Trước khi niềng răng, ngoài việc tìm hiểu phương pháp, chi phí phù hợp với nhu cầu thì câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là niềng răng có đau không? Làm cách nào để giảm tình trạng đau nhức khi thực hiện chỉnh nha. Để giải đáp chi tiết cho vấn đề trên, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Oralmart nhé.
Niềng răng có đau không? Giai đoạn đau nhất khi niềng răng là giai đoạn nào?
Niềng răng có đau không? Về cơ bản niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ hỗ trợ giúp tạo lực siết để nắn chỉnh và di chuyển răng, giúp hàm răng đúng vị trí mong muốn với khớp cắn chuẩn hơn. Đây cũng chính là lý do nhiều người khi đi niềng răng sẽ cảm thấy đau nhức và có phần ê buốt, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi răng chịu tác động đột ngột của lực kéo.
Các cơn đau có thể kéo dài trong thời gian đầu khi mới niềng do cung hàm chưa kịp thích ứng với sự thay đổi và tác động mạnh của lực siết. Tuy nhiên về sau khi đã quen với điều này, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức như trước nữa. Ngược lại sau một khoảng thời gian tình trạng vẫn chưa thuyên giảm, có thể do các vấn đề về cách thức thực hiện, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Một liệu trình niềng răng thông thường sẽ mất khoảng 1 – 2 năm để hoàn thành, được chia thành nhiều giai đoạn thực hiện khác nhau. Trong đó giai đoạn niềng răng đau nhất bao gồm:
- Giai đoạn khi gắn chun – tách kẽ: Đây là giai đoạn bắt buộc phải có trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng dây thun nha khoa để tách kẽ dày khoảng 2mm. Với khoảng cách này khi gắn khâu cũng như mắc cài, răng sẽ được di chuyển đúng với vị trí. Bạn cảm thấy đau nhức là do kẽ răng bị tách ra so với bình thường, bị vướng và hơi ê buốt.
- Giai đoạn nhổ răng: Nếu lựa chọn niềng răng hầu hết tất cả mọi người đều phải trải qua giai đoạn nhổ răng, tạo khoảng cách giúp chạy răng tốt hơn. Quá trình nhổ răng sẽ tạo ra vết thương hở, gây đau nhức tuy nhiên tình trạng đau này chỉ kéo dài khoảng 1 tuần thì sẽ biến mất nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng chuẩn sau nhổ răng.
- Gắn dây cung và mắc cài: Ở giai đoạn này, bạn sẽ được gắn vào răng dây cung và mắc cài cố định tạo một lực siết lớn. Nguyên nhân gây đau nhức là do lực tác động lên răng mạnh trong một thời gian ngắn. Thông thường 1 tuần đầu sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ cảm thấy rất đau chỉ có thể ăn cháo hoặc súp lỏng.
- Giai đoạn siết dây: Sau một thời gian niềng, khi răng của bạn đã có sự dịch chuyển, bác sĩ sẽ hẹn lịch tiến hành siết dây cung để điều chỉnh. Do sử dụng lực khá mạnh nên bạn sẽ cảm thấy tương đối đau nhức, cảm giác này giống với lần đầu tiên gắn mắc cài đồng thời chúng cũng sẽ biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.
>> Xem thêm: Niềng răng mất bao nhiêu thời gian?
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau được áp dụng trong điều trị chỉnh nha. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi người, bạn có thể lựa chọn một trong số những phương pháp chính dưới đây:
- Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp quen thuộc và phổ biến nhất trên thị trường, được phát triển từ sớm và có hiệu quả tốt. Phương pháp này sử dụng khí cụ, dây cung và mắc cài kim loại cố định trên răng, điều chỉnh răng di chuyển tới vị trí mong muốn thông qua tác động của lực siết. Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí phải chăng tuy nhiên giá trị thẩm mỹ không quá cao.
- Phương pháp niềng răng mắc cài sứ: Ngoài mắc cài kim loại, hiện nay mắc cài sứ cũng là phương pháp được nhiều người yêu thích. Về cơ chế, phương pháp này cũng tương tự với niềng răng mắc cài kim loại, tuy nhiên do chất liệu mắc cài làm bằng sứ trong suốt gần với màu sắc của răng thật nên nhìn tự nhiên hơn, có giá trị thẩm mỹ cao hơn.
- Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong: Hình thức niềng răng này mang lại tính thẩm mỹ rất cao, phần mắc cài được đặt vào mặt trong của răng. Tuy nhiên khi thực hiện khá khó cũng như tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí, mặt khác quá trình vệ sinh, ăn uống cũng khó khăn hơn so với các phương pháp khác.
- Phương pháp niềng răng trong suốt invisalign: Niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại nhất, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa an toàn và dễ dàng vệ sinh. Cơ chế dựa trên lực siết của các khay niềng, người dùng có thể dễ dàng tháo lắp mà không cần sự trợ giúp của nha sĩ. Tuy nhiên phương pháp này sẽ có chi phí khá cao so với mặt bằng chung hiện nay.
Cách giảm đau hiệu quả trong quá trình niềng răng
Niềng răng có đau không? Trong thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ê buốt cả ngày. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không thể tránh khỏi nếu bạn muốn chỉnh nha. Mặc dù không thể chấm dứt hoàn toàn cơn đau nhưng bạn có thể hạn chế chúng một cách tối đa bằng những phương pháp dưới đây:
- Chọn mắc cài phù hợp: Việc niềng răng có đau không phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn mắc cài. Khi sử dụng phương pháp niềng răng thông thường, phần dây chun cố định khi siết vào các rãnh mắc cài sẽ gây đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên nếu lựa chọn các phương pháp niềng răng khác như invisalign thì tình trạng này sẽ giảm đi đáng kể.
