Lộ ngà răng không phải là vấn đề nha khoa hiếm gặp và kéo theo đó là nhiều bệnh lí răng miệng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, đa số mọi người còn xa lạ, chưa hiểu rõ về vấn đề này. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Oralmart để có thêm thông tin về ngà răng và nguyên nhân khiến ngà răng bị lộ nhé!
Ngà răng là gì?
Ngà răng là thành phần có thể tích lớn nhất của răng, nó nằm dưới lớp men răng và tạo nên hình dạng cơ bản cũng như quyết định màu sắc của răng. Lớp ngà bao phủ toàn bộ ống tủy và tủy răng, trừ phần lỗ chân răng.
Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, xốp, có tính thấm và độ đàn hồi tốt hơn men răng. Ngà răng trở nên mềm hơn khi nằm gần tủy răng, độ cứng nhất nằm cách tủy răng khoảng 0,4 – 0,6 mm.
Cấu tạo của Ngà răng
Trong ngà răng chứa khoảng 70% khoáng chất hydroxyapatite, 20% chất hữu cơ và 10% nước, trong đó collagen type 1 chiếm hơn 90% của chất hữu cơ trong răng. Tính từ thời điểm răng hình thành cho tới khi phát triển và ổn định trên cung răng, ngà răng có cấu trúc gồm 3 tổ chức sau:
1. Ngà răng tiên phát
Đây là tổ chức ngà được hình thành từ khi răng bắt đầu mọc, chiếm khối lượng chủ yếu của răng. Tổ chức ngà răng tiên phát gồm 3 thành phần chủ yếu:
- Ống ngà: Trong ngà có các kênh siêu nhỏ gọi là ống ngà. Nó xuất phát từ bề mặt tủy răng, chạy xuyên suốt chiều dài ngà răng và kết thúc ở ranh giới giữ ngà và men răng. Nó là các ống mang cảm giác hoặc tạo một phần cảm giác cho răng, điều này giải thích cho lí do vì sao răng bị ê buốt khi lớp men răng bị mài mòn.
- Ngà quanh ống: Là lớp bao phủ thành ống ngà, chúng rất dày đặc, khoáng hóa đồng nhất và cản quang. Độ dày của ngà quanh ống phụ có thể phụ thuộc vào tuổi của cá thể đó.
- Ngà gian ống: Đây là chất giữa các ống ngà được hình thành bởi sự ngấm vôi những thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi, trong đó chủ yếu là những sợi keo sắp xếp thẳng góc với ống ngà. Nó có mật độ, mức độ khoáng hóa thấp hơn và ít cản quang hơn so với ngà quanh ống.
- Dây Tomes: Là đuôi nguyên sinh chất kéo dài của tạo ngà bào nằm trong ống ngà, bộ phận này đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa và khả năng tạo ngà của răng.
2. Ngà răng thứ phát
Ngà thứ phát là ngà được hình thành khi chân răng đã phát triển hoàn tất, nó phát triển chậm hơn nhiều so với ngà nguyên phát nhưng vẫn duy trì sự tăng trưởng. Có 2 loại ngà thứ phát:
- Ngà sinh lý: Được hình thành liên tục trong suốt thời gian tồn tại của răng với nhịp độ rất chậm.
- Ngà thứ phát bệnh lý: Còn được gọi là ngà xơ hóa hay ngà sửa chữa, nó hình thành bởi quá trình bệnh lý của răng (lớp ngà phản ứng ) do sâu răng, do sang chấn, do quá trình làm mòn răng hoặc do tạo lỗ hàn.
Ngà răng có vai trò gì ?
Ngà răng có 4 chức năng chính:
- Cấu tạo nên răng.
- Bao bọc và bảo vệ tủy răng.
- Tạo cảm giác cho răng: Ngà răng truyền các xung kích thích từ bề mặt men răng hoặc chân răng đến tủy răng. Nguyên nhân do các ống ngà chứa tế bào thần kinh, tạo cảm giác cho răng khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua ngọt hoặc tiếp xúc với hơi gió lạnh.
- Cung cấp hỗ trợ cho men răng: ngăn ngừa nứt men răng trong quá trình chịu tải mặt nhai.
Nguyên nhân khiến ngà răng bị lộ
Theo RDH – Tạp chí dành cho các chuyên gia nha khoa ở Hoa Kỳ: Tỉ lệ nhạy cảm ngà răng trong dân số lên đến 57%. Nguyên nhân dẫn đến việc nhạy cảm ngà là do tổn thương men răng gây ra hở ngà răng. Men răng bị bào mòn dẫn đến lớp ngà răng bên dưới không được bảo vệ. Ngà răng bị lộ còn gây nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe răng miệng có thể dẫn đến huỷ chân răng, mất răng.
Hở ngà răng còn tác động tiêu cực đến sinh hoạt, tâm lý, thẩm mỹ của người bệnh. Vì vậy người bệnh cần đến ngay cơ sở chuyên khoa răng miệng để xác định tình trạng bệnh lý và có hướng xử trí phù hợp, giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Oralmart sẽ liệt kê cho bạn một vài nguyên nhân khiến lớp ngà của răng bị lộ dưới đây.
