Trồng răng giả là giải pháp tốt nhất để phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, thay thế phần răng thật đã mất đi. Vậy trồng răng giả là gì? Có những phương pháp nào và cần lưu ý gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Oralmart để tìm ra câu trả lời.
Trồng răng giả là gì? Khi nào nên trồng răng giả?
Trồng răng giả là phương pháp phục hình răng được rất nhiều người lựa chọn bởi chi phí thấp và dễ sử dụng. Phương pháp này sẽ giúp bạn lấp đầy khoảng trống do mất răng, thuận tiện hơn trong việc ăn uống và tự tin trong giao tiếp. Trồng răng giả được chia thành 3 loại:
- Trồng răng giả bằng phục hình tháo lắp.
- Trồng răng giả bằng cầu răng sứ.
- Trồng răng giả bằng kĩ thuật cấy ghép implant.
Nếu răng của bạn gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, thì việc gặp nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị là vô cùng quan trọng. Nha sĩ có thể tư vấn trồng răng giả khi bạn đang gặp các vấn đề sau:
- Bị mất một hoặc nhiều răng.
- Răng bị thưa giảm chức năng ăn nhai của hàm và không đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Răng bị gãy, sứt mẻ và bị nhiễm màu.
- Răng bị sâu nặng và không thể chữa trị bằng các phương pháp nha khoa khác.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số đối tượng không thể trồng răng giả như:
- Bệnh nhân dưới 16 tuổi.
- Phụ nữ mang thai.
- Người bị mắc bệnh mãn tính, bệnh tim mạch bẩm sinh, ung thư máu, máu khó đông hay bị rối loạn thần kinh.
- Người nghiện thuốc lá nặng.
Các phương pháp trồng răng giả hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng giả khác nhau trên thị trường. Điều này giúp người bệnh có được nhiều sự lựa chọn hơn về chất lượng cũng như giá cả, tuy nhiên nó lại khiến nhiều người thắc mắc đâu mới là phương pháp tốt nhất. Oralmart sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất trên thị trường.
1. Trồng răng giả bằng phục hình tháo lắp
Hàm giả tháo lắp có thể sử dụng cho mọi trường hợp mất răng, trong đó người cao tuổi là đối tượng sử dụng phương pháp này nhiều nhất. Hàm giả tháo lắp có chia thành 2 loại:
- Hàm giả bán phần: Có cấu tạo gồm một khung kim loại làm từ titan, hai bên có các mối nối cố định hàm và trên nền răng sử dụng chất liệu nhựa hoặc sứ.
- Hàm giả toàn phần: Nền được làm từ acrylic, có màu hồng nhạt giống như màu thật của nướu. Loại hàm này được sử dụng cho những đối tượng bị mất toàn bộ răng.
Tuy chỉ có thời gian sử dụng từ 3 – 5 năm nhưng hàm tháo lắp mang lại cho người bệnh những lợi ích sau:
- Chi phí thấp, thời gian hoàn thiện chỉ từ 2 – 4 ngày.
- Chất liệu an toàn và không gây kích ứng.
- Có tính thẩm mỹ tương đối và khôi phục được 40% chức năng ăn nhai của hàm.
- Dễ dàng tháo lắp cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, phương pháp phục hình tháo lắp còn có những nhược điểm sau:
- Chỉ đảm bảo khả năng ăn nhai ở mức cơ bản: Có nghĩa là phương pháp này không thể hồi phục hoàn toàn chức năng ăn nhai, bạn chỉ nên dùng những thực phẩm mềm, dễ nhai. Khi sử dụng những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai có thể khiến hàm hoặc răng giả rớt ra ngoài.
- Sau khi sử dụng một thời gian hàm thắc lắp sẽ có hiện tượng tuột ra, không ăn khít vào nướu: Khi ăn nhai dễ bị rớt. Ngoài ra, vụn thức ăn dính vào tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm miệng phát triển là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
- Vệ sinh cầu kì: Bạn phải tự tháo lắp hàm giả để vệ sinh thường xuyên.
- Xuất hiện tình trạng tình trạng tiêu xương hàm: Lúc này, cấu trúc xương hàm sẽ có sự thay đổi, da và cơ mặt cũng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa sớm.
- Hôi miệng: Sau khi sử dụng một thời gian, dịch miệng ngấm vào răng giả dẫn đến hơi thở có mùi.
- Khi sử dụng gây tác động lực lên nướu, thời gian dài sẽ gây kích ứng nướu.
2. Trồng răng giả bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng miệng truyền thồng. Cơ chế của phương pháp này là mài những chiếc răng kề cận răng bị mất để có thành trụ vững chắc cho răng giả được gắn vào hàm. Mão răng được tạo ra từ chất liệu:
- Răng sứ toàn sứ: chất lượng tốt nhất hiện nay, được làm từ 100% sứ nên bền chắc và mang tính thẩm mỹ cao.
- Răng sứ titan: loại răng sứ có sườn bên trong bằng kim loại titan, bên ngoài bằng sứ. Răng sứ titan lành tính nhưng dễ bị xỉn màu và đến ở cổ chân răng sau một thời gian.
- Răng sứ kim loại: loại răng có sườn bên trong bằng kim loại (hợp kim Ni-Cr, Co-Cr, hợp kim quý có thành phần chính là platin, vàng hay palladium) và bên ngoài bằng sứ.
