GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Tiêu xương hàm là gì và các biện pháp phòng tránh

Tiêu xương hàm là một trong những biến chứng nghiêm trọng thường gặp sau khi bị mất răng hoặc mắc các bệnh về nướu răng. Nếu tình trạng kéo dài và không được chữa trị kịp thời gây nên những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Oralmart tìm hiểu và đưa ra các biện pháp phòng tránh.

Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm là tình trạng các phần xương chân răng và ổ răng bị tiêu biến. Đây là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng nhai của bệnh nhân. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến lệch khớp cắn, méo miệng do cấu trúc gương mặt bị thay đổi.

tiêu xương hàm là gì
Hình ảnh bệnh nhân bị tiêu xương hàm

Sự tiêu biến có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới dẫn đến sự suy giảm mật độ và chất lượng xương hàm. Ban đầu, sự suy giảm xương có thể xuất hiện tại một hoặc một vài vị trí trên cung hàm, nếu không điều trị kịp thời sẽ lan sang các vùng xương kế cận gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng nhai, lệch khớp cắn và thay đổi cấu trúc của khuôn mặt.

Nguyên nhân khiến tiêu xương hàm

Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm: người bệnh bị mất răng, viêm nha chu hoặc người bị mất răng đang điều trị bằng hàm giả tháo lắp và bọc sứ.

  • Hiện tượng mất răng: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tiêu xương hàm. Khi mất răng sẽ lộ ra một khoảng trống ở vị trí chân răng, lúc này xương hàm sẽ không còn chịu tác động từ lực nhai của răng. Các vị trí răng kế cận cũng có xu hướng lấn sang vị trí răng đã mất với mục đích lấp đầy khoảng trống, lâu dần sẽ khiến xương hàm xốp hơn do mật độ xương bị suy giảm.
khoảng trống khi mất răng
Khoảng trống trên xương hàm sau khi mất răng
  • Viêm nha chu: Tụt nướu, hở chân răng, nướu bị chảy máu và đau nhức là các triệu chứng của viêm nha chu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến xương và các dây chằng bao quanh răng bị tiêu hủy khiến răng mất đi chỗ dựa.
  • Mang hàm giả và lắp sứ: Phương pháp này được bệnh nhân sử dụng khá nhiều sau khi bị mất răng. Phương pháp này làm cho sự tiêu biến xương hàm trở nên nhanh hơn vì thực tế chỉ có phần thân răng giả được phục hình lên phần nướu răng bị mất chứ hoàn toàn không thay thế được cho chân răng đã mất.

Các dạng tiêu xương hàm thường gặp.

Các dạng tiêu xương hàm phổ biến được chia làm 5 loại:

  • Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Chiều cao của xương hàm bị suy giảm khiến phần xương hàm dưới bị trũng sâu hơn và tiêu hõm xuống so với xương hàm kế cận. Các mô nướu ngay tại vị trí bị tiêu xương sẽ teo nhỏ lại dần theo thời gian.
các dạng tiêu xương theo chiều dọc
Tiêu xương theo chiều dọc
  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Tại vị trí mất chân răng, độ rộng của xương hàm được thu hẹp lại, các vùng xương kế cận bị giãn ra và lấn sang vị trí răng đã mất với mục đích lấp đầy khoảng trống, gây ra tình trạng răng bị xô lệch.
  • Tiêu xương khu vực xoang: Khi hàm trên bị mất răng thì các đỉnh của xoang sẽ tràn xuống dưới, nếu không được lắp răng giả thay thế thì độ rộng của xoang sẽ tăng dần.
  • Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Là biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi bệnh nhân bị mất quá nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Trường hợp này rất dễ nhận biết vì người bệnh bị thay đổi cấu trúc khuôn mặt rõ rệt như khuôn miệng bị hõm vào, da chảy xệ, nhiều nếp nhăn và trông già hơn so với tuổi thật.
Dạng tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Bệnh nhân bị tiêu xương toàn bộ khuôn mặt 
  • Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: Các dấu hiệu tiêu chân răng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến xương hàm bị tiêu biến dần đến các ống thần kinh bên dưới. Lúc này quá trình phục hồi xương hàm khi cấy ghép Implant sẽ trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Mất răng bao lâu sẽ gây tiêu xương hàm?

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà quá trình tiêu xương sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Thông thường, khoảng thời gian tiêu xương hàm ban đầu từ khoảng 1-3 tháng, lúc này chưa xảy ra nhiều biểu hiện cụ thể. Sau 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm từ từ. 

Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng bị mất sẽ tiêu biến khiến cấu trúc khuôn mặt dần bị thay đổi. Người bị mất răng sẽ bắt đầu bị teo nướu và hóp má nhẹ, da nhăn nheo và trông già hơn. Sau khoảng 3 năm, cấu trúc xương hàm đã bị thay đổi đáng kể, răng trở nên xô lệch nhiều hơn vì xương hàm không còn đủ sức để nâng đỡ răng, lúc này xương hàm đã bị tiêu biến tới 45 – 60%.

Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị tiêu xương hàm

Thời gian đầu sau khi mất răng hầu như không xảy ra một biểu hiện bất thường nào. Quá trình tiêu xương hàm cũng không xảy ra ngay lập tức, vì thế đa phần người bệnh thường bị lãng quên, đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh và mang tâm lý chủ quan khi điều trị. Tuy nhiên, tiêu xương hàm mang đến rất nhiều các hệ lụy nghiêm trọng như:

Chức năng nhai

Khi bị tiêu xương răng, hàm răng sẽ có xu hướng đổ dồn về phía có khoảng trống làm xô lệch răng khiến răng lung lay và tăng nguy cơ gãy rụng. Hiện tượng lệch khớp cắn sau khi tiêu xương răng cũng gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân vì không thể phân tán lực nhai đều và mạnh như khớp cắn bình thường.

