Hoại tử tủy răng là tình trạng mà lõi mềm bên trong của răng, còn được gọi là tủy răng, bị tổn thương hoặc chết đi do nhiễm trùng hoặc chấn thương. Bài viết dưới đây của Oralmart sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng về hoại tử răng và những cách điều trị, chăm sóc hiệu quả.
Hoại tử tủy răng là gì?
Hoại tử tủy răng là tình trạng tủy răng đã chết hẳn và chuyển thành trạng thái thối rữa. Tủy răng được bảo vệ mô cứng gồm ngà và lớp men răng, bên trong có nhiều, dây thần kinh cảm giác, mạch máu. Nếu tủy răng bị viêm nhưng không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hoại tử.
Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị hoại tử tủy răng
Trong trường hợp không được chăm sóc hoặc điều trị kịp thời, hoại tử tủy răng có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây làm một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hoại tử tủy răng:
- Răng bị sâu vỡ dẫn đến viêm tủy: Thường thì khi răng bị sâu vỡ, chúng ta dễ dàng quan sát và phát hiện vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có những tình huống, răng bị vỡ ngầm dưới dạng các vết nứt, khó thấy bằng mắt thường và chỉ có thể nhận ra khi chụp X-quang. Khi sâu răng được hình thành và không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng, gây ra viêm nhiễm và đau đớn, đồng thời đối mặt với nguy cơ hoại tủy răng.
- Hệ thống tuần hoàn trong ống tuỷ bị gián đoạn: Nguyên nhân này giải thích tại sao một số người có thể trải qua chấn thương răng trong tuổi thơ nhưng khi họ trưởng thành, răng của họ bắt đầu thay đổi màu sắc sang nâu. Những chấn thương nhỏ trong quá trình phát triển có thể gây đứt các mạch máu tại vùng chóp, làm cho tủy không còn được cung cấp dưỡng chất và dần dần hoại tử. Dấu hiệu thường thấy của tủy bị tổn thương là khi răng chuyển sang màu nâu.
- Viêm từ mô quanh răng: Thuật ngữ trong nha khoa gọi là viêm tủy ngược dòng, theo đó trước đây người bệnh đã bị viêm lợi sau đó viêm nha chu xung quanh răng, cuối cùng lung lay và dẫn đến chết tủy. Ngoài ra, có một số trường hợp bị sang chấn khớp cắn, cả hàm răng khỏe mạnh chỉ có từ 1-2 chiếc lung lay cũng có thể thuộc vào loại tình trạng này.
- Chế độ chăm sóc không hợp lý: Nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách, ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều đường. Hoặc các loại thức ăn quá lạnh, quá nóng sẽ tăng tỷ lệ viêm tủy và hoại tử tủy.
Hoại tử tuỷ là một bệnh tiềm ẩn vì thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng, thay vào đó nó tồn tại âm thầm và có thể gây hậu quả. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của bệnh nhân hoại tử răng:
- Thường không có cảm giác đau nhức, ê buốt khi nhai đồ ăn lạnh, nóng hoặc bị tác động bởi một lực nhất định do cơ quan cảm nhận đã chết đi. Đa số người bệnh thường chủ quan đối với triệu chứng này.
- Do các chất trong ống tủy bị thoái hóa nên răng dần chuyển sang màu nâu, vàng hoặc đen.
- Nếu như trước đây có cảm giác đau đớn theo cơn hoặc đau khi bị tác động thì bây giờ những cơn đau này không còn xuất hiện nữa.
- Miệng có mùi hôi gây khó chịu do dịch tủy hoại tử chảy ra bên ngoài theo các lỗi dò ở chóp răng hay từ lỗ sâu. Lỗ dò lợi thường phản ứng tốt với kháng sinh, với chỉ cần một đơn thuốc, sẽ làm giảm sưng và tổn thương trong vùng chóp răng bị hoại tử. Tuy nhiên, sau khi ngừng thuốc, tình trạng lỗ dò có thể tái phát. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng thuốc trong việc điều trị hoại tử tủy, nơi kháng sinh thường không có hiệu quả lâu dài.
Phát hiện tình trạng hoại tử tủy răng bằng cách nào?
Trước khi thực hiện xét nghiệm hoại tử tủy, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nướu, răng và những mô xung quanh khác. Thường bạn sẽ khó nhận ra tình trạng này và chỉ có thể phát hiện thông qua một quá trình kiểm tra nha khoa. Chụp X-Quang là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc xác định những khu vực răng sâu hay áp xe răng có thể bị hoại tử tủy.