1. Do yếu tố bệnh lý
Khi đó, răng dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài dẫn đến hiện tượng gãy vỡ, mòn men răng. Các bệnh lý thường thấy như:
- Thiểu sản men răng: Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa, khi đó sẽ làm men răng bị mềm và dễ vỡ hơn hình thường.
- Sai khớp cắn: Các trường hợp sai khớp cắn sẽ gây ra sự ma sát quá mức giữa hai hàm răng.
- Các bệnh của khớp hàm: Như đau mỏi khớp có nguy cơ làm mòn răng, lộ ngà răng.
2. Do yếu tố cơ học
- Vệ sinh răng miệng sai cách: đánh răng quá mạnh làm tổn thương và mòn răng.
- Nghiến răng: Thói quen xấu này khiến men răng dễ bị tổn thương.
- Yếu tố di truyền: Ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng men răng.
- Thói quen ăn uống: Lạm dụng các loại thực phẩm có tính acid cao như nước ngọt, nước chanh, nước cam,…
3. Do một số yếu tố khác
- Khô miệng: Khi miệng bị khô làm giảm tiết nước bọt, khiến acid bám lâu hơn trên bề mặt răng. Lúc này sẽ làm tăng nguy cơ lộ ngà răng.
- Dùng thuốc có tính acid thường xuyên: Cụ thể aspirin nhai, vitamin C nhai,… khi tiếp xúc với bề mặt răng có thể gây mòn răng.
- Trào ngược dạ dày – thực quản: Acid trong dạ dày trào lên khoang miệng sẽ gây ra nhiều tổn thương ở men răng.
Những vấn đề cần lưu ý đối với ngà răng
Ngà răng dễ bị xâm nhập hơn men răng dưới tác động của các axit bào mòn răng. Khi nó bị vỡ, tủy răng sẽ bị tấn công và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho răng.
Bên cạnh đó, ngà răng bị hư hại sẽ không thể tự phục hồi lại mà chỉ có thể khắc phục bằng cách dùng các vật liệu nhân tạo để bổ sung. Vì vậy, cách bảo vệ lớp ngà tốt nhất là bảo vệ men răng, lợi và xương răng.
Để ngăn chặn ngà răng bị lộ, người bệnh cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống cùng một vài bước đơn giản sau đây:
- Chải răng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải đánh răng theo chiều dọc hoặc vòng tròn. Không đánh răng quá nhiều lần trong một ngày nếu không thật sự cần thiết.
- Sử dụng kết hợp nước súc miệng và kem đánh răng: Tăng cường hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng, làm men răng chắc khỏe hơn.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường, tinh bột cũng như các loại đồ uống có gas, nước trái cây chua,…
- Hạn chế các thói quen xấu: Nghiến răng, cắn các vật cứng,… để tránh gây tổn thương răng.
Sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng và tổn thương ngà răng
Để điều trị lâu dài và chăm sóc răng miệng, Oralmart xin giới thiệu cho bạn dòng sản phẩm VITIS Anticaries – Sản phẩm ngăn ngừa sâu răng và tổn thương ngà răng.
VITIS là một thương hiệu được nhiều người biết đến tại Tây Ban Nha. Đây là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng từ các loại sản phẩm thông dụng cho đến chuyên dụng cho người dùng. Nhờ vào quá trình nghiên cứu lâu dài cùng sự phát triển các công nghệ độc quyền.
Sản phẩm này được nha sĩ khuyên dùng cho những người có nướu răng nhạy cảm hoặc có khả năng mắc bệnh viêm nướu, bao gồm phụ nữ có thai và người mắc các bệnh lý như: tiểu đường, ức chế miễn dịch,…
1. Kem đánh răng VITIS Anticaries
Kem đánh răng VITIS Anticaries dành cho mọi đối tượng người sử dụng, đặc biệt là người lớn, trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng cao, người vệ sinh răng miệng kém, người có bệnh sử sâu răng, người có chế độ ăn giàu carbonhydrate, phục hồi và củng cố men răng, tăng cường và tái khoáng hóa men răng, ngăn chặn tình trạng răng ê buốt, đặc biệt thích hợp với người bị tụt nướu, bề mặt chân răng bị lộ.
2. Nước súc miệng VITIS Anticaries
Sử dụng nước súc miệng VITIS Anticaries kết hợp với kem đánh răng sẽ tăng cường tối đa hiệu quả chăm sóc răng miệng. Với công thức đặc biệt giúp ngăn ngừa sâu răng từ sớm ở 3 mức độ khác nhau.
- Khả năng ngừa sâu răng vượt trội không chỉ củng cố và tái cấu trúc men răng, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa sâu răng vượt trội, mà còn có thể hỗ trợ chữa các vết nứt, rãnh và các khiếm khuyết ở men răng.
- Tăng cường hiệu quả của kem đánh răng nhờ dễ dàng tiếp cận những khu vực khó tiếp cận trong khoang miệng và giữ các thành phần hoạt tính trong miệng trong thời gian dài hơn.
- Thành phần không cồn tránh tình trạng kích thích và bảo vệ nướu.
Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart, chúng tôi hi vọng bạn đã thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc của bản thân. Nếu bạn có ý kiến đóng góp, hãy comment xuống dưới cho Oralmart biết nhé!