GIẢI PHÁP NHA KHOA CHUYÊN SÂU TẠI NHÀ

Răng bị sâu đen phải làm sao – Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng bị sâu đen là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau răng, mất răng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân, ảnh hưởng và những dấu hiệu cho thấy răng bị sâu đen. Oralmart cũng sẽ hướng dẫn bạn cách ngăn ngừa và khắc phục sâu răng.

Tổng quan về sâu răng

Sâu răng là tình trạng một hoặc nhiều vùng trên răng bị tổn thương mô cứng, liên quan đến khử hóa men răng, gây hư hỏng răng và có thể lan rộng sang các vùng khác trên răng. Sâu răng ban đầu chỉ tạo những vết nhỏ li ti màu trắng trên thân răng, đây là giai đoạn sâu men. Dần dần, quá trình sâu răng tiến triển tạo các vết đen và nâu trên thân răng. Nếu vẫn không điều trị, sâu răng phát triển mạnh khiến răng bị sâu đen và răng vỡ thành từng mảnh nhỏ.

Răng bị sâu đen
Răng bị sâu đen

Sâu răng là tình trạng phổ biến, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh thường được gây ra bởi vi khuẩn trong miệng tạo thành axit, làm mất mô cứng trên răng và dẫn đến hư hỏng răng. Tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, sâu răng sẽ tiến triển và gây hại cho ngà răng và vùng tủy bên trong.

Răng bị sâu đen do nguyên nhân gì?

Răng bị sâu đen là giai đoạn sâu răng nặng, do sâu răng không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Oralmart chỉ ra những nguyên nhân khiến răng bị sâu đen:

  • Do cấu trúc răng kém: Răng có cấu trúc kém và đã có sự tổn thương men răng tạo điều kiện khiến vi khuẩn dễ tấn công và phát triển sâu răng. Những tình trạng răng có cấu trúc kém như: thiểu sản men răng, răng bị ăn mòn, hàm răng bị sứt mẻ, răng mọc xiêu vẹo,… Cấu trúc răng như trên cũng gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng, càng gia tăng tích tụ vi khuẩn và mảng bám, tăng nguy cơ sâu răng.
Mòn răng khiến răng dễ bị sâu đen
Mòn răng khiến răng dễ bị sâu đen
  • Do vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng là điều quan trọng trong bảo vệ sức khỏe răng miệng mà nhiều người lại bỏ qua. Qúa trình vệ sinh không đảm bảo khiến các mảnh vụn thức ăn và mảng vi khuẩn tích tụ ở bề mặt răng, kẽ răng và viền nướu tăng điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây sâu răng. Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Việc không loại bỏ cao răng cũng khiến vi khuẩn bám lại nhiều hơn, lớp cao răng cũng sẽ đẩy nướu dần xuống dưới gây tụt nướu và các bệnh liên quan đến nướu.
Vệ sinh răng miệng kém dễ khiến răng sâu đen
Vệ sinh răng miệng kém dễ khiến răng sâu đen
  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng khiến quá trình khoáng hóa và tái tạo men răng không đảm bảo. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, nhất là đường hóa học tạo ra nhiều mảng bám vi khuẩn tích tụ trên răng, rất khó làm sạch. Thức ăn chứa nhiều acid, thức ăn quá cay nóng, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu gây bào mòn men răng, khiến men răng mỏng và suy yếu vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công.
Thức ăn nhiều đường, nhiều acid gây hại cho men răng
Thức ăn nhiều đường, nhiều acid gây hại cho men răng
  • Khô miệng: Đây là nguyên nhân quan trọng nhưng ít người nhắc đến. Tỷ lệ người mắc chứng khô miệng hoặc sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng gặp tình trạng sâu răng và đa sâu răng khá cao. Nước bọt có tác dụng cân bằng độ ẩm, cân băng pH trong miệng và góp phần loại sạch vi khuẩn gây bệnh. Do đó những người khô miệng thường dễ mắc sâu răng hơn người có tuyến nước bọt hoạt động bình thường.

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây sâu răng cửa và cách khắc phục

Dấu hiệu cần chú ý nhận biết răng bị sâu đen

Sâu răng nên được phát hiện và điều trị từ sớm để tránh những tác hại cho vùng ngà răng và tủy răng cũng như tránh các hệ lụy cho răng miệng và toàn cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu của răng bị sâu đen mà bạn cần chú ý:

