GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng

Trong quá trình đeo mắc cài, người niềng răng thường xuyên đối mặt với các tình trạng đau hàm, ê cơ, ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai hàng ngày và việc vệ sinh răng mắc cài cũng có phần khó khăn hơn. Nhằm giải quyết nỗi lo lắng này của bạn, Oralmart sẽ gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng, cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Hiểu rõ các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người niềng răng

Để xây dựng thực đơn các ngày trong tuần cho người niềng răng một cách khoa học, đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, chúng ta cần có sự ưu tiên và hạn chế đối với một số thực phẩm. Vậy người niềng răng nên và không nên dùng loại thực phẩm nào? Cùng Oralmart tìm hiểu dưới đây:

Người niềng răng nên dùng thực phẩm nào

Các thực phẩm ưu tiên trong giai đoạn chỉnh nha là các thực phẩm được chế biến mềm, dễ ăn, không gây vướng vào mắc cài. Những món nên đảm bảo các yếu tố: mềm, lỏng, ít tinh bột, đủ dinh dưỡng. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người niềng răng bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

>>Xem thêm: Niềng răng Trainer là gì? Các loại niềng răng Trainer phổ biến hiện nay

1. Cháo

Cháo là món ăn cho người niềng răng khá quen thuộc, đặc biệt trong giai đoạn đầu và những ngày đầu của chu trình niềng răng. Bởi trong những ngày đầu niềng răng, nhất là trong giai đoạn đặt thun tách kẽ và đeo mắc cài thì bạn hầu như là không ăn được bất cứ món ăn cứng nào.

Bạn có thể chế biến các loại cháo với những hương vị khác nhau để tránh cảm giác nhàm chán khi nhìn thấy món ăn. Các loại cháo dinh dưỡng đơn giản mà bạn có thể tự tay chuẩn bị chỉ trong thời gian ngắn và dễ dàng, đầy đủ chất dinh dưỡng như: cháo gà, cháo thịt, cháo tôm, cháo rau củ,…

Món cháo thường nằm trong thực đơn cho người niềng răng
Món cháo thường nằm trong thực đơn cho người niềng răng

2. Súp

Ngoài cháo, bạn có thể đổi sang các món súp để thay đổi khẩu vị hoặc làm thành món ăn phụ ăn kèm với cháo dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn những món súp đơn giản, thơm ngon, dễ làm và đầy đủ dinh dưỡng như: súp ngô, súp yến, súp gà, súp rau củ,…

Món súp dễ dùng đối với răng mắc cài
Món súp dễ dùng đối với răng mắc cài

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chế biến những món ăn riêng biệt phù hợp với khẩu vị của mình bằng cách thêm những nguyên liệu yêu thích để món súp thêm phần thú vị.

3. Sữa

Trong quá trình niềng răng, sữa luôn là một đồ uống bổ dưỡng không thể thiếu được. Bạn có thể mua sữa bột dinh dưỡng để pha uống trong những ngày đầu niềng răng. Hoặc cũng có thể mua thêm sữa tươi để dễ dàng mang theo khi cần sử dụng.

Sữa là đồ uống dinh dưỡng tốt cho người niềng răng
Sữa là đồ uống dinh dưỡng tốt cho người niềng răng

Việc uống sữa sẽ không gây tác động mạnh đến mắc cài, vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, calcium, vitamin D, lipid,… Từ đó, uống sữa tránh được tình trạng bị thiếu hụt dinh dưỡng khi đeo niềng răng.

4. Uống đủ nước

Bạn cũng đừng quên uống nước lọc mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng. Đồng thời uống nước còn giúp làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả nhất, hạn chế thức ăn còn tồn đọng trong miệng.

5. Thực phẩm chế biến từ trứng

Trong trứng chứa hàm lượng cao vitamin D, protein,… là những dưỡng chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra thành phần fluoride, acid amin trong trứng còn giúp răng chắc khỏe hơn. Các thực phẩm được chế biến từ trứng là những món ăn mềm, không phải nhai nhiều mà vẫn cung cấp hàm lượng calcium cần thiết cho cơ thể giúp răng chắc khỏe. Một số món ăn ngon được làm từ trứng như: bánh flan, phomai, trứng luộc/chiên,…

Bánh flan làm từ trứng chứa nhiều hàm lượng vitamin D và protein
Bánh flan làm từ trứng chứa nhiều hàm lượng vitamin D và protein

6. Thực phẩm cung cấp protein

Các loại thịt bò, thịt gà, hải sản,… đều cung cấp một hàm lượng protein dồi dào để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động trong một ngày dài làm việc.

Các loại thịt giàu protein cần có trong thực đơn của người niềng răng
Các loại thịt giàu protein cần có trong thực đơn của người niềng răng

Nhóm thực phẩm này bạn cần lưu ý hơn trong cách chế biến. Bạn nên hầm thức ăn đủ mềm, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để tránh lực nhai mạnh, ảnh hưởng tới răng. Ngoài ra, các xớ thịt cũng sẽ dễ vướng lại mắc cài, vì vậy hãy dùng thêm các sản phẩm nha khoa như nước súc miệng, máy tăm nước,… để hỗ trợ làm sạch tối ưu sau những bữa ăn chính.

