Răng hô là khiếm khuyết thường gặp ở răng và hàm gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm và khiến người mắc tình trạng này tự ti trong giao tiếp. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu về tình trạng này cùng nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.
Răng hô là gì?
Răng hô hay còn gọi là răng vẩu, là tình trạng sai lệch khớp cắn khiến răng, xương nhô ra phía trước và tạo sự khác biệt trong tỉ lệ tương quan của hai hàm trên và dưới. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của cả khuôn mặt. Theo Hiệp hội Chỉnh nha Hoa Kỳ: Khoảng 15% trẻ em trong khoảng 12 – 15 tuổi gặp tình trạng răng hô.
Răng bị hô có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, nguyên nhân do cấu trúc xương hàm bị ảnh hưởng dẫn đến những tác động xấu đến khớp thái dương hàm.

Thông thường, tình trạng hô sẽ có 2 mức độ chính:
- Hô nhẹ: Đây là tình trạng khi răng đưa về trước, mọc không thẳng hàng nhưng ở mức độ nhẹ.
- Hô nặng: Đây là tình trạng răng hô có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng vì răng nhô ra khá nhiều so với hàm còn lại.
>>Xem thêm: Cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng đơn giản tại nhà
Phân loại răng hô
Trên thực tế có nhiều tình trạng răng bị hô khác nhau, Oralmart sẽ nêu ra cho bạn một vài dạng phổ biến thường gặp.
Răng hô hàm trên
Đây là tình trạng cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức khiến xương chìa ra ngoài. Hô hàm trên khiến 2 hàm không đối xứng, khuôn mặt mất cân đối ảnh hưởng trực tiếp đến phát âm, ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.

Răng hô khiến môi dày
Đây là tình trạng khớp cắn bị lệch, gây mất cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Răng nhô ra khiến môi dày lên, điều này có thể khiến miệng không thể ngậm lại được, môi có thể trở nên nhọn và dày hơn bình thường.

Răng hô hở lợi
Cười hở lợi hay cười hở lợi là tình trạng khi các răng ngắn, không cân đối, lộ nướu nhiều nên khiến cơ môi nâng lên làm nướu dễ bị lộ ra ngoài. Đây là một vấn đề rất mất thẩm mỹ, dẫn đến tâm lý tự ti trong các mối quan hệ đối với những người bị hô.

Răng hô hàm dưới
Hô hàm dưới là khi hàm bị lệch và răng dưới nhô ra nhiều hơn so với hàm trên. Tình trạng này cần được thăm khám và điều trị vì nó có thể ảnh hưởng đến các răng và hàm nhô ra ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai.

>>Xem thêm: Răng móm là gì? Cách khắc phục và chăm sóc răng bị móm
Răng hô cằm lẹm
Cằm lẹm xảy ra do cấu trúc xương hàm quá ngắn khiến cằm bị thụt vào trong. Răng hàm khấp khểnh có thể do di truyền, tai nạn, tiêu xương hàm do mất răng, bệnh lý.

Nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô
Có nhiều lí do gây răng hô, tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
Do cấu trúc xương hàm
Đây là một trong nguyên nhân kiểu hô răng phổ biến nhất. Tình trạng này bắt nguồn từ sự di truyền của cha mẹ, ông bà. Nguyên nhân bẩm sinh do di truyền rất khó phòng ngừa và ngăn chặn nên người bị hô cần can thiệp sớm để cải thiện thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.
Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng răng hô do cấu trúc hàm đó là sự phát triển mất kiểm soát của cấu trúc khuôn mặt khiến toàn bộ hàm dưới nhô ra ngoài gây ra tình trạng hô móm.

Do răng
Hô do răng chủ yếu bắt nguồn từ việc răng mọc không đều và không thẳng hàng:
- Răng mọc lệch và chìa ra ngoài.
- Răng quá to khiến khung hàm không đủ chỗ, dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch và chìa ra ngoài.

Do thói quen xấu
Những thói quen xấu hình thành từ nhỏ như mút ngón cái, ngậm núm vú giả trong thời gian dài,… cũng có thể dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc. Từ đó, những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên bị chìa ra ngoài hoặc chìa ra ngoài do thiếu chỗ.

