Từ 6 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng sữa. Và mất khoảng 6 – 7 năm sau đó để hoàn thiện toàn bộ răng vĩnh viễn, có thể nói đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến hàm răng thẳng đều trong tương lai. Vậy làm sao để bé thay răng đẹp? Trong bài viết này, Oralmart sẽ chia sẻ những điều ba mẹ cần biết để quá trình thay răng của trẻ diễn ra dễ dàng hơn.
Trẻ mấy tuổi thay răng sữa?
6 năm đầu đời sẽ là khoảng thời gian trẻ sở hữu răng sữa. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong nhai nghiền thức ăn, thẩm mỹ và định hướng nơi mọc răng vĩnh viễn. Thời gian mọc răng sữa của trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi.
Lịch mọc răng của trẻ kéo dài khoảng 2 năm, khi lên 3 tuổi, hầu hết trẻ em đều có đủ răng sữa. Trẻ nhỏ sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa và sẽ được thay thế thành 32 chiếc răng vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành. Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng.
Vậy trẻ mấy tuổi thay răng sữa? Câu trả lời là bắt đầu vào khoảng 5 hoặc 6 tuổi. Lúc này, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, tuổi thay răng của các trẻ không hoàn toàn giống nhau, có trẻ có thể bắt đầu thay răng khi 4 tuổi, cũng có thể khoảng 7- 8 tuổi. Đa phần, các bé gái sẽ thay răng sớm hơn các bé trai và chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên được thay thường là răng cửa hàm dưới. Có một lưu ý nếu trẻ thay răng quá sớm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám nha sĩ.
Vậy sau trình tự mọc đầy đủ răng sữa, thứ tự thay răng sữa của trẻ sẽ diễn ra như thế nào?
Thứ tự quá trình thay răng sữa
Trình tự thay răng sữa của trẻ diễn ra như sau:
Độ tuổi thay răng sữa | Thứ tự thay răng sữa |
---|---|
Trẻ từ 6 – 7 tuổi | Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới |
Trẻ từ 6 – 7 tuổi | Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên |
Trẻ từ 7 – 8 tuổi | Thay 2 răng cửa hàm trên |
Trẻ từ 7 – 8 tuổi | Thay 2 răng cửa hàm dưới |
Trẻ từ 9 – 11 tuổi | Thay 2 răng hàm trên thứ nhất |
Trẻ từ 9 – 11 tuổi | Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất. |
Trẻ từ 10 – 12 tuổi | Thay 2 răng nanh hàm trên. |
Trẻ từ 9 – 12 tuổi | Thay răng nanh hàm dưới. |
Trẻ từ 10 – 12 tuổi | Thay 2 răng hàm dưới thứ 2. |
Trẻ từ 10 – 12 tuổi | Thay 2 răng hàm trên thứ 2. |
Khoảng 13 tuổi, hầu hết trẻ em đã có 28 chiếc răng vĩnh viễn. Những chiếc răng hàm thứ ba, được gọi là răng khôn, nó xuất hiện vào cuối độ tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi, nhưng đôi khi chúng có thể mọc muộn hơn.
Nắm rõ trình tự thay răng và hiểu cơ bản sự phát triển xương hàm qua những thông tin Oralmart cung cấp, ba mẹ cũng hiểu rõ cách chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi. Hơn nữa, ba mẹ cần theo dõi sát sao từng chiếc răng và cho con được đến gặp nha sĩ kịp thời.
Vậy ba mẹ cần phải lưu ý những gì để trong quá trình này có thể đồng hành cùng con có một hàm răng vĩnh viễn đều, đẹp, khoẻ? Cùng Oralmart tìm hiểu phần dưới đây.
Làm sao để bé thay răng đẹp?
1. Không nên nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng
Một trong những cách làm sao để bé thay răng đều đẹp chính là không nhổ trước những chiếc răng chưa lung lay. Việc nhổ răng trước khi chúng lung lay có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen hàng với các răng sữa khác; dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.
Ngoài ra, nếu cha mẹ nhổ răng bé quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai của bé; hoặc là khiến nướu bị nhiễm trùng.
Nếu nhổ răng sữa cho bé quá muộn, thì răng vĩnh viễn không có chỗ để phát triển, khiến răng mọc lệch, chen chúc. Vì vậy, để bé thay răng đẹp, không bị hô móm chính là nhổ răng sữa đúng thời điểm, lúc răng sữa lung lay sắp rụng.
>> Bạn có thể tìm hiểu các tiêu chí của một hàm răng đẹp và theo dõi quá trình thay răng của bé để kịp thời can thiệp và chăm sóc tốt hơn.
2. Nhắc bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Làm sao để bé thay răng đẹp? Một yếu tố quyết định hàm răng có đẹp hay không chính là độ sáng bóng và chắc khỏe của răng.
Vì vậy, để có một hàm răng đẹp, cha mẹ nên nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, sữa và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng của bé sẽ gây ra mảng bám trên răng, khiến răng ố vàng, cũng có thể dẫn đến răng trẻ bị mòn.
Để răng miệng khỏe mạnh, cha mẹ nên cho bé đánh răng 2 lần/ngày – sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Đảm bảo trẻ đánh răng đủ 2 phút/lần, bao gồm:
- Chải xung quanh các bề mặt răng bên trong, nơi răng tiếp xúc với nướu và cả bề mặt nhai trên cùng
- Ở mặt trước của răng, chải xung quanh bề mặt bên ngoài răng, gần với nướu.