Trường hợp bác sĩ nghi ngờ tủy bị viêm hoặc hoại tử tủy, bác sĩ sẽ sử dụng công cụ có tên là máy thử tủy điện để tạo ra những cú sốc nhỏ đến răng. Khi bạn cảm nhận được những chấn động này thì tủy răng vẫn còn sống, nếu không cảm nhận được gì thì đồng nghĩa với tủy đã chết.
Kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân có tủy răng hoại tử
Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng và giai đoạn hoại tử tủy răng mà đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Trám răng
Bác sĩ sẽ thực hiện trám các lỗ sâu đang có để ngăn chặn sâu răng lan rộng. Bên cạnh đó, những miếng trám cũ nếu không đạt yêu cầu sẽ được loại bỏ và thay thế bằng những miếng trám mới. Điều này giúp bảo vệ răng nói chung và tủy răng nói riêng một cách hiệu quả.
Trường hợp răng bị viêm tủy nhưng còn cơ hội cứu chữa
Bác sĩ sẽ cố gắng đến mức tối đa để điều trị tủy, bảo tồn răng cho bệnh nhân. Nếu cảm giác đau nhức ở mức độ nhẹ, thời gian kéo dài từ 3-5 phút thì có thể theo dõi tủy răng. Trường hợp răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn chứa nhiều vi khuẩn, sau đó trám lại bằng hydroxit canxi.
Lúc này người bệnh cần tránh sử dụng những loại thực phẩm nóng, lạnh, chua hoặc đồ ngọt. Sau đó, người bệnh sẽ được được theo dõi khoảng 6 tháng, nếu cơn đau không xuất hiện nữa thì không cần lấy bỏ tủy răng.
Trường hợp răng chết tủy và đã được lấy tủy (loại bỏ hoàn toàn):
Nếu trong vòng 6 tháng, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tiến hành lấy bỏ tủy. Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, loại bỏ và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình dáng phù hợp cho việc hàn kín ống tủy.
Quá trình loại bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi người thực hiện sự cẩn thận, tỉ mỉ tuyệt đối. Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy với máy apex locator (máy đo độ dài), làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy giúp răng thật được bảo toàn, đảm bảo răng không bị loại bỏ.
Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát thông qua X-quang, và bác sĩ sẽ thực hiện bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng được hàn bằng amalgam hay composite. Khi răng đã chết tủy và được lấy tủy thì việc cung cấp chất dinh dưỡng sẽ bị thiếu đi, do đó răng sẽ có hiện tượng đổi màu, trở nên dễ vỡ và giòn hơn.
Đặc biệt, khi cấu trúc răng bị mất nhiều thì giải pháp bọc răng lại bằng kim loại hoặc bằng sứ nha khoa sẽ là lựa chọn tối ưu giúp hồi phục răng giúp răng nâng cao độ bền.
>> Xem thêm: Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?
Thay răng
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp mà bác sĩ có thể cân nhắc nhổ bỏ những răng bị hoại tử tủy răng. Sau đó lựa chọn một số phương pháp thay thế răng đã nhổ bỏ tùy thuộc vào chi phí và nhu cầu bản thân.
Các biến chứng và tình trạng liên quan đến hoại tử tủy răng
Không có cách nào để khôi phục tủy răng bị hoại tử ngoại trừ việc thực hiện lấy tủy răng hoặc nhổ chiếc răng bị ảnh hưởng. Nếu không điều trị kịp thời, răng bị tổn thương theo thời gian sẽ phát triển thành biến chứng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc điều trị cũng có thể gây ra các biến chứng riêng. Đối với hoại tử tủy răng và cách điều trị, bạn có thể đối mặt với những biến chứng như sau:
- Bị nhiễm trùng.
- Sốt.
- Tình trạng sưng hàm.
Viêm mạch máu cùng hoại tử sau đó có thể dẫn đến một số tình trạng gồm:
- Viêm mô tế bào.
- Áp xe có cả áp xe trong não.
- Tình trạng viêm xoang.
- Viêm nha chu.
- Thậm chí mất xương.
Cách chăm sóc răng sau điều trị tủy đúng cách
Răng sau khi điều trị tủy nếu được chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ tồn tại trong miệng thời gian lâu, để chức năng nhai, nói hay thẩm mỹ luôn được đảm bảo. Bạn có thể làm theo hướng dẫn chăm sóc răng sau điều trị tủy đúng cách mà Oralmart gợi ý sau đây:
Tái tạo lại thân răng sau khi điều trị tủy rất quan trọng
Vật liệu hàn cần phù hợp để thân răng được vững chắc. Một số trường hợp, thân răng bị mất nhiều do vỡ, sâu và tổ chức răng còn lại ít nên nha sĩ cần thực hiện “gia cố” thêm một phần chốt kém vào ống tủy của chân răng để thân răng chịu được lực, vững chắc hơn.
