Bệnh sâu răng là một tình trạng răng miệng phổ biến do vi khuẩn gây ra, gây mòn men răng và tạo ra những lỗ trên răng gọi là sâu răng. Nếu không nhận biết dấu hiệu sâu răng kịp thời để điều trị, bệnh sâu răng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm nhiễm tủy răng, mất răng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn thân.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc và tấn công vào cấu trúc răng, gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh sâu răng là những lỗ sâu nhỏ trên bề mặt răng hoặc xung quanh thân răng. Tuy nhiên lúc này bệnh nhân khó nhận biết mình bị sâu răng.
Khi sâu răng tiến triển, răng có thể trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt. Đau răng có thể xảy ra một cách tự nhiên và tồi tệ hơn vào ban đêm. Bệnh nhân có thể thấy các lỗ trên bề mặt răng có màu đen, nâu hoặc trắng. Nếu không được điều trị kịp thời chúng sẽ tấn công đến ngà răng và cuối cùng đến tấn công đến tủy răng gây viêm tủy hay chết tủy răng.
>> Xem thêm: Các dấu hiệu răng sâu đến tủy
Ngoài ra, đối với những tình trạng sâu răng nặng, bạn thấy cả lỗ sâu lõm vào răng chỉ bằng mắt thường. Răng sẽ bị biến đổi màu thành vàng hoặc đen tùy vào tình trạng tiến triển của bệnh.
Nguyên nhân sâu răng và các giai đoạn phát triển
Sau đây, Oralmart sẽ liệt kê cho bạn một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng.
1. Nguyên nhân sâu răng
Do vi khuẩn
Vi khuẩn trong răng miệng lên men tinh bột và đường trong thực phẩm thành acid lactic. Acid này sẽ thấm vào các vết nứt và chỗ lõm trên bề mặt răng của chúng ta, phá hủy men và cấu trúc răng, tạo ra các lỗ hổng.
Do thức ăn
Theo thư viện Quốc gia về Thuốc của Hoa Kỳ: Sử dụng thực phẩm giàu chất bột đường tăng nguy cơ hình thành sâu răng. Vi khuẩn cũng có thể sinh sôi nảy nở nếu bạn ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều đường và acid cũng là tác nhân gây sâu răng và dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác.
Nếu bạn không đánh răng thường xuyên hoặc lấy cao răng định kỳ, điều này cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Do kết cấu răng
Khả năng chống sâu răng dựa vào cấu tạo của răng. Các yếu tố quan trọng bao gồm răng không bị vỡ, không có khiếm khuyết, thẳng hàng, men răng trắng và mức độ khoáng hóa răng cao. Ngược lại, nếu các yếu tố này không được hoàn thiện thì nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao.
Do chăm sóc răng miệng
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Nó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, đồng thời còn làm tổn thương nướu dẫn đến viêm nướu.
Độ tuổi
Men răng là lớp bảo vệ bao bọc bên ngoài răng, khi bị suy yếu thì vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng. Người lớn cũng có thể bị sâu răng, tuy nhiên, trẻ em và người già có nguy cơ bị sâu răng cao hơn vì men răng của họ không chắc khỏe như ở người lớn.
>>> Xem thêm: Trẻ bị sâu răng có mọc lại không? Cách phòng ngừa sâu răng cho bé
2. Các giai đoạn phát triển sâu răng
Quá trình sâu răng có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1,5 năm. Khi hình thành lỗ sâu bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên răng sâu thường nằm ở trong cùng nên rất khó để phát hiện ra cho đến khi bệnh tình trở nên nặng hơn.
Sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng, bao gồm bốn giai đoạn:
- Sâu men: Lỗ sâu nhỏ trên men rất khó phát hiện và không gây đau nhức. Vì tính khó phát hiện nên dễ bị bỏ qua.
- Sâu ngà: Lỗ sâu tiến triển đến ngà răng, nếu lỗ sâu cạn thì không gây ê buốt khi nhai, lỗ sâu càng sâu sẽ gây ê buốt khi nhai thức ăn hay khi uống thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó, nên điều trị răng nha khoa sớm ở giai đoạn này.
- Viêm tủy: Khi sâu ngà không được điều trị, lỗ sâu tiến dần đến tủy và gây nhiễm trùng tủy răng, gây đau nhức dữ dội, đau tự nhiên (không ăn cũng đau), đau nhiều nhất là vào ban đêm; ở giai đoạn này vẫn còn điều trị kịp thời.