  • Xuất hiện những biến đổi trên bề mặt răng: Nếu bề mặt răng răng trở nên ố vàng có xuất hiện những chấm đen li ti thì có thể là dấu hiệu của sâu răng. Sâu răng thì trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ, nhất là ở vùng nghiền thức ăn, răng có thể bị nứt, vỡ.
Chấm đen li ti là dấu hiệu răng bị sâu
Chấm đen li ti là dấu hiệu răng bị sâu
  • Có cảm giác ê buốt: Răng sẽ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ và các acid trong thức ăn. Điều này có nghĩa là khi bạn ăn hoặc uống thức ăn có vị chua, dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh hay đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh, bạn sẽ có cảm giác ê buốt đau nhói ở răng. Cảm giác này có thể xảy ra ngay cả khi chải răng và vệ sinh răng miệng.
  • Đau nhức răng: Khi răng bị sâu sẽ gây ra cảm giác đau nhức, cơn đau thỉnh thoảng xuất hiện và có thể gia tăng vào buổi tối. Đau nhức răng gây trở ngại cho việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Răng sâu đen thường gây ê buốt, đau nhức
Răng sâu đen thường gây ê buốt, đau nhức
  • Răng yếu và dễ lung lay: Răng sâu bị tấn công lớp men và lớp ngà sẽ trở nên yếu hơn, răng thường dễ bị lung lay và nhiều trường hợp tác động đến nướu răng.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: Rất nhiều trường hợp răng sâu đen gây nên mùi hôi miệng khó chịu. Hơi thở có mùi hôi là do các vi khuẩn tăng cường hoạt động chuyển hóa các chất sinh ra khí gây mùi hôi. Hôi miệng sẽ gây giảm tự tin trong giao tiếp và rạn vỡ các mối quan hệ xã hội.
  • Nổi hạch: Một số người bị sâu răng nặng kèm theo triệu chứng nổi hạch, thân nhiệt tăng cao.
Răng sâu bị yếu và dễ lung lay
Răng sâu bị yếu và dễ lung lay

Răng bị sâu đen có tác hại gì?

Răng bị sâu đen nghĩa là tình trạng sâu đang ở giai đoạn nặng, nếu không điều trị và chăm sóc đúng dễ dẫn đến các hậu quả sau đây:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Sâu răng dễ ăn sâu vào tủy gây viêm tủy cấp, nguy cơ tủy hoại tử, chết tủy. Răng sâu đen nguy cơ cao hình thành áp xe, viêm răng, viêm xương tủy hàm, sâu răng lồi thịt và có thể nhiễm trùng các mô quanh răng, sâu răng lan qua các răng bên cạnh. Răng sâu quá nặng dễ gây vỡ, mẻ răng thậm chí mất răng. Ngoài ra, mòn cổ chân răng cũng là một trong những hậu quả từ răng sâu đen không được điều trị.
Răng bị sâu đen có thể gây mất răng
Răng bị sâu đen có thể gây mất răng
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày: Răng bị sâu đen thường xuất hiện các cơn đau nhức gây căng thẳng, khó chịu, cơn đau thường tăng dần vào ban đêm làm người bệnh mất ngủ, giảm sút tinh thần. Đau răng và ê buốt răng cũng gây trở ngại trong ăn uống, khó khăn trong lựa chọn món ăn và khả năng nhai giảm sút.
  • Gây mất thẩm mỹ, mất tự tin: Răng sâu đen tạo nên những chấm đen li ti trên bề mặt hoặc các lỗ hốc đen, vỡ, mẻ răng, đặc biệt đối với những răng ở cung hàm trước gây nhiều vấn đề về thẩm mỹ. Sâu răng làm cho người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp, khiến nụ cười của bạn không còn tươi đẹp. Ngoài ra, vấn đề hôi miệng cũng khiến người bệnh tự ti.
Răng sâu đen gây mất thẩm mỹ
Răng sâu đen gây mất thẩm mỹ
  • Gây bệnh lý khác: Viêm tủy do sâu răng tiến triển có khả năng dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho cơ thể.

>> Xem thêm: Nguy cơ, biến chứng và cách khắc phục sâu răng nặng

Những cách chữa răng bị sâu đen

Nhìn chung răng sâu đen không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây nhiều vấn đề cho toàn cơ thể cũng như gây ảnh hưởng tâm lý. Do đó khi có dấu hiệu răng bị sâu, cần đến nha khoa kiểm tra và xử lý. Sau đây là những cách chữa răng sâu bị đen tại nha khoa. Tùy vào mức độ bệnh, nha sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương án phù hợp.

Phương pháp trám răng

Trám răng là phương pháp phổ biến mà nhiều nha sĩ lựa chọn. Đây là cách chữa trị răng sâu mà không cần nhổ bỏ, bảo tồn được răng, phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai của răng một cách hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn ở các mô răng bị tổn thương. Bác sĩ nha khoa sẽ xem xét tình trạng tổn thương ở răng sâu, độ nứt mẻ răng mà chọn lựa loại vật liệu trám thích hợp. Phương án được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và chi phí thấp.