Chế độ ăn uống
Tránh ăn các loại thức ăn quá dai, quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng để giúp tổ chức răng tránh được những nguy cơ nứt, vỡ răng.
Thói quen khi ăn
Nên tập trung nhai chậm và kỹ thức ăn, đồng thời hạn chế nhai ở khu vực răng đã chữa tủy để tránh được tình trạng nứt, vỡ răng.
>> Xem thêm: Viêm tủy răng nên kiêng ăn gì?
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn cần vệ sinh răng miệng thật kỹ thông qua việc đánh răng đúng cách, đồng thời kết hợp sử dụng những sản phẩm như chỉ nha khoa, nước súc miệng,… để làm sạch kẽ răng, loại bỏ mảng bám hoàn toàn.
Đi khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ
Để tránh được những biến chứng sau khi chữa tủy răng, ngăn ngừa sâu răng và những bệnh lý răng miệng khác bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc chuyên dụng như nước súc miệng, cây chải kẽ răng và chỉ nha khoa sẽ giúp bạn duy trì sự sạch sẽ, kháng khuẩn và sức khỏe cho răng miệng trong quá trình chăm sóc sau điều trị tủy răng. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả điều trị mà còn đảm bảo bạn có một nụ cười khỏe mạnh và tự tin hơn. Dưới đây là 3 sản phẩm Oralmart giới thiệu, bạn có thể tham khảo và sử dụng.
Sử dụng nước súc miệng PERIO-AID Intensive Care để phòng ngừa nhiễm khuẩn
Nước súc miệng PERIO-AID Intensive Care là lựa chọn hàng đầu cho việc chăm sóc miệng chuyên sâu, đặc biệt là trong các trường hợp trước hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật răng miệng.
- Với sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần hoạt chất mạnh mẽ, sản phẩm này, với khả năng kháng khuẩn tối đa và hiệu quả kiểm soát mảng bám răng.
- Trong thành phần của PERIO-AID Intensive Care có Chlorhexidine digluconate (CHX) 0.12%, chất kháng khuẩn tiêu chuẩn vàng được công nhận với khả năng kiểm soát mảng bám răng vượt trội. Sự kết hợp này được tạo ra để đảm bảo bạn có một môi trường miệng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp duy trì sức khỏe nướu và răng tốt nhất.
- Ngoài ra, với Cetylpyridinium Chloride (CPC) 0.05% sản phẩm tạo ra hiệu ứng tổng hợp độc đáo, gia tăng khả năng diệt khuẩn tối đa và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám quay trở lại.
Dùng cây chải kẽ răng siêu mềm TePe Interdental Brush Extra Soft
Cây chải kẽ răng TePe Interdental Brush Extra Soft là sản phẩm không thể thiếu trong vệ sinh răng miệng hằng ngày và chăm sóc sau khi điều trị tủy. Với thiết kế các sợi lõi đầu tròn được bọc nhựa và sợi lông chải siêu mềm mại giúp loại bỏ mảng bám nhiều hơn đến 40% so với chỉ đánh răng theo cách thông thường. Bạn có thể sử dụng cây chải kẽ răng theo hướng dẫn dưới đây:
- Đặt phần đầu của cây chải nghiêng vào vị trí khe giữa 2 chân răng. Đến góc chèn phù hợp, dùng một lực vừa phải đưa cây chải vào khe.
- Xoay nhẹ và nghiêng cây chải về hướng nướu rồi rút cây chải ra nhẹ nhàng.
- Cuối cùng dùng nước súc miệng hoặc nước sạch để làm sạch khoang miệng.
Dùng chỉ nha khoa TePe Dental Tape
Chỉ nha khoa TePe Dental Tape với cấu tạo sợi chỉ mảnh, rộng rất bền chắc, mạnh mẽ và phủ sáp, có khả năng di chuyển và nhẹ nhàng loại bỏ mảng bám giúp vệ sinh các kẽ răng một cách hiệu quả. Sợi chỉ có hương bạc hà thơm mát phù hợp với mọi đối tượng, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, giảm thiểu hiện tượng viêm nướu và chảy máu chân răng.
Lời kết
Hoại tử tủy răng làm cho răng bị yếu, dễ nứt gãy hoặc lung lay khi gặp phải các tác động mạnh. Hy vọng bài viết bên trên đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị và chăm sóc hoại tử tủy răng. Sau khi đọc bài viết trên nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới cho Oralmart giải đáp nhé.