- Tủy chết: Nếu viêm tủy không được điều trị thì tủy sẽ bị chết, vi khuẩn theo đường ống tủy sẽ làm nhiễm trùng dưới chân răng, sưng nướu, sưng mặt; một số trường hợp không đau nên dễ bỏ qua không điều trị, một số trường hợp gây biến chứng trầm trọng ở xoang, khớp, tim, xương,…
9 triệu chứng và dấu hiệu sâu răng
Bệnh sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và được coi là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Dưới đây là một số dấu hiệu sâu răng giúp bạn sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.
1. Độ nhạy cảm của răng tăng cao
Một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy rắng đang bị tấn công là nhạy cảm với đồ ăn lạnh hoặc nóng. Vì vậy, việc trám răng ngay lập tức là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ răng khi gặp vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu bạn không có cảm giác đau đớn và nhạy cảm khi sử dụng đồ nóng hoặc lạnh, đó có thể là một tín hiệu cho thấy răng của bạn đang trong tình trạng nguy hiểm và có thể bị mất hoàn toàn. Vì vậy, hãy luôn quan tâm và chăm sóc cho sức khỏe răng miệng của bạn để tránh những tình trạng không mong muốn xảy ra.
2. Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng
Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có màu trong, mờ và có thể nhìn thấy màu ngà bên trong Những đốm trắng đục bắt đầu xuất hiện trên men răng chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bệnh sâu răng đang phát triển. Đây là một dấu hiệu khó nhận biết và dễ dàng bỏ qua.
3. Xuất hiện lỗ sâu trên răng
Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh sâu răng thường gặp, vi khuẩn tấn công và gây ra các lỗ nhỏ trên răng hoặc tạo kẽ hở ở 2 bên răng, làm cho vụn thức ăn dễ mắc vào. Nếu không làm sạch những mảng bám này, sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn.
4. Răng bị sẫm màu
Đây là biểu hiện cho thấy răng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, do không được nuôi dưỡng bằng các chất cần thiết từ tủy. Sâu răng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, răng sẽ tiếp tục bị suy yếu và có thể bị rụng.
5. Mất đi khả năng ăn nhai
Khi sâu răng ăn dần đến tủy và mô quanh chóp răng bắt đầu hình thành mủ. Điều này làm cho một số người cảm thấy đau khi nhai ở những vị trí răng gặp tình trạng trên và dần dần mất khả năng ăn nhai của hàm.
6. Chảy máu khi đánh răng
Sâu răng có thể gây ra những tổn thương đau đớn không chỉ trên răng mà còn cả trên mô nướu xung quanh. Nếu lỗ sâu răng nằm giữa hai răng, nó có thể làm cho các mô nướu dễ bị phồng lên và tràn ra bên ngoài. Mỗi lần đánh răng, bạn có thể cảm thấy sự đau đớn và chảy máu từ những vết thương nhỏ này.
7. Tróc hoặc rạn nứt răng
Nếu bạn thấy răng bị sứt mẻ khi cắn hoặc nhai cái gì không quá cứng, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh sâu răng.
8. Hơi thở có mùi
Sâu răng có thể là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng. Khi sâu răng xâm nhập vào lỗ răng, chúng sẽ tiêu hóa thức ăn và tạo ra một loạt các chất thải và khí độc hại. Những chất này gây ra mùi hôi từ miệng khi thở, gây khó chịu và không thoải mái cho người xung quanh.
Ngoài ra, sâu răng cũng có thể gây viêm nhiễm nướu và mô mềm xung quanh răng, góp phần làm tăng khả năng gây hôi miệng. Vì vậy, nếu bạn bị hôi miệng liên tục, bạn nên đi khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng và nướu.
9. Nướu bị sưng và có mủ
Khi sâu răng ăn đến tủy và sau đó tạo ảnh hưởng đến các mô xung quanh tạo ra mủ. Điều này có thể gây ra sưng ở nướu răng và phải điều trị ngay lập tức nếu không muốn thấy những biến chứng nguy hiểm.
