo thành một lớp bảo vệ giúp phục hồi, tái tạo bề mặt men răng một cách tự nhiên. Với công nghệ vượt trội, nó có thể bịt kín các ống ngà bị lộ và phục hồi, hỗ trợ bít bề mặt ngà răng nhờ công thức chứa thành phần hydroxyapatite siêu phân tử. Liên kết giữa siêu phân tử hydroxyapatite và men răng cho phép hình thành một lớp kết dính bền vững mang lại hiệu quả xoa dịu ê buốt ngay từ lần đầu tiên sử dụng.
Lời kết
Việc đánh răng 2 lần mỗi ngày được xem như là một trong những bước cơ bản nhưng lại quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe răng miệng. Tùy theo độ tuổi, bạn hãy xây dựng quy trình chăm sóc răng miệng hợp lý để giữ tình trạng răng miệng luôn sạch khỏe nhé!