Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng khôn khoa học, đúng cách sẽ giúp chúng ta phục hồi sức khỏe và chức năng của răng miệng nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều nắm được cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn đúng cách. Hãy cùng Oralmart tìm hiểu về quá trình chăm sóc này trong bài viết dưới đây.
Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?
Cần nhổ răng khôn ngay nếu nó gây ra những vấn đề về sức khỏe:
- Khi răng mọc không đúng chỗ và gây đau nhức, viêm nhiễm: Khi mọc sai vị trí những chiếc răng này không những gây ra những cơn đau, giảm khả năng cử động hàm mà còn có thể gây ảnh hưởng và dẫn đến viêm nhiễm dây thần kinh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Răng khôn bị sâu: Nằm ở sâu trong hàm nên việc vệ sinh răng khôn sẽ khó hơn, thức ăn sẽ dễ dàng mắc kẹt tại đây và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cuối cùng dẫn đến sâu răng.
- Răng khôn gây viêm nướu, viêm nha chu: Thậm chí có thể tạo ra ổ viêm nhiễm ảnh hưởng đến chân răng, tủy răng và có thể gây hoại tử xương hàm.
>> Xem thêm: Cách giảm đau khi mọc răng khôn và chăm sóc sau tiểu phẫu
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn là việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau tiểu phẫu này. Ngoài ra, nếu bạn không thực hiện kĩ lưỡng việc chăm sóc này, rất nhiều nguy cơ và tai biến có thể xảy ra. Theo NHS – Dịch vụ Y tế Anh quốc: Nhổ răng khôn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, khô ổ răng, chảy máu và chấn thương thần kinh. Sau đây, hãy cùng Oralmart tìm hiểu những lưu ý về cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn.
1. Theo dõi vết thương sau khi nhổ răng
Trong suốt thời gian phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn nhờ sử dụng thuốc tê. Tuy nhiên, khi hiệu quả của nó đã hết, bạn thường gặp tình trạng sưng đau, rỉ máu nhẹ ở vùng răng mới bị nhổ bỏ. Lúc này, bạn cần cắn chặt gòn hoặc gạc vô trùng để cầm máu sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngậm miếng gạc này trong khoảng 20 đến 30 phút, nếu ngậm quá lâu để dẫn tới nhiễm khuẩn ngược, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Nếu sau khi nhổ răng khôn máu chảy quá nhiều hoặc cơ thể có những biểu hiện lạ bạn phải lập tức đến gặp bác sĩ.
2. Chườm lạnh và chườm nóng
Chườm lạnh
Bạn nên sử dụng biện pháp chườm lạnh để giảm sưng đau hiệu quả. Nó không chỉ làm tê vùng tổn thương, ngăn chặn cảm giác đau đớn mà còn ngăn ngừa được tình trạng sưng tấy, mẫn đỏ ở bên trong hàm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chườm lạnh trong khoảng 15 phút vì nếu lâu hơn có thể gây tổn thương da.
Chườm nóng
Phương pháp này có thể áp dụng vào thời điểm sau khi đã nhổ răng khôn vài ngày, nó giúp bạn giảm tình trạng ê buốt và tan máu bầm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉnh nhiệt độ nóng vừa phải để không làm bỏng phần má.
3. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu bạn thật sự cần sử dụng thuốc giảm đau, hãy hỏi ý kiến của nha sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến quá liều và gây ra các tác dụng không mong muốn như: cơ thể bồn chồn, mệt mỏi, chóng mặt, đau dạ dày, ợ nóng,…
4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng là một cách để bạn chăm sóc sức khỏe sau khi mổ răng khôn. Cảm giác sưng đau sẽ khiến bạn gặp trở ngại trong việc vệ sinh. Tuy nhiên để loại bỏ vi khuẩn và tránh nguy cơ viêm nhiễm, bạn phải chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật kĩ càng hơn.
- Chải răng sau ít nhất 6 giờ nhổ răng: Bạn nên vệ sinh răng miệng sau khi các vết thương đã được bịt kín, ít nhất là 6 giờ sau phẫu thuật, nhưng nên tránh những vị trí vừa nhổ răng. Sử dụng bàn chải đánh răng và chải răng đúng cách để chăm sóc sức khỏe răng miệng sau phẫu thuật.