Ưu điểm của phương pháp cầu răng sứ bao gồm:
- Có giá trị thẩm mỹ cao: Cầu răng sứ được chế tác với hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự như răng thật. Ở những dòng răng toàn sứ cao cấp, màu sắc còn có độ trong mờ vô cùng hoàn hảo, điều này giúp người bệnh tự tin hơn rất nhiều.
- Chức năng ăn nhai được khôi phục tương đương như răng thật: Đặc biệt, với loại răng toàn sứ, độ chịu lực còn cao gấp 4 – 7 lần răng thật nên bạn có thể ăn nhai thoải mái hơn so với phục hình bằng hàm giả tháo lắp.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng: Thường thì người bệnh chỉ mất từ 2 – 4 ngày. Lưu ý, với những trường hợp răng gặp các vấn đề khác như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng,… thì sẽ cần thêm một khoảng thời gian để điều trị triệt để.
- Tuổi thọ của cầu răng sứ cao hơn: Trung bình từ 5 – 7 năm hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu, tình trạng răng trụ, cách vệ sinh răng miệng,…
- Chất liệu an toàn cho cơ thể người bệnh.
Tuy đã khắc phục được những điểm yếu của hàm tháo lắp nhưng cầu răng sứ vẫn có những nhược điểm sau:
- Tình trạng tiêu xương và teo nướu: Do cầu răng sứ cũng chỉ khôi phục lại được phần thân răng đã mất, còn chân răng thì không.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng: Trường hợp nướu bị teo sẽ tạo nên đường viền hở ở nơi tiếp giáp giữa răng sứ và nướu, khi ăn thức ăn sẽ bị nhồi nhét, gây các bệnh về răng miệng.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ
3. Trồng răng giả bằng kĩ thuật cấy ghép Implant
Cấy ghép implant là công nghệ làm răng giả hiện đại nhất hiện này. Bác sĩ sẽ đặt trụ implant vào trong xương hàm, sau khi cấy ghép xong trụ các tế bào xương sẽ được tích hợp lên mặt ngoài của implant và tạo được độ bám vững chắc cho các răng nhân tạo ở bên trong. Nó là giải pháp phục hình toàn diện khi chân răng và thân răng bị mất, răng implant bao gồm 3 phần:
- Trụ implant: trụ được làm từ titanium để thay thế chân răng thật có bề mặt nhám hoặc mịn được đặt trong xương.
- Khớp nối Abutment: kết nối trụ implant trong xương hàm và mão răng sứ bên trên thành thể thống nhất.
- Thân răng sứ: là chụp răng hoặc mão răng có lõi rỗng được thiết kế để úp vừa khít vào trụ implant.
Phương pháp cấy ghép implant có thể mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn răng giả tháo lớp và cầu răng sứ như:
- Chức năng ăn nhai giống hệt như răng thật: Tốt hơn nhiều lần so với cầu răng sứ hay phục hình tháo lắp.
- Kỹ thuật này giúp bảo tồn răng thật tối đa: Kĩ thuật này không cần tác động, xâm lấn đến răng liền kề như phương pháp cầu sứ.
- Cấy ghép implant còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm: Nhờ đó, mà bạn không cần phải lo lắng gương mặt xuất hiện những dấu hiệu lão sớm.
- Tuổi thọ của phương pháp này được đánh giá là cao nhất trong tất cả các phương pháp trồng răng: Nếu người bệnh biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt còn có thể duy trì vĩnh viễn.
Phương pháp cấy ghép implant có thể xem là tối ưu nhất hiện này, tuy nhiên nó vẫn tồn tại vài nhược điểm như:
- Chi phí khá cao.
- Thời gian để hoàn tất phục hình cấy ghép implant thường khá lâu, trung bình từ 1 – 3 tháng đối với trường hợp xương hàm đạt chuẩn.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng giả
Để giữ gìn hàm giả sạch sẽ, không bị ố vàng và hạn chế vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng, bạn cần chăm sóc răng miệng kĩ càng.
- Chải răng sau mỗi bữa ăn: Sử dụng bàn chải đánh răng vệ sinh nhẹ nhàng các mặt của răng. Thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
- Nên dùng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng: Làm sạch các mảng bám cũng như các thức ăn còn sót lại sau chải răng.
- Sử dụng nước súc miệng: Tăng hiệu quả làm sạch răng, hạn chế các vấn đề về răng miệng.
- Sử dụng máy tăm nước: Để dễ dàng lấy đi các mảng bám và thức ăn dưới gầm các phục hình.
- Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý: Nên tránh ăn các đồ quá cứng và dai. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt. Nếu ăn cần chải răng sạch tránh các chất đường bám lại vùng lợi gây viêm lợi.
- Mát xa vùng lợi có răng mang phục hình: Dùng ngón tay miết nhẹ nhàng lợi của phục hình theo đường viền lợi nhằm lưu thông mạch máu vùng quanh răng.
- Tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
LƯU Ý: Trường hợp sử dụng hàm giả tháo lắp, khi hàm giả có dấu hiệu lỏng lẻo, dễ rơi ra khi ăn, bệnh nhân nên sử dụng keo dán hàm giả để cố định lại, tránh tình trạng thức ăn bị nhét vào bên trong hàm giả, tạo điều kiện vi khuẩn có hại hình thành gây hôi miệng.
Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart, chúng tôi hi vọng bạn đã được cung cấp đầy đủ thông tin về những loại răng giả và cách chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng. Nếu bạn có ý kiến đóng góp, hãy comment xuống dưới để Oralmart biết nhé!