GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Răng nanh ở người – Đặc điểm và chức năng

Răng nanh là răng số 3 và được coi là răng ổn định nhất trên cung hàm. Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc hàm, tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và cần được bảo quản tốt. Vậy đặc điểm và chức năng chủ yếu của răng nanh là gì? Cùng Oralmart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Răng nanh là gì?

Răng nanh là chiếc răng số 3 trên cung hàm, tính từ răng cửa vào. Nó là răng chuyển tiếp giữa răng cửa và răng hàm. Hình thể răng nanh có độ mảnh tương đối giống răng cửa nhưng tạo hình rìa nhọn giống răng cối nhỏ.

Răng nanh là gì?
Răng nanh là gì?

Thường thì một người trưởng thành sẽ có tổng cộng bốn chiếc răng nanh, gồm hai chiếc ở hàm dưới và hai chiếc ở hàm trên. Răng nanh được coi là răng ổn định nhất trên cung hàm. Chân răng nanh dài và khỏe nhất so với các răng khác do chúng được giữ chắc trong xương ổ răng. Độ nhô theo chiều từ ngoài vào trong khiến cho răng nanh được bảo vệ tốt bằng cơ chế tự làm sạch.

>>Xem thêm: Niềng răng khểnh như thế nào? Các phương pháp niềng răng khểnh hiệu quả

Răng nanh có chức năng gì?

Trên loài động vật có vú, răng nanh là răng không thể thiếu để sinh tồn trong môi trường tự nhiên hoang dã. Vì các răng này được sử dụng như một công cụ để săn, bắt giữ con mồi, cắn xé thức ăn. Đồng thời, nó cũng là vũ khí để tấn công và tự vệ.

Trên người, vai trò sinh tồn đó của răng nanh không còn nhưng chúng vẫn được coi là một trong những răng quan trọng với những chức năng sau:

  • Đóng vai trò đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn miệng và chức năng cắn, xé thức ăn.
  • Có sức chịu đựng cao với các lực mạnh khi nhai, đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động mạnh, giảm các nguy hại tiềm tàng, tác động quá mức bởi các lực theo chiều ngang trong những vận động lệch tâm của hàm dưới với các răng hàm.
  • Răng nanh nằm ở bốn góc ở bốn vùng răng được coi là nền tảng của cung răng, giúp tạo hình, nâng đỡ cơ mặt.
  • Răng nanh còn có tác dụng chính trong hướng dẫn chuyển động về phía tiếp xúc bên và trước hàm. Vì thế có thể xem nó là “cọc hướng dẫn” cho sự ổn định của khớp cắn. Với vị trí mọc đặc thù nên răng nanh là nền tảng cho cung răng trong khả năng tạo hình và nâng đỡ cơ mặt.

Có nên nhổ răng nanh hay không?

Với những chức năng quan trọng của răng nanh Oralmart đã đề cập ở phần trên, có thể thấy răng nanh đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc hàm, tính thẩm mỹ và chức năng cắn, xé thức ăn,…

Vậy có nên nhổ răng nanh hay không? Trong trường hợp răng nanh mọc lệch, nhô ra quá xa, không đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn miệng, viêm tủy,… thì việc nhổ răng nanh là điều cần thiết, đảm bảo an toàn. Quy trình nhổ răng nanh cũng sẽ tương đồng như khi nhổ các răng khác.

Có nên nhổ răng nanh hay không?
Có nên nhổ răng nanh hay không?

Răng nanh có giống với răng khểnh không?

Cả răng nanh và răng khểnh đều là răng nằm ở vị trí thứ 3 ở trên cung hàm nhưng lại có sự khác biệt về hướng mọc. Răng nanh là tên gọi để chỉ răng số 3 mọc thẳng và đúng vị trí. Trong khi đó, răng khểnh lại mọc lệch và có xu hướng chếch lên phía bên trên so với những chiếc răng còn lại.

Như vậy, về mặt bản chất, răng nanh và răng khểnh tuy cùng một vị trí nhưng sẽ được phân biệt ở cách và hướng mọc răng khác nhau.

Các vấn đề thường gặp đối với răng nanh

Thông thường những trường hợp các răng đi đôi với nhau, nếu 1 trong 2 có vấn đề thì chiếc kế cận sẽ hỗ trợ để đảm bảo chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì với răng nanh sẽ không có răng kế bên nào đảm nhận chức năng của nó. Một số vấn đề thường gặp đối với răng nanh có thể kể đến như:

1. Răng nanh mọc quá lệch ra ngoài

Khi răng nanh mọc nhô ra ngoài quá nhiều sẽ làm mất thẩm mỹ khuôn miệng, điều này làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, gây vướng mắc thức ăn. Nếu quy trình chăm sóc răng miệng hàng ngày không được đảm bảo dễ dẫn đến sâu răng, mảng bám, viêm nướu,…

Với trường hợp này, chỉnh nha là phương pháp điều trị tốt nhất giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên hàm. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các sản phẩm nha khoa hỗ trợ làm sạch tối ưu hơn mỗi ngày với nước súc miệng, chỉ nha khoa, máy tăm nước,…

Răng nanh mọc quá lệch ra ngoài
Răng nanh mọc quá lệch ra ngoài

2. Răng mọc ngầm trong xương hàm

Trái ngược với răng nanh mọc hướng ra ngoài quá lệch, răng nanh cũng có trường hợp mọc ngầm trong xương hàm gây mất thẩm mỹ. Gần như 100% tình trạng mọc lệch, mọc ngầm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như làm tiêu xương hàm bên cạnh, lệch đường giữa, mất khoảng, gây đau nhức khó chịu,…

Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau và nếu không thể bảo tồn răng được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.

Răng nhanh mọc ngầm trong xương hàm
Răng nhanh mọc ngầm trong xương hàm

3. Răng nanh bị sâu, viêm tủy, vỡ mẻ

Sâu răng được coi là tình trạng thường gặp không chỉ riêng mỗi răng nanh. Nếu không được điều trị và chăm sóc kỹ tại vị trí sâu của răng ngay giai đoạn ban đầu, vi khuẩn sẽ tấn công vào lớp sâu hơn ngà răng rồi đến tủy răng. Lúc này, quá trình viêm tủy răng diễn ra gây cảm giác đau nhức, ê buốt dai dẳng, có thể diễn tiến viêm tủy hoại tử dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Vì vậy, bạn nên thăm khám nha sĩ ở giai đoạn sớm để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Đối với trường hợp răng bị vỡ mẻ, chấn thương nghiêm trọng hay răng bị lung lay, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để có phương pháp khắc phục phù hợp.

Lời kết

Qua những thông tin mà Oralmart đã cung cấp, hẳn là bạn có có cái nhìn cụ thể hơn về đặc điểm cũng như vai trò của răng nanh. Nhìn chung, đây là chiếc răng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tính thẩm mỹ và quá trình ăn nhai hàng ngày. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc răng miệng cẩn thận để răng chắc khỏe và tìm đến nha khoa uy tín khi có vấn đề bất thường với chiếc năng này nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 87 69 87