- Sử dụng nước súc miệng: Nên súc miệng với sản phẩm có chứa chlorhexidin giúp sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tốt hơn.
- Sử dụng cây cạo lưỡi: Để loại bỏ vi khuẩn còn bám dính, ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.
>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
5. Chế độ vận động và sinh hoạt hợp lý
Trong vòng 2 tuần đầu tiên, bạn không nên vân động tập thể dục quá sức. Các hoạt động thể chất sẽ tác động trực tiếp đến cơ hàm, và ảnh hưởng đến sức khỏe chưa hồi phục hẳn sau khi trải qua một ca tiểu phẫu của bạn.
Sau khi nhổ răng, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để cầm máu ổn định và lành thương. Vì thế, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh hồi phục.
Tuyệt đối không hút thuốc sau khi nhổ răng vì nó sẽ khiến cho vết thương lâu lành và có thể nhiễm trùng.
Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn bạn cần lưu ý xây dựng chế độ ăn hợp lý để giúp vết nhổ răng được phục hồi tốt hơn. Oralmart gợi ý cho bạn những điều nên làm và nên tránh trong khi ăn uống.
Chế độ dinh dưỡng cần thực hiện
Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo. Những ngày tiếp theo bạn nên chú ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, đạm, khoáng chất. Thức ăn dùng trong những ngày này nên dùng món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, bạn có thể xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ thức ăn để hạn chế việc vận động cơ hàm tránh làm tổn thương vết thương.
Bên cạnh đó để giảm sưng đau bạn có thể dùng sữa chua không lạnh, sữa tươi hoặc nước ép trái cây. Đây là những món chứa nhiều vitamin, lợi khuẩn nên sẽ thúc đẩy quá trình lành vết nhổ răng, xoa dịu cơn đau đồng thời cũng tạo cảm giác ngon miệng cho người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước mỗi ngày để góp phần làm sạch khoang miệng và tránh tình trạng khô miệng.
>> Xem thêm: Sau nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn?
Những loại thực phẩm bạn nên tránh
Giai đoạn sau nhổ răng khôn khá nhạy cảm, vùng vết thương chưa lành có thể bị tổn thương bởi thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt hằng ngày. Sau đây là những loại đồ ăn, thức uống bạn cần tránh trong thời gian này.
1. Thực phẩm dai, cứng và chiên rán
Khi sử dụng thực phẩm quá cứng hoặc dai, hàm của bạn phải sử dụng lực mạnh, gây tác động đến vết thương và dẫn đến sưng viêm, thậm chí chảy máu. Thời gian lành thương từ đó cũng kéo dài.
Các loại thực phẩm chiên rán có tính giòn, vì thế những mảnh vụn dễ dàng rơi vào ổ răng, rất khó để vệ sinh và gây ra nhiễm trùng.
2. Thực phẩm cay, chua, nóng
Đồ ăn có vị chua, cay nóng có thể gây kích thích đến vết thương khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát, khó chịu và làm cho quá trình hồi phục diễn ra chậm hơn.
3. Thực phẩm ngọt, có gas
Loại thực phẩm này có lượng đường và tính acid khá cao, vì thế nó dễ dàng gây ra các vấn đề bệnh lý răng miệng và làm vết thương bị sưng viêm kéo dài.
4. Thức uống có cồn
Những chất này có tác động không nhỏ đến quá trình vết thương phục hồi, làm nguy cơ viêm nhiễm tăng cũng như nhiều thương tổn nghiêm trọng khác.
Các biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Tuy nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa đơn giản, nhưng nếu bạn không biết cách chăm sóc sau khi nhổ răng không đúng cách nó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng nhất định.