>>Xem thêm: Niềng răng có nguy hiểm không? Các tác hại của niềng răng ít được biết đến

Những thực phẩm không tốt cho răng niềng

Bên cạnh những món cần được ưu tiên, bạn cũng nên loại bỏ một số món ăn dưới đây ra khỏi thực đơn hàng ngày để đạt kết quả chỉnh nha như mong muốn.

a. Đồ ăn dẻo, dai

Các loại thức ăn dẻo như kẹo cao su, bánh nếp, bánh dày, mứt trái cây sấy dẻo,… là những món ăn đầu tiên bạn cần đưa ngay vào danh sách không nên ăn khi niềng răng. Bởi chúng sẽ khiến hàm của bạn phải hoạt động nhiều hơn mới nghiền nát được thức ăn và gây dính, vướng vào mắc cài.

Mứt trái cây sấy dẻo là món ăn nên tránh đối với răng mắc cài
Mứt trái cây sấy dẻo là món ăn nên tránh đối với răng mắc cài

b. Món ăn cứng

Những món ăn cứng không tốt cho hàm răng của bạn như: xương, đùi gà, bắp ngô, quả ổi,… đây đều là những thực phẩm mà bạn nên tránh khi đang niềng. Vì khi ăn những đồ ăn cứng hàm răng của bạn sẽ phải vận động mạnh hơn để nghiền nát thức ăn. Trong quá trình niềng, cấu trúc răng đang dần dịch chuyển, việc này sẽ tác động xấu tới việc kiểm soát vùng xương hàm, làm dây cung bị đứt hoặc bong mắc cài.

c. Đồ ăn quá nóng, lạnh

Bạn nên hạn chế những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như: kem, đồ uống lạnh, lẩu,… Vì khi niềng răng nếu tiếp xúc với những đồ ăn này răng sẽ bị ê buốt, ảnh hưởng tới lực kéo của răng.

d. Đồ ăn nhiều tinh bột

Những đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ăn nhanh nhiều đường sẽ dễ sinh acid gây sâu răng và các bệnh lý về răng miệng không tốt cho người niềng răng. Thêm vào đó, nếu bạn chưa có chu trình chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác.

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng

Vậy hôm nay ăn gì? Bạn không cần phải nghĩ ngợi quá nhiều cho câu hỏi này vì Oralmart đã xây dựng thực đơn 7 ngày cho người niềng răng dưới đây:

Thực đơn ngày 1: Cơm mềm, trứng hấp thịt, canh rau củ thịt viên, dưa hấu

Thực đơn cho ngày đầu tuần cung cấp khá nhiều năng lượng khởi đầu một tuần làm việc, học tập hiệu quả với cơm trắng mềm dẻo, trứng hấp cùng thịt bầm nhỏ và canh rau củ thịt viên. Khẩu phần ăn vừa có thịt bằm cung cấp đạm, chất béo, sắt, các axit amin cần thiết vừa có rau bổ sung chất xơ.

Món tráng miệng cuối cùng là dưa hấu thanh mát, cân bằng vị giác và giảm cảm giác ngán khi ăn nhiều đồ dầu mỡ.

Thực đơn cho người niềng răng ngày 1
Thực đơn cho người niềng răng ngày 1

Thực đơn ngày 2: Cơm mềm, thịt kho tàu với trứng, canh đu đủ thịt bầm

Món thịt kho tàu nấu với nước dừa kho tới khi thịt mềm rục, ngấm đều gia vị, nước mắm ngon. Vị béo bùi đậm đà của thịt quyện với trứng kết hợp cùng cơm nóng tạo nên bữa ăn ngon giàu dưỡng chất và năng lượng.

Thêm vào đó, khẩu phần ăn kết hợp thêm canh đu đủ thịt bằm ngọt ngon, lạ miệng sẽ là món ăn góp phần cho mâm cơm thêm trọn vị mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng cho người niềng răng.

Thực đơn cho người niềng răng ngày 2
Thực đơn cho người niềng răng ngày 2

Thực đơn ngày 3: Súp trứng, sữa chua nha đam, chuối

Trong ngày 3, bạn có thể chuyển sang dùng súp thay cho cơm. Vùng hàm, nướu của người mới niềng răng thường sẽ đau nhức nên món súp trứng với độ lỏng, mềm sẽ giúp bạn dễ dàng thưởng thức mà vẫn bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Trong trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng và chứa 13 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, cùng với các axit béo omega-3 và chất chống oxy,… Súp trứng có thể nấu cùng bắp, các loại nấm,… nên vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Sữa chua là thực phẩm lên men từ sữa, với độ quánh dẻo, mịn, vị chua ngọt tự nhiên kết hợp hạt nha đam thanh mát thích hợp là món ăn tráng miệng sau súp. Bên cạnh đó, việc nạp thêm thêm một trái chuối chín ngọt mềm tạo nên một khẩu phần ăn thêm đầy đủ dưỡng chất.