- Sử dụng đồ ăn mềm: Trong và sau quá trình niềng răng, bạn không nên ăn các loại thực phẩm có độ cứng, dai,…mà thay vào đó là những thực phẩm mềm, mọng nước như cháo, súp. Thức ăn mềm sẽ hạn chế tác động vào răng, bạn không cần phải nhai quá nhiều. Do đó có thể giảm thiểu cảm giác đau nhức.
>> Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Chườm đá lạnh hoặc uống đồ lạnh: Sử dụng những thực phẩm lạnh hoặc chườm lạnh là phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể đặt túi đá lên khu vực đau nhức để kiểm soát tình hình. Mặc dù vậy cách làm này cũng chỉ có tác dụng tạm thời.
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau: Nếu cơn đau kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Tuy vậy đây không phải là phương pháp tối ưu bởi việc dùng thuốc không đúng liều lượng có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong muốn.
Để giảm tình trạng đau khi niềng răng cần phải chăm sóc vệ sinh đúng cách
Muốn giảm thiểu tình trạng đau răng sau khi niềng, một trong những điều đặc biệt quan trọng mà bạn không thể quên chính là chăm sóc, vệ sinh răng niềng đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý đến từ Oralmart:
Sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng cho người niềng răng – Bàn chải đánh răng TePe Implant/ Orthodontic
Bàn chải đánh răng TePe Implant/ Orthodontic có thiết kế đặc biệt như sau:
- Đầu bàn chải hẹp, mảnh giúp tăng cường khả năng tiếp cận ở các vùng răng mà không lo va chạm gây tổn thương nướu hay gây ảnh hưởng mắc cài và dây cung.
- Các sợi lông chải mềm, nhỏ được sắp xếp thành hai hàng giúp chải sạch bề mặt răng ở phía trên và phía dưới mắc cài. Đồng thời các sợi lông len lỏi vào dưới dây cung để làm sạch vùng răng bị dây cung che khuất.
- Thiết kế cổ bàn chải dài và thon nhỏ, dễ dàng uốn cong sau khi ngâm trong nước nóng.
- Tay cầm chắc chắn có rãnh chống trượt giúp kiểm soát lực chải tốt nhất. Nhờ đó, giảm thiểu các cơn đau, tránh mòn men răng, hạn chế chảy máu nướu.
Dùng kem đánh răng chuyên dụng cho người niềng răng – Kem đánh răng VITIS Orthodontic
Kem đánh răng VITIS Orthodontic có chứa các hoạt chất sau:
- Cetylpyridinium Chloride (CPC) 0.05%: Diệt khuẩn và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
- Sodium fluoride 1450ppm: Phục hồi men răng, giúp chống sâu răng.
- Aloevera 0.126% và Allantoin 0.10%: Giúp nướu khỏe mạnh, hỗ trợ xoa dịu các vết loét trong niêm mạc miệng nhanh chóng.
Kem đánh răng VITIS Orthodontic giúp hạn chế các mảng bám, tăng cường bảo vệ men răng tốt hơn, răng chắc khỏe và, đồng thời bảo vệ nướu răng và niêm mạc miệng.
Sử dụng nước súc miệng VITIS Orthodontic hằng ngày
Hiện nay sản phẩm được nhiều người tin dùng nhất không thể không nhắc tới nước súc miệng Vitis Orthodontic. Sản phẩm sở hữu công thức đặc biệt như sau:
- Cetylpyridinium Chloride (CPC) 0.05%: Diệt khuẩn và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
- Sodium fluoride 226ppm: Phục hồi men răng.
- Aloevera 0.05% và Allantoin 0.10 %: Giúp nướu khỏe mạnh.
Nước súc miệng VITIS Orthodontic là sản phẩm vô cùng cần thiết chăm sóc đặc biệt cho người mang khí cụ chỉnh nha vì giúp tăng cường và tái khoáng hóa men răng, chống sâu răng, giảm sự tích tụ mảng bám răng, giúp răng và mắc cài luôn sạch sẽ, ngăn ngừa hơi thở có mùi. Đồng thời nuôi dưỡng chăm sóc nướu khỏe mạnh, giảm vết loét do các dụng cụ chỉnh nha cọ xát.
Sử dụng nước súc miệng VITIS Orthodontic ít nhất 2 lần/ ngày sau khi ăn hoặc sau khi đánh răng. Khi sử dụng, súc miệng với 15ml nước súc miệng VITIS Orthodontic không pha loãng trong 30 giây, rồi nhổ ra ngoài. Để đạt kết quả tốt nhất, không súc miệng lại với nước hoặc ăn uống ngay sau khi sử dụng nước súc miệng trong vòng 30 phút đến 2 giờ. Lúc này các thành phần hoạt chất sẽ được tiếp cận với mọi vùng và lưu lại trong khoang miệng lâu hơn để phát huy tác dụng tối đa.
>> Xem thêm: Gợi ý thực đơn cho người niềng răng hiệu quả
Lời kết
Bài viết đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vấn đề niềng răng có đau không cũng như các phương pháp giảm đau hiệu quả. Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm chăm sóc răng miệng, đừng quên liên hệ ngay với Oralmart để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ hôm nay nhé.