Răng xô lệch khi bị tiêu xương ham
Hiện tượng răng bị xô lệch sau khi tiêu xương hàm

Tính thẩm mỹ

Tiêu xương hàm khiến cấu trúc gương mặt không còn cân đối, làm cho xương hàm dưới bị ngắn hơn. Khi xương hàm bị tiêu biến tới một mức độ nhất định (khoảng 50-60%) thì các dấu hiệu lão hóa sẽ  được biểu hiện rõ ràng. Các dấu hiệu thường gặp là gương mặt bị teo nhỏ, má hóp lại do cơ mặt và các dây chằng hóp vào trong, gương mặt trở nên thiếu sức sống và già trước tuổi.

Biểu biện chảy xệ mặt khi tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm khiến gương mặt bị chảy xệ

Đối với sức khỏe

Tiêu xương hàm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác vì quá trình tiêu biến xương hàm khiến độ rộng, chiều cao của thành xương và số lượng xương bị mất đi đáng kể khiến nướu không còn được nâng đỡ. Lúc này bờ nướu mỏng dần, nướu trở nên nhạy cảm hơn, dễ xảy ra tình trạng tụt nướu và khiến nướu dễ tổn thương trước sự tấn công của vi khuẩn. Từ đó gây suy giảm sức khỏe của bệnh nhân.

Cản trở điều trị

Thời gian mất răng càng lâu thì xương hàm bị tiêu biến càng nhiều. Nếu không được chữa trị kịp thời, mật độ và chất lượng xương giảm sút sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công trong việc phục hình răng bằng phương pháp trồng răng Implant. Nếu môi trường xương quá kém không thể cấy ghép Implant được thì phải buộc người bệnh ghép xương với mức chi phí rất cao.

Tiêu xương hàm có chữa được không?

Thời gian sau khi mất răng ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị tình trạng tiêu xương hàm. Khi phát hiện các dấu hiệu mất răng sớm cần phải có biện pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn tình trạng xương hàm bị tiêu biến. 

Hiện nay, phương pháp cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu được sử dụng để phòng ngừa các tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. Phương pháp này có thể phục hình trong cả những trường hợp mới mất răng hoặc mất răng đã lâu nếu xương hàm chưa tiêu biến nhiều và vẫn còn đủ khỏe.

điều trị tiêu xương hàm bằng cách cắm implant
Cấy ghép răng Implant là phương pháp tốt nhất ngăn chặn tiêu xương hàm

Cấy ghép răng implant là quá trình cấy ghép trụ Titanium vào bên trong xương hàm, sau đó gắn khớp nối Abutment và thân răng sứ lên trên, giúp phục hình một chiếc răng giả có cấu tạo tương đương răng thật. Phần chân răng Implant cắm xuống xương hàm thay thế cho chân răng đã mất đồng thời hoạt động ăn nhai hằng ngày sẽ tác động lực nhai lên xương hàm giúp cho xương hàm không bị tiêu biến và khắc phục được những hậu quả khác do mất răng gây ra.

Tuy nhiên không thể cấy ghép Implant đối với những bệnh nhân có chất lượng và mức độ xương hàm quá kém. Tình trạng mất răng quá lâu khiến trụ Implant không thể bám vào xương hàm, vì thế cần phải phẫu thuật ghép xương trước khi tiến hành cấy ghép Implant.

Ghép xương trước khi cắm implant khi xương hàm quá yếu
Ghép xương và cắm Implant để phòng ngừa tình trạng tiêu xương hàm

Những lưu ý để phòng tránh tiêu xương hàm

Bên cạnh việc mất răng thì bệnh lý nha chu cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tiêu xương hàm. Vì thế để ngăn ngừa các bệnh lý có thể dẫn tới mất răng sớm và gây tiêu xương thì bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng một cách khoa học. Sau đây Oralmart sẽ đem đến cho bạn những biện pháp để nâng cao sức khỏe răng miệng: 

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với kem đánh răng kết hợp cùng nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả phòng ngừa các bệnh lý nha chu. Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn thừa trong kẽ răng.

Đối với những bệnh nhân sử dụng biện pháp cấy ghép Implant để ngăn ngừa tiêu xương hàm thì nên sử dụng sản phẩm chuyên dụng cho để bảo vệ và tăng tuổi thọ cho răng Implant.

sản phẩm phòng ngừa tiêu xương hàm
Sử dụng dòng sản phẩm VITIS Gingival chuyên dụng phòng ngừa và điều trị viêm nha chu
Dụng cụ làm sạch răng implant hiệu quả
Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng cắm Implant để tăng tuổi thọ của răng
sản phẩm phòng ngừa tiêu xương răng
Sử dụng dòng sản phẩm VITIS Orthodontic chuyên dụng cho răng cắm implant

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

Có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể để nâng cao sức khỏe răng miệng. Đồng thời, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều tinh bột, đường, chất béo,… để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Chăm sóc răng miệng định kỳ tại nha khoa

Bạn nên thăm khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt hơn. Nếu phát hiện bệnh thì phải điều trị sớm để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lời kết

Tiêu xương hàm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của bệnh nhân, vì vậy sau khi bị mất răng bạn hãy tìm đến bác sĩ để có giải pháp điều trị thích hợp. Qua bài viết trên, Oralmart hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng tiêu xương hàm và các sản phẩm hỗ trợ điều trị. Nếu bạn có thắc mắc về các sản phẩm hỗ trợ, hãy liên hệ với Oralmart ngay nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87