1. Gây tổn thương dây thần kinh răng dưới
Dây thần kinh này đảm nhận chức vụ tạo cảm giác cho nửa cung răng, môi và lợi dưới. Nó thường nằm sát chân răng số 8 hàm dưới, đặc biệt một số trường hợp, thần kinh răng dưới còn nằm dính vào chân răng khôn hàm dưới. Vì thế, các tình trạng như: tê môi, loạn cảm giác môi sau khi nhổ răng,… đến từ việc tổn thương dây thần kinh này do tác động vào răng quá mạnh hoặc nó bị dính vào chân răng nhưng không được kịp thời phát hiện. Đây là biến chứng hay gặp, nguy hiểm và khó khắc phục nhất khi nhổ bỏ răng khôn.
2. Nhiễm trùng
Đây cũng là một dạng biến chứng thường gặp sau phẫu thuật. Khi bạn nhổ răng trong điều kiện vô trùng không tốt, không thực hiện đúng vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật và chăm sóc sau khi nhổ răng khôn đúng cách, gây ra nhiễm trùng và những phản ứng như sưng đau lan rộng, khó nuốt, há miệng hạn chế. Nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm khuẩn máu và dẫn tới tử vong.
3. Vỡ xương hàm
Khi nha sĩ nhổ răng khôn với lực quá mạnh có thể dẫn tới vỡ xương hàm dưới hoặc vỡ lỗ củ xương hàm trên. Hậu quả dẫn tới sưng, đau nhức, chảy máu kéo dài sau nhổ.
4. Thủng/ vỡ xoang hàm trên
Đây là tai biến nặng nề nhất do nhổ răng hàm trên. Xoang hàm trên là một cấu trúc rỗng, nằm tương đối sát các chân răng 6, 7 và rất sát chân răng số 8, chỉ cách một bản xương mỏng. Trong những trường hợp nhổ răng thô bạo có thể làm vỡ bản xương này. Đối với trường hợp này, việc chụp x-quang toàn hàm là rất cần thiết, đồng thời cần sử dụng phương pháp nhẹ nhàng tránh gây tổn thương.
5. Tổn thương răng số 7
Răng số 7 là răng nằm sát bên với răng khôn. Khi răng số 8 hàng dưới mọc nghiêng, chèn vào răng số 7 gây ra lệch răng, tổn thương răng. Nếu xử lý không tốt hay sử dụng lực quá mạnh vào răng số 8 sẽ khiến răng số 7 bị tổn hại.
6. Sốc phản vệ và ngộ độc thuốc tê
Sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp.
Thuốc tê là một loại thuốc thiết yếu và an toàn trong hầu hết các phẫu thuật y khoa bao gồm nhổ răng khôn. Tuy nhiên, trường hợp nồng độ thuốc tê trong máu vượt ngưỡng sẽ dẫn tới ngộ độc thuốc tê khiến bệnh nhân run giật toàn thân, da nổi vân tím toàn thân, co giật toàn thân, khó thở.
Một số lưu ý để phòng tránh biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Để hạn chế tối đa các biến chứng khi thực hiện phẫu thuật, ngoài chăm sóc răng miệng hậu phẫu thuật, bạn cần phải chọn những cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe bản thân. Oralmart khuyên bạn nên lưu ý những điều sau trước khi nhổ răng khôn:
- Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ: Từ việc khai đầy đủ thông tin sức khỏe, thuốc đang sử dụng với bác sĩ, chuẩn bị tâm lý trong lúc nhổ đến chăm sóc hậu phẫu thuật.
- Bạn nên lựa chọn thực hiện tại nha khoa uy tín hoặc những bệnh viện lớn: Những nơi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, ngoài những lưu ý về cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi mà Oralmart đã gợi ý ở phần trên, bạn cũng nên lưu ý và lựa chọn sử dụng những sản phẩm chăm sóc chuyên biệt sau phẫu thuật và sau nhổ răng như bàn chải đánh răng, bàn chải kẽ, kem đánh răng, nước súc miệng. Những sản phẩm này sẽ giúp bạn tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng và tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật một cách hiệu quả.
Lời kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Oralmart. Chúng tôi hi vọng bạn đã có thêm kiến thức về quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, các biến chứng và cách phòng ngừa. Oralmart luôn muốn nhận ý kiến đóng góp của bạn, vì thế hãy comment ở bên dưới cho chúng tôi biết nhé!