Thực đơn cho người niềng răng ngày 3
Thực đơn cho người niềng răng ngày 3

Thực đơn ngày 4: Thịt bò bằm sốt cà chua và bánh bông lan trứng muối

Món thịt bò bằm sốt cà chua vừa đảm bảo cung cấp protein mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A , vitamin C và vitamin K vitamin B6, folate và thiamin. Vì chua nhẹ thanh của sốt cà chua tạo cảm giác không bị ngán khi ăn.

Nếu món thịt bằm chưa làm bạn thỏa mãn cơn thèm ăn thì hãy thử tiếp bánh bông lan trứng muối, mềm mịn và ngon miệng. Bánh không hề khô, cứng mà có độ nở, xốp nhất định, vị ngọt tự nhiên phù hợp cho người niềng răng.

Thực đơn cho người niềng răng ngày 4
Thực đơn cho người niềng răng ngày 4

Thực đơn ngày 5: Cháo tôm nấm rơm cà rốt, bánh flan phô mai

Thực đơn có thêm một món cháo nữa giúp bạn thay đổi khẩu vị. Cháo tôm nấu với nấm rơm, cà rốt hầm kỹ đảm bảo bổ sung các dưỡng chất, vitamin đầy đủ cho cơ thể. Nấm rơm, cà rốt được ninh nhừ cùng cháo tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn.

Bánh flan phô mai được dùng làm món tráng miệng sau bữa chính. Bánh có độ mềm mịn, hương vị caramen thơm ngon, độ béo ngậy kích thích vị giác, dễ ăn cho người niềng răng.

Thực đơn cho người niềng răng ngày 5
Thực đơn cho người niềng răng ngày 5

Thực đơn ngày 6: Trứng hấp mật ong, canh bí đỏ thịt bằm, sữa chua

Canh bí đỏ thịt bằm với bí đỏ mềm, mát, thịt bằm nhuyễn nấu chung nóng hổi và đậm đà khó cưỡng.

Trứng hấp là món ăn quen thuộc và dễ hơn. Phiên bản mới lạ hơn là trứng hấp mật ong với vị bùi bùi của trứng quyện với mật ong thơm ngọt tự nhiên, vị béo từ sữa đặc vô cùng hấp dẫn.

Món tráng miệng sữa chua vô cùng hoàn hảo để kết thúc thực đơn và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Thực đơn cho người niềng răng ngày 6
Thực đơn cho người niềng răng ngày 6

Thực đơn ngày 7: Cháo thịt bằm cà rốt, đu đủ chín

Cháo thịt bằm là một món ăn rất dễ chế biến. Không những vậy lại vô cùng bổ dưỡng, rất thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, người bị ốm và người đang chỉnh nha,… Cháo hầm thêm cùng cà rốt tạo vị ngọt tự nhiên rất giàu vitamin khoáng chát.

Món tráng miệng trong thực đơn này là đu đủ chín chứa rất nhiều carotenoid, acid hữu cơ, vitamin A, vitamin C,… lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Nó còn có tác dụng tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa và chống oxy hóa.

Thực đơn cho người niềng răng ngày 7
Thực đơn cho người niềng răng ngày 7

Chăm sóc răng niềng sau khi ăn thế nào?

Một trong những khó khăn nhất trong quá trình niềng răng ngoài chế độ ăn đó là vấn đề vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh răng khi đang đeo mắc cài sẽ khó khăn và mất thời gian gấp 3-4 lần so với hàm răng bình thường. Để có hàm răng sạch sẽ, hơi thở thơm tho, không lo sâu răng trong giai đoạn niềng răng, bạn hãy xây dựng một số thói quen tốt như:

  • Chải răng tối thiểu 2 – 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính. Chải dọc, hoặc xoay tròn, có thể chải ngang nhẹ ở các vị trí mắc cài.
  • Ưu tiên loại bàn chải lông mềm, kích thước vừa với miệng của bạn, đầu bàn chải thuôn để len lỏi được vào sâu bên trong.
  • Sau khi đánh răng bạn nên sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chãi kẽ để lấy sạch các vụn thức ăn thừa sót lại trong kẽ răng và trên mắc cài.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng cho người niềng răng để hỗ trợ làm sạch tối ưu với những vùng mà bàn chải thông thường khó tiếp cận tới.
Nên vệ sinh răng niềng sạch sẽ sau khi ăn
Nên vệ sinh răng niềng sạch sẽ sau khi ăn

Lời kết

Trên đây là thực đơn 7 ngày mà Oralmart xây dựng cho bạn trong quá trình niềng răng. Các món đều cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất lại ngon miệng, dễ dùng. Bạn hãy áp dụng thử thực đơn này và đừng quên vệ sinh răng niềng sau khi ăn nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87