Khi thấy răng miệng xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn không nên chủ quan và cần thăm khám nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao và có thể bảo tồn được tối đa răng thật. Trong một số trường hợp do tình trạng sâu răng quá nặng, vết sâu lan xuống tủy dẫn tới viêm tủy, thậm chí viêm xương ổ răng, áp xe cả các răng kế cận, buộc phải nhổ bỏ răng là điều không tránh khỏi.
Điều trị sâu răng
1. Sâu răng nhẹ
Việc điều trị răng bị sâu nhẹ tương đối đơn giản và dễ dàng, mục tiêu là bảo tồn càng nhiều răng tự nhiên càng tốt trong khi vẫn đảm bảo răng khỏe mạnh. Phương pháp điều trị này thường ít gây ra tổn thương nào cho bệnh nhân.
- Điều trị bằng florua: Phương pháp này sẽ được áp dụng khi sâu răng giai đoạn sớm, florua được cung cấp sẽ giúp men răng tự phục hồi.
- Trám răng: Khi sâu răng mới hình thành, lỗ sâu còn nhỏ và miếng trám còn đảm bảo tác dụng tốt, bạn sẽ được nha sĩ loại bỏ mô răng bị sâu và phục hồi răng lỗ khuyết bằng cách sử dụng vật liệu trám chuyên dụng.
- Dùng thuốc để điều trị: Thuốc thường được bôi lên vùng da bị bệnh. Đây là một giải pháp sát trùng. Phương pháp này chỉ dùng cho những trường hợp sâu răng hàm phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
2. Khi sâu răng nặng
Khi điều trị sâu răng nặng, phần mô răng bị sâu cần được loại bỏ hoàn toàn thông qua phẫu thuật nha khoa.
Nếu sâu răng đã ảnh hưởng đến tủy răng thì cần phải nạo sạch mô tủy bị viêm để tránh gây ra nhiều biến chứng như viêm chân răng, áp xe răng, răng sâu lồi thịt… Khi tình trạng sâu răng của bạn trở nên nặng nề, áp xe răng hoặc nhiễm trùng lan đến tủy răng, bạn sẽ cần chữa tủy răng. Nha sĩ sẽ lần lượt loại bỏ phần tủy răng bị sâu, làm sạch bên trong răng, chân răng trước khi trám hoặc bọc sứ để bảo vệ chiếc răng này.
Phòng ngừa sâu răng
Sâu răng có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bạn có thể tránh những tác hại của bệnh bằng cách có chế độ phòng ngừa hợp lý để hàm răng luôn khỏe đẹp. Oralmart gợi ý cho bạn những cách dưới đây để phòng ngừa sâu răng.
1. Đánh răng đúng cách
Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong việc đánh răng đúng cách:
- Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau các bữa ăn chính. Kỹ thuật đánh răng đúng cách liên quan đến việc sử dụng bàn chải đánh răng ở mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
- Giữ bàn chải đánh răng nghiêng 45 độ so với bề mặt răng, với lông bàn chải hướng về phía nướu. Sử dụng chuyển động lên xuống, giống như hướng mọc của răng. Hoặc, xoay bàn chải và di chuyển từ trong ra ngoài miệng, chải kỹ nướu và răng. Không bao giờ đánh răng theo chiều ngang.
- Đảm bảo chải từng nhóm răng cho đến khi chúng sạch sẽ. Đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.
2. Dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và máy tăm nước
Sự thật là sau khi đánh răng, vẫn còn thức ăn thừa ở vị trí kẽ răng. Nếu chỉ chải răng đơn giản, bạn có thể làm sạch 75% bề mặt răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng bên dưới đường viền nướu. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và bàn chải kẽ để có thể làm sạch khu vực này.
3. Dùng nước súc miệng
Súc miệng bằng nước súc miệng sau khi đánh răng để giúp răng sạch và khỏe mạnh. Bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng có chứa chất làm khô, nước hoa hoặc các thành phần khác để làm thơm hơi thở.
4. Tránh ăn vặt
Tiêu thụ đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây sâu răng. Để bảo vệ răng, điều quan trọng là hạn chế những thực phẩm này và đánh răng kỹ sau khi ăn.
5. Khám răng định kỳ
Mọi người cần đến nha sĩ khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện những thay đổi của răng và có biện pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart, chúng tôi hi vọng bạn đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về dấu hiệu sâu răng, cách điều trị và phòng ngừa. Nếu bạn có ý kiến cần đóng góp, hãy comment cho Oralmart biết nhé.