Sau khi ăn xong, cha mẹ có thể cho bé dùng chỉ nha khoa để lấy đi phần thức ăn thừa bám ở kẽ răng. Sau đó, cha mẹ nên cho bé súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng.
3. Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cho trẻ
Làm sao để bé thay răng đẹp? Cha mẹ nên cho bé sử dụng bàn chải đánh răng trẻ em. Loại chuyên dùng cho trẻ sẽ có thiết kế đầu bàn chải nhỏ hơn, lông mềm, mịn nhưng vẫn phải đảm bảo chải được sạch mảng bám. Thay bàn chải thường xuyên sau 3 tháng để hạn chế vi khuẩn bám trên lông bàn chải gây ra các bệnh về nướu răng.
Cần mua cho bé loại kem đánh răng dành cho trẻ em. Loại kem đánh răng này thường chứa ít fluoride hơn loại dành cho người lớn vì những nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em do vô tình nuốt phải quá nhiều fluoride.
Bên cạnh đó, kem đánh răng dành cho trẻ em có mùi vị phù hợp với sở thích ăn kẹo của trẻ nhỏ, khiến trẻ thích thú với việc đánh răng mỗi ngày hơn.
4. Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ
Dù cha mẹ có làm nhiều cách để giúp cho bé thay răng trắng đẹp nhưng không hiểu vì sao răng bé vẫn cứ bị sâu. Nguyên nhân có thể do bé đã ăn quá nhiều các loại thức ăn, đồ uống có đường như kẹo, bánh ngọt, soda, nước hoa quả, đồ uống thể thao và có tính axit.
Bé bị sâu răng là do đường trong các loại bánh kẹo giúp các vi khuẩn trong răng bé tiết ra nhiều axit hơn; làm mòn men răng và khiến răng bị đen.
Vậy làm sao để bé thay răng đẹp, đều, trắng sáng chính là cho bé hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, nước uống đóng chai,… thức uống tốt nhất cho răng của trẻ là nước và sữa. Khi có thể, cha mẹ hãy chọn các loại thực phẩm như trái cây, rau tươi và các thực phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa chua.
Lưu ý những thói quen xấu ảnh hưởng tới cấu trúc răng ở trẻ
Để bé thay răng đều đẹp, bé nên loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng. Một số thói quen xấu gây hại đến răng miệng có thể kể đến khiến răng vĩnh viễn của bé mọc lệch như là:
- Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Dùng lưỡi, tay chạm vào răng sữa lung lay khiến răng bị nhiễm trùng.
- Mút tay, ngậm núm vú giả,… Ngoài khiến răng mọc lệch, việc trẻ mút ngón tay hoặc ngậm núm vú giả có thể gây ra nhiều hệ luỵ như biến dạng ngón tay, lở loét da, mắc bệnh truyền nhiễm,…
Vậy làm sao để bé cai tật mút tay và thay răng đẹp? Cha mẹ có thể cai mút tay, ngậm núm vú giả cho bé bằng các cách sau:
- Giải thích cho bé mút tay là xấu.
- Dán băng cá nhân vào ngón tay bé.
- Dùng phần thưởng để cai mút tay cho bé.
- Bôi lên tay bé loại nước có vị bé không thích.
Những sản phẩm chăm sóc phù hợp cho trẻ thay răng
1. Kem đánh răng ORAL7 Kids cho trẻ em từ 3-12 tuổi
Kem đánh răng trẻ em ORAL7 chứa các enzyme tự nhiên giúp tạo lớp phòng vệ cho bé, củng cố hệ thống phòng vệ tự nhiên trong khoang miệng. Hoàn toàn an toàn khi trẻ nuốt, không có hoá chất.
Các sản phẩm ORAL7 được sản xuất tại Vương quốc Anh theo các quy định nghiêm ngặt. Những công thức này đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và phù hợp để sử dụng hàng ngày cho bé.
2. Bàn chải đánh răng VITIS Junior dành cho trẻ em hơn 6 tuổi
Bàn chải VITIS Junior dành cho trẻ em trên 6 tuổi với thiết kế tay cầm nhiều màu sắc và đầu bàn chải nhỏ nhắn, xinh xắn, mềm mại, phù hợp với răng của trẻ.
VITIS là thương hiệu cung cấp các sản phẩm phục vụ được hầu hết nhu cầu của người dùng trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng.
3. Kem đánh răng VITIS Anticaries ngừa sâu răng và mòn răng
Kem đánh răng VITIS Anticaries dành cho mọi đối tượng người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng cao, vệ sinh răng miệng kém, có bệnh sử sâu răng hoặc chế độ ăn giàu carbonhydrate. Ngoài ra, VITIS Anticaries còn giúp củng cố, tái khoáng hóa men răng ở trẻ.
Với công nghệ Dentaid Nano Repair, các sản phẩm của VITIS sử dụng công thức siêu phân tử Hydroxyapatite độc quyền để làm trắng răng đồng thời với việc cải thiện men răng và phòng ngừa các vấn đề về răng miệng bằng 3 cơ chế:
- Phục hồi men răng hư tổn.
- hình thành một lớp bảo vệ chống mòn răng.
- Tăng cường men răng.
Lời kết
Trong giai đoạn thay răng đầu đời, các ba mẹ hãy lưu ý trình tự thay răng sữa của trẻ để kịp thời xây dựng những thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm. Hãy đưa bé đi khám nha sĩ nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào để trẻ có một hàm răng vĩnh viễn thật khỏe mạnh, đều đặn.