Ảnh hưởng của răng hô
Tình trạng hô răng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của những người mắc phải:
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Răng hô làm cho khớp cắn bị sai lệch dẫn đến trở ngại trong việc nhai thức ăn.
- Phát âm gặp trở ngại: Vì hàm không khớp với nhau dẫn đến khả năng phát âm bị giảm, người bị hô răng không thể phát âm tròn vành, rõ chữ được.
- Khó vệ sinh răng miệng: Sự sai lệch khớp cắn do răng hô dẫn đến tình trạng các răng mọc không đều, kết quả là có khoảng trống giữa các răng. Tình trạng này khiến cho việc vệ sinh răng hô cần phải cẩn thận và kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với răng mọc bình thường.
- Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân: Người bệnh dễ mắc phải một số bệnh lý như hôi miệng, viêm nha chu,…

Cách chữa răng hô hiệu quả, đạt kết quả tối ưu
Hiện nay, sự tiến bộ trong ngành nha khoa đã tìm ra những phương pháp để chỉnh răng điều trị tình trạng hô, vẩu.
Phương pháp phẫu thuật răng
Đối với những người có hàm hô, vẩu có thể tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại hàm. Đây là công nghệ sử dụng máy móc hiện đại để cắt gọt hai hàm nhằm điều chỉnh vị trí, khớp cắn cân đối của hai hàm, khắc phục tình trạng cắn móm.
>>Xem thêm: Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan
Tuy nhiên, việc phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ nên dựa trên mong muốn của bệnh nhân và phải có sự chỉ định của bác sĩ. Vì phương pháp này tốn kém và mang lại nhiều rủi ro chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc tổn thương dây thần kinh.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp hô móm đều không cần phẫu thuật mà bệnh nhân có thể có những lựa chọn chỉnh nha (niềng răng) tối ưu.

Phương pháp niềng răng
Niềng răng hô là một phương pháp không phẫu thuật để cải thiện tình trạng hô do răng hoặc do xương gây ra. Đây là kỹ thuật sử dụng các khí cụ niềng răng chuyên dụng để di chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí, từ đó giải quyết tình trạng răng hô vẩu đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Có 2 phương pháp niềng răng phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Mọi người thường lựa chọn niềng răng trong suốt vì tính thẩm mỹ cao, tháo lắp dễ dàng, thuận tiện trong ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Kết hợp phẫu thuật và niềng răng
Đối với trường hợp răng và hàm nhô ra cùng một lúc, có thể kết hợp phẫu thuật trước và sau khi nắn chỉnh để răng đều và khớp cắn chuẩn, tránh tình trạng răng di chuyển lệch lạc hoặc xô lệch vào khoảng trống giữa các răng. Tuy nhiên, đây là một phương pháp điều trị phức tạp, cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn vững vàng.

Bọc răng sứ
Trường hợp răng bị hô, vẩu kèm theo bề mặt răng xấu hoặc không đều thì phương pháp nắn chỉnh răng có thể sử dụng là bọc răng sứ. Nhưng việc bọc răng sứ cần phải mài cùi răng thật bị vẩu, nên khi răng vẩu chìa ra quá nhiều thì sẽ khó có thể thực hiện được, vì thế bọc răng sứ để chỉnh nha chỉ áp dụng trong trường hợp răng bị vẩu nhẹ.

Chăm sóc răng miệng sau khi chữa răng hô
Việc chăm sóc răng miệng sau khi chữa răng vô cùng quan trọng, đặc biệt là sau phẫu thuật. Vì thế, bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng:
- Chải răng đúng cách: Sử dụng bàn chải đánh răng 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Sử dụng nước súc miệng: Đây là dung dịch sát khuẩn giúp tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
- Sử dụng cây cạo lưỡi: Để loại bỏ vi khuẩn còn bám dính, ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, tinh bột để giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn.
- Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước: Làm sạch hoàn toàn những nơi khó vệ sinh, tránh bị sâu răng dẫn đến viêm tủy răng.
- Tránh các va chạm mạnh gây tổn thương đến răng.
- Kiểm tra định kì 6 tháng/ lần.

Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart. Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng bạn đã hiểu thêm về tình trạng răng hô cùng nguyên nhân và cách điều trị. Nếu bạn có ý kiến cần đóng góp, hãy comment xuống dưới cho chúng tôi biết nhé!