>>> Xem thêm: Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Chữa răng sâu bị đen bằng phương pháp trám răng
Chữa răng sâu bị đen bằng phương pháp trám răng

Phương pháp bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng răng bị sâu đen có nhiều hư hỏng, đặc biệt dùng trong chưa răng hàm bị sâu đen. Bác sĩ nha khoa sẽ vệ sinh vùng răng bị sâu, lấy khung răng để tạo hình khung sứ và bọc trùng lớp sứ lên răng bị sâu. Phương pháp giúp cách ly hiệu quả vùng răng sâu với các tác nhân gây hại đồng thời phục hồi khả năng nhai và tăng tính thẩm mỹ.

Bọc răng sứ chữa răng sâu bị đen
Bọc răng sứ chữa răng sâu bị đen

Đây là cách chữa răng sâu đen có hiệu quả được duy trì dài lâu, bởi răng sứ có độ bền cao, chịu lực tốt vẫn đảm bảo trong quá trình nhai nghiền thức ăn.

Chữa tủy răng (Điều trị nội nha)

Trong trường hợp răng sâu đen có dấu hiệu gây viêm tủy, bác sĩ sĩ chỉ định điều trị nội nha. Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dùng để làm sạch phần tủy bị tổn thương, làm sạch ống tủy và trám bịt kín hệ thống ống tủy nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại mà vẫn bảo vệ các mô răng còn lại.

Chữa tủy răng (điều trị nội nha)
Chữa tủy răng (điều trị nội nha)

Nhổ răng và trồng răng implant

Với trường hợp răng sâu đen quá nghiêm trọng, không thể bảo tồn được răng thật và các phương pháp khác không hiệu quả để áp dụng thì cần nhổ bỏ răng sâu và trồng lại răng mới. Việc nhổ bỏ răng gây nên nhiều vấn đề như răng lệch, không đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ nên cần áp dụng thêm phương pháp trồng răng. Trồng răng implant là lựa chọn phổ biến hiện nay. Phương pháp tiên tiến và hiệu quả giúp phục hồi chức năng nhai hiệu quả, duy trì vẻ đẹp cho nụ cười của bạn.

Nhổ răng và trồng răng implant
Nhổ răng và trồng răng implant

Ngăn ngừa răng bị sâu đen như thế nào?

Răng bị sâu đen gây nên nhiều tác hại cho răng miệng và toàn cơ thể. Ngăn ngừa tình trạng răng sâu đen và tình trạng sâu răng nói chung là việc làm hoàn toàn cần thiết. Phòng ngừa răng bị sâu đen đến từ việc thay đổi thói quen ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe toàn cơ thể và sức khỏe răng miệng. Bạn hãy thay đổi theo những cách sau đây để duy trì cơ thể và nụ cười khỏe đẹp.

  • Cân bằng dinh dưỡng: Cân bằng các nhóm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất một cách hợp lý. Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như súp lơ, bí đỏ, cà rốt, rau diếp cá, bắp cải,… để kích thích tiết nước bọt làm sạch răng, loại bỏ mảng bám, duy trì độ ẩm trong miệng. Các món giàu canxi và vitamin D cũng góp phần cho quá trình tái khoáng hóa men răng và phục hồi men răng.
Cân bằng dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sâu răng
Cân bằng dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sâu răng
  • Hạn chế món ăn chứa nhiều đường: Các món bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,… chứa rất nhiều đường và phẩm màu, vi khuẩn trong răng miệng rất ưa thích những chất này. Bạn nên hạn chế những món ăn trên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Nếu đã ăn nhiều đồ ngọt hãy chú ý vệ sinh răng miệng ngay sau đó.
  • Hạn chế món ăn chứa nhiều acid: Acid sẽ gây bào mòn và phá hủy men răng của bạn, từ đó gây nên sâu răng, răng nhạy cảm, mòn cổ chân răng. Do đó những món ăn chứa nhiều acid như: đồ muối chua, thức ăn có vị chưa, nước uống có ga nên được hạn chế.
Hạn chế dùng nước có ga giảm thiểu sâu răng
Hạn chế dùng nước có ga giảm thiểu sâu răng

Điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng

  • Chải răng đúng: Duy trì thói quen chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, thực hiện chải răng đúng cách, mỗi lần chải tối thiểu 2-3 phút. Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và chải răng theo chuyển động xoay tròn. Chải từng vùng của răng, đặc biệt lưu ý những nơi bàn chải khó tiếp cận và dễ xuất hiện các mảng bám. Nên chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn rồi mới chải răng để nước bọt trung hòa các acid trong thức ăn còn đọng lại trong miệng.
Lựa chọn bàn chải phù hợp từ thương hiệu uy tín
Lựa chọn bàn chải phù hợp từ thương hiệu uy tín
  • Lựa chọn bàn chải phù hợp: Lựa chọn bàn chải có lông chải mềm vừa phải, tay cầm chắc chắn và đầu bàn chải được bo tròn để tránh va chạm nướu. Chú ý thay bàn chải 3 tháng/lần.
  • Dùng sản phẩm vệ sinh kẽ răng: Sự thật việc chải răng thông thường chỉ có thể làm sạch bề mặt răng, các vùng kẽ răng, khe nướu thường chứa nhiều mảng bám và vi khuẩn chưa được loại bỏ. Đây chính là lý do bạn nên dùng chỉ tăm nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng sau khi ăn xong và trước khi chải răng để đạt hiệu quả vệ sinh răng miệng.
Dùng cây chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa
Dùng cây chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa
  • Dùng kem đánh răng kết hợp với nước súc miệng: Chuyên gia nhận định nước súc miệng giúp làm sạch sâu các vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng, đồng thời hoạt chất được giữ lại trong miệng lâu hơn gia tăng hiệu quả điều trị và chăm sóc. Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng là hoàn toàn cần thiết.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Thăm khám nha khoa đều đặn 6 tháng/lần nhằm phát hiện các vấn đề về răng miệng, ngừa răng sâu bị đen. Nhận biết dấu hiệu của bệnh lý răng miệng để điều trị và chăm sóc kịp thời.

Sử dụng sản phẩm phòng ngừa sâu răng đen

Kem đánh răng và nước súc miệng VITIS Anticaries

Kem đánh răng và nước súc miệng VITIS Anticaries
Kem đánh răng và nước súc miệng VITIS Anticaries

Bộ đôi kem đánh răng VITIS Anticariesnước súc miệng VITIS Anticaries là sản phẩm duy nhất sở hữu công nghệ DENTAID technology nanorepair. Với công nghệ tiên tiến nhất thị trường cùng công thức chứa hydroxyapatite, sodium monofluorophosphate và xylitol, sản phẩm có khả năng ngừa sâu răng 3 tác động. Không chỉ củng cố và tái tạo cấu trúc men răng, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa sâu răng vượt trội, mà còn có thể sửa chữa các vết nứt, rãnh và khiếm khuyết ở men răng.

Cây chải kẽ răng cơ bản Tepe Interdental Brush Original 

Sử dụng cây chải kẽ răng cơ bản Tepe Interdental Brush Original sẽ giúp bạn loại sạch hoàn hảo các vi khuẩn và mảng bám giữa các kẽ răng và viền nướu, từ đó giảm sự tích tụ và tấn công của vi khuẩn, ngừa sâu răng hiệu quả.

Cây chải kẽ răng cơ bản Tepe Interdental Brush Original 
Cây chải kẽ răng cơ bản Tepe Interdental Brush Original 

Sản phẩm có 9 kích cỡ được mã hóa bằng các màu sắc khác nhau để vừa khít với những khoảng trống giữa kẽ răng rộng hay chật hẹp. Tất cả các cây chải kẽ răng đều có sợi lõi được bọc nhựa để đảm bảo cho việc sử dụng một cách an toàn và dễ chịu. Tay cầm thân thiện với người dùng giúp cầm nắm cây chải kẽ răng một cách chắc chắn để làm sạch kẽ răng với những chuyển động được kiểm soát chặt chẽ.

Gel bôi Oral7 giữ ẩm điều trị khô miệng

Khô miệng vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sâu răng và đa sâu răng. Sử dụng Gel bôi Oral7 giữ ẩm điều trị khô miệng giúp tăng cường các enzyme tự nhiên và tăng cường chức năng của tuyến nước bọt, mang lại hiệu quả ngừa sâu răng. Sản phẩm còn giúp xoa dịu cảm giác khô rát, khó chịu ở nơi cổ họng suốt 7 giờ và bảo vệ nướu, xoa dịu sưng đau.

Gel bôi Oral7 giữ ẩm điều trị khô miệng
Gel bôi Oral7 giữ ẩm điều trị khô miệng

Gel bôi Oral7 giữ ẩm điều trị khô miệng phù hợp với mọi đối tượng cả trẻ em và người lớn, đặc biệt hiệu quả cho những người đang mắc chứng khô miệng, người sử dụng thuốc trầm cảm, thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng, người đeo răng giả và chỉnh nha.

Lời kết

Những thông tin mà Oralmart chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được rõ vấn đề “Răng bị sâu đen phải làm sao? Các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả”. Oralmart đã đề xuất cho bạn 3 sản phẩm giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng. Nếu bạn có đóng góp về nội dung này hoặc cần thêm thông tin về sản phẩm, hãy để lại bình luận nhé Oralmart sẽ phản hồi bạn sớm nhất.

2.3/5 - (3 bình chọn)
0901 87 69 87